11 tác dụng và tác hại của đậu đen không nên bỏ qua

Đậu đen giàu chất chống oxy hóa, là một trong những thực phẩm lành mạnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống.

Nếu bạn còn phân vân về tác dụng và tác hại của đậu đen, bài viết sau của Bazaar Vietnam sẽ giải thích kỹ về điều đó.

Giá trị dinh dưỡng của đậu đen

tác dụng và tác hại của đậu đen

Đậu đen được biết đến là một loại protein thực vật mà nhiều người ưa chuộng sử dụng. Trong đậu đen có nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Theo USDA, trong 1/2 bát đậu đen nấu chín có các thành phần dinh dưỡng sau:

• Calo: 120
• Chất béo: 0 gam
• Chất đạm: 8 gam
• Tinh bột: 21 gam
• Chất xơ: 6 gam
• Canxi: 40 milligram DV* (3% giá trị hàng ngày)
• Sắt: 3 miligam (17% DV)
• Natri: 430 miligam (19% DV)

Đậu đen cũng cung cấp nhiều loại dinh dưỡng thực vật như saponin, anthocyanin, kaempferol và quercetin, tất cả đều có đặc tính chống oxy hóa.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!

Lợi ích của đậu đen

Lợi ích của đậu đen

Đậu đen có tốt không, tác hại của đậu đen là như thế nào? Như đã nói, đậu đen chứa nhiều chất chống oxy hóa. Vậy nên nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể, bao gồm:

1. Hỗ trợ xương khỏe mạnh

Đậu đen chứa nhiều protein và chất xơ. Bên cạnh đó, sắt, phốt pho, canxi, magiê, mangan, đồng và kẽm trong đậu đen đều góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc cũng như độ đàn hồi của xương.

2. Tốt cho bệnh tiểu đường

Một cốc đậu đen nấu chín (khoảng 172g) cung cấp 15g chất xơ. Lượng chất xơ dồi dào tốt cho người bệnh tiểu đường như cải thiện lượng đường trong máu, lipid và insulin.

Mặc dù đậu đen có carbohydrate nhưng đây là một thực phẩm ăn kiêng dành cho người tiểu đường vì nó có chỉ số đường huyết thấp. Những thực phẩm như thế này có thể giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Một số mẫu thí nghiệm cũng chỉ ra rằng đậu đen có thể làm giảm đáng kể lượng insulin sau bữa ăn, từ đây kiểm soát đường huyết.

Vì những lý do trên, có thể nói đậu đen và tiểu đường chính là kẻ thù của nhau.

>>> Đọc thêm: [BẬT MÍ] 5 CÁCH DÙNG ĐẬU ĐEN XANH LÒNG LÀM ĐẸP DA

3. Hạ huyết áp

Hạ huyết áp

Natri là chất gây tăng huyết áp, trong khi kali là kẻ thù của natri, hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Vậy nên, để giữ huyết áp ở mức ổn định, không nên bổ sung nhiều natri cho cơ thể mà cần tăng cường kali.

Lợi ích và tác hại của đậu đen với huyết áp là như thế nào? Thật may, đậu đen có hàm lượng natri thấp nhưng lại có khá nhiều kali, canxi, magiê, tất cả đều được chứng minh là làm giảm huyết áp một cách tự nhiên. Một số thí nghiệm cũng cho biết rằng sau khi ăn đậu đen, huyết áp hạ thấp hơn do các mạch máu được thư giãn.

4. Tác dụng của đậu đen ngăn ngừa bệnh tim

Tác dụng của đậu đen ngăn ngừa bệnh tim

Một nghiên cứu vào năm 2019 chỉ ra rằng đậu đen có thể tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch bằng cách giúp giảm cholesterol vì nó không chứa chất béo bão hòa nhưng lại nhiều chất xơ. Chất này có thể giảm tổng lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.

Mặt khác, đậu đen cũng có hàm lượng kali, folate, vitamin B6 và dinh dưỡng thực vật, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Những chất này (đặc biệt là vitamin B6 và folate) có thể ngăn ngừa homocysteine – chất làm hỏng mạch máu, dẫn tới các vấn đề về tim.

Quercetin và saponin có trong đậu đen cũng hỗ trợ bảo vệ tim mạch bằng cách giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm lipid trong máu và ngăn ngừa các tổn thương tim mạch.

>>> Đọc thêm: CÁCH UỐNG NƯỚC ĐẬU ĐEN TRỊ MỤN VÔ CÙNG HIỆU QUẢ

5. Phòng ngừa ung thư

Phòng ngừa ung thư

Selenium là một khoáng chất không có trong hầu hết các loại trái cây và rau quả nhưng có thể tìm thấy trong đậu đen. Nó đóng một vai trò trong chức năng của men gan và giúp giải độc một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, selen có thể ngăn ngừa chứng viêm và giảm tốc độ phát triển của khối u.

Mặt khác, saponin trong đậu đen ngăn chặn các tế bào ung thư nhân lên và lan rộng khắp cơ thể. Lượng chất xơ từ trái cây và rau quả như đậu đen cũng có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

6. Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Ảnh: Stackumbrella

Đậu đen có chất xơ độc đáo được gọi là tinh bột kháng. Nó không bị phân hủy trong ruột non, đi vào ruột kết ở dạng nguyên vẹn, giúp lên men tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, từ đó làm giảm tình trạng viêm nhiễm và làm cho đường ruột khỏe hơn.

Cùng với protein, chất xơ có thể hỗ trợ tối ưu hóa chức năng của hệ tiêu hóa. Trong quá trình này, chúng sẽ đảm bảo các chất dinh dưỡng được hấp thu tối ưu đồng thời chất thải sẽ được đào thải hoàn toàn ra khỏi đường tiêu hóa. Vì vậy, vấn đề dạ dày phổ biến như táo bón có thể được giải quyết hiệu quả chỉ bằng cách tiêu thụ đậu đen.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

7. Tác dụng của đậu đen hỗ trợ giảm cân

Tác dụng của đậu đen hỗ trợ giảm cân

Đậu đen giàu chất xơ, có khả năng kiềm chế sự thèm ăn bằng cách khiến cơ thể no lâu hơn. Vậy nên, thường xuyên bổ sung các thực phẩm như đậu đen có thể giảm lượng calo tổng thể, giúp duy trì cân nặng hoặc giảm cân.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy đậu đen có thể góp phần làm giảm mỡ cơ thể và vòng eo. Tiêu thụ thực phẩm thực vật như đậu đen còn làm giảm nguy cơ béo phì.

Một số tác dụng khác của đậu đen là làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thoái hóa thần kinh, làm cho đường ruột khỏe mạnh hơn, hỗ trợ điều trị thiếu máu và tăng cường khả năng sinh sản.

>>> Đọc thêm: CÁCH NẤU NƯỚC ĐẬU ĐEN VỚI GỪNG GIẢM CÂN NHANH CHÓNG

Các tác hại của đậu đen

Các tác hại của đậu đen

Ảnh: Real simple

Đậu đen từ xưa tới nay vốn là thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam. Giải nhiệt bằng chè đậu đen hoặc uống nước đậu đen rang giảm cân đã được nhiều người thực hiện. Song, tác hại của việc uống nước đậu đen sai cách hoặc quá nhiều cũng có thể xảy ra. Cụ thể:

1. Tác hại của đậu đen: Gây đầy bụng, khó tiêu

Tác hại của đậu đen: Gây đầy bụng, khó tiêu

Tác hại của uống nước đậu đen rang là gì? Các loại đậu đều chứa oligosacarit (hay còn gọi là galactan). Đây là loại đường phức tạp mà cơ thể không thể tiêu hóa được vì thiếu enzyme alpha-galactosidase.

Do đó, ăn các loại đậu, bao gồm cả đậu đen, được biết là gây ra khí đường ruột và khó chịu cho một số người.

Ngoài ra, trong đậu đen còn có lectin và protease. Những chất này khi dung nạp quá nhiều đều cản trở quá trình tiêu hóa và có thể thay đổi chức năng đường ruột, dẫn tới chướng bụng, khó tiêu.

>>> Đọc thêm: UỐNG THUỐC GIẢM CÂN CÓ HẠI KHÔNG? 10 TÁC HẠI CẦN BIẾT

2. Tác hại của đậu đen không tốt cho người có cơ địa hàn

Tác hại của đậu đen không tốt cho người có cơ địa hàn

Ảnh: Love and lemons

Theo Đông y, đậu đen là thực phẩm có tính bình, có khả năng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể. Người ta thường ưa chuộng sử dụng đậu đen vào mùa hè nóng nực để nấu chè, nấu nước uống cũng là vì thế.

Song, tác hại của uống nhiều nước đậu đen là không tốt cho người thuộc nhóm hàn. Cụ thể, những người hay có chân tay lạnh, huyết áp thấp, thường xuyên đi ngoài phân lỏng hoặc bị tiêu chảy… uống nhiều nước đậu đen sẽ khiến tình trạng hàn trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Ảnh hưởng xấu tới chức năng của thận

Ảnh hưởng xấu tới chức năng của thận

Một trong những tác hại của nước đậu đen xanh lòng là ảnh hưởng xấu tới thận, đặc biệt là những người bị suy thận.

Khi ăn nhiều đậu đen, cơ thể khó tiêu, dẫn tới thận phải làm việc quá mức. Một khi thận đang bị tổn thương phải làm việc quá công suất – thêm gánh nặng sẽ dẫn tới suy yếu và nguy hiểm.

>>> Đọc thêm: 13 TÁC HẠI CỦA DẦU OLIU VỚI DA MẶT VÀ SỨC KHỎE

4. Tác hại của nước đậu đen gây thiếu chất

Tác hại của nước đậu đen gây thiếu chất

Ảnh: Healthifyme

Mặc dù đậu đen rất giàu chất dinh dưỡng, song tác hại của việc ăn đậu đen quá nhiều lại gây thiếu chất. Nguyên nhân là vì thực phẩm này chứa tanin, chất ức chế hấp thu sắt và tác động tiêu cực đến dự trữ sắt.

Mặt khác, axit phytic có trong đậu đen cũng ức chế hấp thu canxi, sắt, kẽm. Đây cũng chính là tác hại của đỗ đen với bà bầu khi sử dụng quá nhiều.

Một số người ăn chay thường xuyên sử dụng đậu đen như nguồn protein thực vật chủ yếu. Tuy nhiên, điều này cũng gây thiếu chất. Bởi vì đậu đen không phải là nguồn protein hoàn chỉnh. Điều đó có nghĩa là loại đậu này không chứa tất cả chín axit amin thiết yếu mà cơ thể cần từ thực phẩm.

Bên cạnh đó, một số tác hại của đậu đen là có khả năng gây tương tác thuốc, giảm tác dụng của thuốc bao gồm cả Tây y và Đông y.

>>> Đọc thêm: AI KHÔNG NÊN UỐNG NHỤY HOA NGHỆ TÂY? 7 ĐỐI TƯỢNG SAU CẦN CẨN THẬN

Lưu ý khi sử dụng đậu đen

Lưu ý khi sử dụng đậu đen

Ảnh: Freepik

Để tránh được tác hại của đậu đen và nhận lại những lợi ích tuyệt vời mà thực phẩm này mang lại, bạn cần chú ý những điều sau:

• Trước khi nấu đậu đen, nên ngâm lâu hoặc chắt bỏ nước đầu để loại bỏ oligosacarit, raffinose và stachyose. Việc làm này có thể ngăn chặn một số vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.

• Với những người ăn chay, bên cạnh sử dụng đậu đen, hãy cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật để có được tất cả các axit amin thiết yếu, tránh tình trạng thiếu chất.

• Ai không nên ăn đậu đen? Người có cơ địa hàn, những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh hoặc người thể trạng yếu không nên ăn nhiều đậu đen.

• Với những người có cơ địa hoàn toàn khỏe mạnh, có thể uống 1 ly đậu đen mỗi ngày. Song, với người bị bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng nhiều đậu đen.

Trên đây là những thông tin cần biết về tác dụng và tác hại của đậu đen. Nếu bạn là tín đồ của món chè đậu đen ngọt mát thì không nên bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé!

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm