Nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết nào cho da mặt bạn?

Cách tẩy tế bào chết nào phù hợp nhất cho làn da của bạn?

Tẩy tế bào chết là bước làm sạch quan trọng trong chu trình dưỡng da. Bước này loại bỏ đi “lớp sừng” – tác nhân chính khiến da bạn sần sùi và không được mượt khi trang điểm.

Có rất nhiều phương pháp tẩy da chết. Tùy vào từng loại da, tình trạng da bạn nên chọn phương pháp tẩy da chết cho da mặt phù hợp và an toàn. Khi bạn áp dụng phương pháp không phù hợp, làn da sẽ dễ kích ứng và tổn thương. Sau đây là những gợi ý lựa chọn các sản phẩm tẩy tế bào chết cho từng loại da.

Cách tẩy tế bào chết cho da khô

Tẩy tế bào chết cho da khô rất quan trọng. Vì bước chăm sóc da này sẽ loại bỏ các mảng da khô bong tróc. Tuy vậy, bạn nên hạn chế sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý vì có thể khiến da càng thêm bong tróc. Thay vào đó, bạn nên sử dụng hoạt chất AHA (Alpha Hydroxy Acid).

Lựa chọn: AHAs. AHAs là hoạt chất tẩy da chết hóa học giúp nhẹ nhàng loại bỏ da chết, bụi bẩn trên bề mặt da và tái tạo bề mặt da. Chúng còn có lợi ích cải thiện độ ẩm, tái sinh collagen và kích thích trẻ hóa tế bào da.

Lưu ý: Sau khi sử dụng AHAs, bạn nên tăng cường kem dưỡng ẩm và chống nắng kỹ khi ra ngoài. AHAs khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Nếu không chống nắng, lớp da non sẽ bị bắt nắng nhanh, khiến da nổi đốm nâu và bị sạm nhanh chóng. Vì lý do này bạn chỉ nên dùng AHA vào ban đêm, trước khi đi ngủ.

BZ-tay-te-bao-chet-cho-tung-loai-da-da-kho-peter-thomas-roth

Dung dịch tẩy da chết hóa học chứa PHA Peter Thomas Roth PRO Strength 10% PHA Exfoliating Clarifying Liquid giúp tẩy sạch da chết, làm mịn da và vẫn nhẹ dịu với làn da khô. Ảnh: Instagram @peterthomasroth.

Cách tẩy tế bào chết cho da mặt bị dầu nhờn

Đối với da dầu (không mụn), bạn có thể sử dụng cả sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học.

Nếu chọn sản phẩm tẩy da chết vật lý: hãy chọn các sản phẩm có hạt nhỏ, mịn, tan trong nước như đường nâu, muối biển hay đất sét. Đừng nên mua loại quá rẻ mạt, vì chúng có thể chứa hạt quá thô và to gây ra vết xước trên da. Cách tẩy tế bào chết cho da dầu là làm ướt mặt, sau đó dùng tay mát-xa các hạt mịn lên da. Di chuyển tay theo chuyển động tròn cho từng khu vực trên mặt để có kết quả tốt nhất.

Nếu chọn sản phẩm tẩy da chết hóa học: hãy chọn BHA. BHA (thường là axít salicylic) là nhóm axít hòa tan trong dầu. Do đó, BHA có khả năng loại bỏ dầu thừa nằm sâu trong lỗ chân lông, phù hợp nhất cho làn da dầu.

BZ-tay-te-bao-chet-cho-tung-loai-da-da-dau-oleheriksen

Sản phẩm tẩy da chết vật lý Oleheriksen Lemonade Smoothing Scrub chứa đường nâu siêu mịn cùng bột vỏ chanh giúp tẩy da chết và làm bóng da. Sản phẩm có bổ sung AHAs giúp làm đều màu da. Tinh chất húng quế và Cúc la mã làm dịu da. Ảnh: Instagram @olehenriksen.

7 CÁCH TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA MẶT NHỜN TẠI NHÀ BẰNG NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN
NHỮNG MỸ PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CHẤT TẨY TẾ BÀO CHẾT AHA VÀ BHA

Cách tẩy tế bào chết cho da mụn

Ở đây, Harper’s Bazaar phân biệt giữa da dầu và da mụn, dù đôi khi chúng có thể được gộp vào với nhau. Đúng là những người có da dầu thường hay bị mụn, do dễ tích tụ dầu thừa, bụi bẩn, da chết sâu trong lỗ chân lông và gây nên mụn. Tuy nhiên, cũng có tuýp da khô mụn, nhạy cảm mụn, v.v. Vì vậy, nên nhìn nhận da mụn như một tình trạng da riêng biệt. 

Làn da dễ lên mụn sẽ không tránh khỏi những tổn thương do mụn viêm. Vì thế, bạn cần giảm thiểu kích ứng. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm tẩy da chết cơ học có hạt thô. Vì các hạt scrub sẽ gây xước bề mặt da, tạo điều kiện cho mụn nổi lên nhiều hơn.

Lựa chọn: Sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học. Các axít AHAs hay BHA giúp loại bỏ các tác nhân gây mụn tận gốc. BHA được ưu tiên sử dụng cho da mụn nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của nó. BHA còn giúp cải thiện kết cấu của da, kích thích làn da chữa lành các vết sẹo do mụn trứng cá. 

Lưu ý: Nếu bạn có tuýp da vừa nhạy cảm vừa bị mụn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn hoạt chất tẩy tế bào chết hóa học.

BZ-cham-soc-da-theo-chu-ky-kinh-nguyet-paula-choice

Dung dịch tẩy da chết hóc học chứa BHA làm sạch sâu lỗ chân lông và điều chỉnh kết cấu da Paula’s Choice 2% BHA Liquid Exfoliant. Ảnh: Instagram @paulachoice.

CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ KHI TRỊ MỤN CHO DA KHÔ?
MỚI NẶN MỤN XONG NÊN LÀM GÌ ĐỂ DA KHÔNG BỊ THÂM, SẸO?

Cho da mặt hỗn hợp thiên khô

Nếu bạn sở hữu làn da hỗn hợp thiên khô, bạn có thể kết hợp cả sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý và hóa học. Làn da hỗn hợp thiên khô sẽ ít nhạy cảm hơn với việc tẩy da chết. Bạn cũng sẽ không cần lo lắng khi sử dụng sản phẩm tẩy da chết vật lý vì làn da bạn rất ít bị mụn trứng cá.

Lựa chọn: Sản phẩm tẩy da chết vật lý có hạt nhỏ, mịn. Sau khi tẩy da chết, bạn nên cấp ẩm bằng serum và kem dưỡng ẩm.

BZ-xu-huong-lam-dep-2021-TATCHA-THE-RICE-POLISH-CLASSIC

Sản phẩm tẩy da chết chiết xuất từ nước vo gạo và gạo xoay nhuyễn Tatcha The Rice Polish Classic đem đến nghi thức dưỡng da chuẩn Nhật Bản. Ảnh: Instagram @tatcha.

Cho da mặt hỗn hợp thiên dầu

Đối với làn da hỗn hợp thiên dầu, bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy da chết vật lý hoặc hóa học dịu nhẹ.

Lựa chọn: Sản phẩm tẩy da chết vật lý dạng pad. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa tẩy da chết cơ học và hóa học. Pad thường dùng các miếng bông gòn thấm trong hỗn hợp AHAs/BHA. Axít trong miếng bông sẽ thấm lên mặt bạn. Sau đó, dùng miếng bông gòn này mát-xa khắp mặt để kích hoạt phương thức tẩy da chết vật lý dịu nhẹ.

Gợi ý: Bạn có thể cất sản phẩm trong tủ lạnh để tạo cảm giác mát lạnh khi đắp miếng pad lên da.

BZ-tay-te-bao-chet-cho-tung-loai-da-da-hon-hop-thien-dau-bio-peel-wine

Sản phẩm tẩy da chết hóa học kết hợp vật lý Neogen Bio-Peel Gauze Peeling Wine. Miếng bông với đường gân nổi chứa axit lactic giúp làm sạch bụi bẩn trong lỗ chân lông. Thành phần chính là rượu vang đỏ chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại và nếp nhăn trên da. Sản phẩm còn bổ sung AHAs hỗ trợ làm sạch và điều chỉnh kết cấu bề mặt da. Ảnh: Instagram @neogen_official.

Cách tẩy tế bào chết cho da lão hóa

Làn da lão hóa có hàng rào bảo vệ ngày càng yếu ớt, có xu hướng trở nên nhạy cảm và dễ mất độ ẩm. Bạn không nên tẩy tế bào chết quá thường xuyên, tránh làm tổn hại lớp màng bảo vệ da quá đà. Khoảng 1-2 tuần/lần là đủ.

Tuy vậy, cũng không nên ngừng tẩy da chết hoàn toàn. Bước tẩy da chết hỗ trợ quá trình đổi mới tế bào, và cho phép các thành phần hoạt tính thâm nhập vào da.

Lựa chọn: Hoạt chất tẩy da chết hóa học dịu nhẹ. Chúng có thể thâm nhập sâu hơn vào bên trong da để cải thiện sự xuất hiện của các nếp nhăn. Các sản phẩm kết hợp giữa AHAs và BHA là lựa chọn tốt nhất cho làn da lão hóa.

Nếu điều kiện kinh tế dư dả thì bạn có thể thử PHA (Poly Hydroxy Acid). PHA có khả năng ngậm nước giúp tăng cường độ ẩm cho da, đồng thời giúp tẩy tế bào chết hiệu quả. PHA nhẹ dịu hơn so với AHA và BHA.

Một lựa chọn khác là mát-xa da với kén tằm. Đây là phương pháp chăm sóc da của các geisha Nhật. Chất sericin tiết ra từ kén tằm được chứng minh giúp tăng độ đàn hồi cho da, chống lão hóa, lấy đi những mảng bụi bẩn và tế bào chết tích tụ sâu trong lỗ chân lông.

BZ-tay-te-bao-chet-cho-tung-loai-da-da-lao-hoa-biologique-lotion-p50

Sản phẩm tẩy da chết hóa học Biologique Lotion P50 giúp thúc đẩy tái tạo biểu bì da, điều trị chứng tăng sắc tố và làm đều màu da. Ảnh; Instagram @biologique.

Cách tẩy tế bào chết cho da mặt nhạy cảm

Đối với làn da nhạy cảm, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học. Những sản phẩm dạng scrub sẽ gây kích ứng da, dẫn đến tổn thương da.

Lựa chọn cho bạn: Peeling gel. Gel khi tiếp xúc với da mặt sẽ hình thành các vụn “ghét”, chính là lớp sừng già. Như vậy bạn không cần tác động mạnh đến da mà vẫn có thể tẩy da chết. Lưu ý rằng bạn không nên dùng sản phẩm trên da ướt. Nước sẽ khiến silicone trong gel không tiếp xúc được với dầu trên da, dẫn đến không thể tạo ra các vụn “ghét”.

Nếu muốn dùng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học cho da nhạy cảm, hãy chọn loại được rửa đi để giảm thiểu khả năng gây kích ứng da. Ví dụ như gel rửa mặt. Còn nếu muốn dùng toner thì hãy chọn loại có axít nồng độ thấp, và áp dụng lên da với bông gòn để kiểm soát hàm lượng tiếp xúc với da cũng như khoanh vùng khu vực.

Nếu da bạn bị nổi mụn, bạn hãy sử dụng Axit Salicylic chấm lên các nốt mụn.

BZ-tay-te-bai-chet-cho-tung-loai-da-da-nhay-cam-femmue

Mặt nạ tẩy da chết Femmue Flower Infused Fine Peel giúp tái tạo bề mặt da, tẩy đi những tế bào chết trên da một cách nhẹ nhàng với bột hoa trà khô. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa thêm tinh chất cellulose, dưỡng chất chiết xuất từ xương rồng và rau má, giúp da trắng sáng, mịn màng sau mỗi lần sử dụng. Ảnh: Instagram @femmue_vn.

ĐỂ TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA NHẠY CẢM, HÃY THỬ MỸ PHẨM ENZYME
PHỤC HỒI VÀ NUÔI DƯỠNG LÀN DA NHẠY CẢM BẰNG XÀ PHÒNG HIRONDELLE

Cho da mặt bình thường

Thật may mắn nếu bạn sở hữu làn da không dị ứng hay mẫn cảm với bất kì thành phần nào. Đối với da thường, bạn có thể thoải mái lựa chọn các sản phẩm tẩy da chết hóa học hoặc vật lý. Hơn nữa, bạn không cần sử dụng các sản phẩm đặc trị có nồng độ cao. Thay vào đó, bạn hãy chọn những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, chứa nhiều dưỡng ẩm để làn da không bị mất đi độ ẩm vốn có.

Nếu chọn sản phẩm cơ học, hãy lưu ý: Bạn nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý trên da ướt để giảm ma sát. Nước sẽ giúp các hạt di chuyển trơn tru hơn, ít gây tổn thương cho da.

BZ-duong-da-ban-dem-sua-rua-mat-tay-da-chet-fresh-strawberry

Sữa rửa mặt tẩy da chết với chiết xuất từ dâu tây và nho đen của thương hiệu Fresh. Ảnh: Instagram @freshbeauty.

Nên tẩy da chết bao lâu một lần?

Tần suất tẩy da chết phụ thuộc vào từng loại da và tình trạng da của bạn. Nó cũng phụ thuộc vào nồng độ, thành phần của sản phẩm bạn đang sử dụng. Đối với làn da khô hay lão hóa, tẩy da chết 1-2 lần/ tuần là phù hợp. Da dầu nên tẩy tế bào chết thường xuyên hơn.

Lưu ý: bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm tẩy da chết nếu trước và sau khi sử dụng, làn da có những biểu hiện như mẩn đỏ, viêm, bong tróc hoặc kích ứng. Nếu bạn đang sử dụng một số loại mỹ phẩm điều trị mụn như retinol hoặc benzoyl peroxide, sản phẩm tẩy da chết có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

TẨY DA CHẾT TRƯỚC HAY RỬA MẶT TRƯỚC, ĐÂU MỚI LÀ THỨ TỰ SKINCARE ĐÚNG CHUẨN?
PEEL DA TẠI NHÀ ĐÚNG CÁCH: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý ĐỂ TRÁNH KÍCH ỨNG

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm