15 tác dụng và tác hại của đậu xanh cần biết

Đậu xanh được sử dụng nhiều để nấu chè, làm giá đỗ, nấu xôi… Đây là loại đậu có thành phần dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và khoáng chất.

Các nghiên cứu đã chứng minh đậu xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe và ít tác dụng phụ. Vậy, tác dụng và tác hại của đậu xanh cụ thể là gì?

Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh

tác hại của đậu xanh

Thành phần dinh dưỡng của thực phẩm quyết định lợi ích và tác hại của nó. Do vậy, hãy tìm hiểu đậu xanh có giá trị dinh dưỡng như thế nào để biết tác dụng và tác hại của đậu xanh.

Đậu xanh là loại đậu nhỏ màu xanh ô liu thuộc họ đậu, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngày này, đậu xanh được trồng nhiều ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 100g đậu xanh nấu chín chứa:

• Năng lượng: 105 kcal
• Chất đạm: 7,02g
• Carbohydrate: 19,15g
• Chất xơ: 7,60g
• Đường: 2g
• Chất béo: 2g

Ngoài ra, trong đậu xanh còn có canxi, sắt, kali. Đây là một nguồn axit amin, tinh bột thực vật và enzyme tốt. Đặc biệt, loại đậu này còn rất giàu vitamin B và là nguồn cung cấp folate tuyệt vời.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

Lợi ích của đậu xanh

Lợi ích của đậu xanh

Các chuyên gia khuyên rằng đừng quá lo lắng về tác hại của đậu xanh mà hãy tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà loại đậu nhỏ bé này mang lại. Cụ thể, đậu xanh có các công dụng chủ yếu sau:

1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Đậu xanh chứa một lượng lớn chất xơ không hòa tan, protein và tinh bột kháng. Những chất này có thể giúp các vi khuẩn có lợi phát triển trong ruột. Đặc biệt, pectin – chất xơ hòa tan trong đậu xanh có thể giữ cho đường ruột khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình xử lý thức ăn và di chuyển qua dạ dày.

2. Có thể ngăn ngừa say nắng

Uống không đủ nước và mất quá nhiều mồ hôi có thể gây ra các vấn đề như say nắng, khó chịu. Vấn đề này sẽ được cải thiện nếu bạn thường xuyên bổ sung đậu xanh.

Bởi vì trong đậu có chứa vitexin, một thành phần có thể ngăn chặn tình trạng mất cân bằng hóa học, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đây là lý do vì sao người Trung Quốc thường uống súp đậu xanh trong mùa hè.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!

3. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Do có chỉ số đường huyết thấp, đậu xanh là một trong những thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường và được coi là an toàn với những người có lượng đường trong máu cao.

Điều này là do carbohydrate phức hợp và chất xơ trong đậu xanh mất nhiều thời gian để tiêu hóa, giúp lượng đường trong máu không tăng đột ngột sau khi ăn.

Mặt khác, một số nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất đậu xanh giúp tăng cường dung nạp glucose và kích hoạt sản xuất insulin. Tất cả điều này đều ngăn chặn tình trạng viêm do bệnh tiểu đường gây ra.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

4. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Đậu xanh, đặc biệt là trong các sản phẩm nảy mầm như rau mầm, giá đỗ có nhiều protein, giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa lipid (hạ lipid máu). Yếu tố này giúp cơ thể giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (có hại).

Do đó, đậu xanh bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch. Hơn nữa, các khoáng chất trong đậu xanh như kali, magie còn có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch.

>>> Đọc thêm: 11 TÁC DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA ĐẬU ĐEN KHÔNG NÊN BỎ QUA

5. Có tác dụng kháng khuẩn

Có tác dụng kháng khuẩn

Các polyphenol chiết xuất từ ​​đậu xanh có cả hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Cụ thể, chất oxy hóa này có khả năng ngăn chặn vi khuẩn cư trú trong ruột, lá lách và các cơ quan nội tạng khác của cơ thể.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA CÂY BỒ CÔNG ANH LÀ GÌ? CÂY BỒ CÔNG ANH CÓ MẤY LOẠI?

6. Hỗ trợ giảm cân

Hỗ trợ giảm cân

Đậu xanh có nhiều protein và chất xơ, rất cần thiết cho quá trình giảm cân. Theo các nghiên cứu, tiêu thụ đủ 2 thành phần này sẽ làm giảm các hormone gây đói như ghrelin, kết quả là ngăn cơ thể tích tụ calo dư thừa.

Ngoài ra, chất xơ giúp điều chỉnh nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa tổng thể, do đó hỗ trợ giảm cân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn các loại đậu khiến cơ thể cảm thấy no hơn 31% so với ăn các thực phẩm khác như mì ống, bánh mì…

>>> Đọc thêm: [BẬT MÍ] 5 CÁCH DÙNG ĐẬU ĐEN XANH LÒNG LÀM ĐẸP DA

7. Tốt cho da

Tốt cho da

Đồng ở trong đậu xanh có thể cải thiện độ sáng bóng cho da và mang lại vẻ ngoài tươi tắn. Bạn có thể sử dụng loại đậu này để làm chất tẩy tế bào chết, mặt nạ hoặc kem dưỡng da.

Mặt khác, đậu xanh cũng có vitamin C, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, duy trì độ đàn hồi và ngăn các dấu hiệu lão hóa sớm.

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

8. Tốt cho phụ nữ mang thai

Tốt cho phụ nữ mang thai

Khi mang thai, phụ nữ cần phải nạp đủ lượng folate để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Xét về lượng folate, một chén đậu xanh nấu chín chứa tới 80% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Do vậy, thường xuyên bổ sung đậu xanh trong khẩu phần ăn sẽ ngăn ngừa nguy cơ thiếu folate trong quá trình mang thai.

Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giải nhiệt, tốt cho mắt, chống viêm và có đặc tính ngăn ngừa ung thư.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI CỦA TRÁI NHÀU LÀ GÌ? CHẾ BIẾN TRÁI NHÀU NHƯ THẾ NÀO?

Tác hại của đậu xanh

Tác hại của đậu xanh

Tác hại của ăn nhiều đậu xanh là gì? Mặc dù đậu xanh cũng như một số loại đậu khác rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng bạn cũng cần chú ý tới các rủi ro tiềm ẩn. Đó là:

1. Tác hại của đậu xanh gây đầy hơi

Cũng như tác hại của nước đậu đen xanh lòng, đậu xanh chứa carbohydrate phức tạp, đôi khi có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng. Do vậy, các chuyên gia khuyên nên ngâm đậu xanh qua đêm trước khi nấu để giảm tác dụng phụ này.

2. Tác hại của nước đậu xanh gây dị ứng

Tác hại của nước đậu xanh gây dị ứng

Một số người có cơ địa dị ứng với đậu phộng (lạc) hoặc đậu nành cũng có thể dị ứng với đậu xanh do phản ứng chéo. Dị ứng các loại đậu thường có biểu hiện như bị ngứa, sưng, phát ban hoặc khó thở.

>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ LÀN DA

4. Bệnh gút

Bệnh gút

Nồng độ axit uric cao góp phần gây ra bệnh gút, một dạng viêm khớp. Những người có tiền sử bệnh gút hoặc những người dễ bị axit uric cao nên tiêu thụ đậu xanh ở mức độ vừa phải.

5. Tác hại của đậu xanh gây tương tác thuốc

Một trong những tác hại của đậu xanh mà nhiều người không chú ý tới là làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị bệnh tiểu đường, hãy cẩn thận khi ăn hoặc uống nhiều nước đậu xanh.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

6. Tác hại của đậu xanh gây cản trở chức năng tuyến giáp

Tác hại của đậu xanh gây cản trở chức năng tuyến giáp

Tác hại của bột đậu xanh là gì? Đậu xanh cũng giống như một số loại đậu khác, có có chứa goitrogen, là chất cản trở chức năng tuyến giáp.

Tuy nhiên, tác hại gây bướu cổ nhìn chung là nhẹ và không có khả năng gây ra vấn đề nghiêm trọng trừ khi ăn quá nhiều đậu xanh trong khi lại thiếu i-ốt.

7. Nhiễm khuẩn

Tác dụng phụ này chỉ xảy ra khi bạn ăn rau mầm đậu xanh hoặc giá đỗ làm từ đậu xanh chưa nấu chín. Bởi vì những thực phẩm này có thể mang vi khuẩn gây bệnh như e.coli và salmonella. Các vi khuẩn này là tác nhân gây đau bụng, buồn nôn, co thắt dạ dày và sốt.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI, 9 CÔNG DỤNG VÀ 4 LƯU Ý KHI ĂN ỚT CHUÔNG

Ai không nên ăn đậu xanh?

Ai không nên ăn đậu xanh

Nhìn chung, đậu xanh không có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn. Thế nhưng, một số đối tượng sau được khuyên không nên ăn nhiều đậu xanh hoặc cẩn thận khi sử dụng gồm:

1. Những người có vấn đề về tiêu hóa

Như đã nói, tác hại của đậu xanh là gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Do vậy, những người có hệ tiêu hóa kém như thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu… nên ăn ít đậu xanh cả vỏ.

2. Người mắc bệnh thận hoặc túi mật

Đậu xanh có oxalate, có thể dẫn đến một số biến chứng về sức khỏe. Vì vậy, những người bị rối loạn thận và rối loạn túi mật nên tránh sử dụng đậu xanh.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

3. Thiếu canxi

Thiếu canxi

Phytate từ đậu xanh cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể. Do đó các chuyên gia y tế khuyên những người bị thiếu canxi không nên sử dụng loại đậu này thường xuyên.

4. Người có cơ địa hàn

Những người tay chân bị lạnh, lưng chân đau nhức… nên hạn chế ăn đậu xanh vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Với đối tượng này, nếu tiêu thụ nhiều đậu xanh có thể dẫn tới mất nước, đau cơ bắp và khớp hoặc gặp các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa.

Để tránh được các tác hại của đậu xanh, khi ăn cần nấu chín kỹ. Nhiệt độ cao và gia vị sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn thường xuyên ăn giá đỗ hoặc rau mầm, cần xử lý chúng cẩn thận trước khi sử dụng.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm