Tác hại của việc gác chân lên tường: Ai không nên thực hiện?

Tư thế gác chân lên tường, hay Viparita Karani trong tiếng Phạn, là một tư thế yoga phục hồi làm dịu thần kinh, giảm sưng chân và giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, có một số tác hại của việc gác chân lên tường với người có vấn đề sức khỏe. Vậy những ai không nên thực hiện tư thế này?

Tư thế gác chân lên tường là gì?

Tư thế gác chân lên tường là gì?

Gác chân lên tường (Legs up the Wall) trong tiếng Phạn là Viparita Karani. “Viparita” nghĩa là “đảo ngược” và “Karani” có nghĩa là “hành động”. Vì vậy, tư thế này là sự đảo ngược các hành động thông thường của chúng ta (về mặt thể chất và tinh thần).

Để thực hiện Viparita Karani, bạn chỉ cần nằm mông đưa sát tường, hai chân đưa thẳng lên và gác lên tường. Đầu gối càng thẳng càng tốt. Nếu muốn thoải mái hơn, bạn có thể dùng tấm khăn lót dưới đầu và gối mỏng lót dưới thắt lưng.

Gác chân lên tường là tư thế dễ thực hiện, không tốn sức, không cần kỹ thuật phức tạp, không lo chấn thương. Đây là tư thế yoga phục hồi giúp tâm trí và cơ thể thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, một số người không nên thực hiện tư thế đảo ngược này để tránh tác hại của việc gác chân lên tường.

>>> Đọc thêm: 5 tác hại, 9 công dụng và 4 lưu ý khi ăn ớt chuông

Lợi ích sức khỏe của tư thế gác chân lên tường

Legs up the Wall

Trước khi tìm hiểu tác hại của việc gác chân lên tường, hãy xem những lợi ích mà tư thế này mang lại là gì?

1. Thư giãn cơ thể và tâm trí

Tư thế gác chân lên tường làm dịu thần kinh và đưa cơ thể bạn vào trạng thái thư giãn. Bạn sẽ tìm lại được sự cân bằng trong tâm trí khi thực hiện động tác này.

2. Tăng tuần hoàn máu

Một nguyên nhân phổ biến gây sưng chân là suy tĩnh mạch. Đó là tình trạng tĩnh mạch chân của bạn không lưu thông máu hiệu quả từ chân về tim. Lưu thông máu kém gây ứ đọng máu ở chân, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và khiến chân sưng phù nề khó chịu.

Ngay cả khi bạn không bị suy tĩnh mạch mãn tính, việc đứng hoặc ngồi cả ngày cũng ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu. Bằng việc thực hiện tư thế đảo ngược như gác chân lên tường, chúng hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn và giảm sưng chân hiệu quả.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu tác hại của quả sake trước khi sử dụng

3. Tốt cho bệnh huyết áp cao

Một nghiên cứu vào năm 2024 cho thấy tư thế gác chân lên tường an toàn với những người có nguy cơ huyết áp cao. Khi bạn giữ tư thế sẽ tạo áp lực nhẹ ở vùng cổ, báo hiệu hệ thần kinh kích hoạt phản ứng thư giãn, cải thiện lưu thông máu và dẫn lưu bạch huyết.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi thử các tư thế yoga đảo ngược nếu bạn bị tăng huyết áp. Việc tập luyện sai cách sẽ dẫn đến tác hại của việc gác chân lên tường cho người cao huyết áp.

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Khi bạn kết hợp giữ tư thế Legs up the Wall lâu hơn với nhịp thở chậm, nhịp nhàng, bạn sẽ kích hoạt phản ứng thần kinh “nghỉ ngơi và tiêu hóa” của mình. Ở trạng thái này, cơ thể bạn sẽ chủ động tiêu hóa bất cứ thứ gì bạn đã ăn, tự chữa lành và phục hồi cơ thể. Động tác này còn làm giảm sự chèn ép ở bụng và tăng lưu lượng máu đến các cơ quan tiêu hóa, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và đào thải.

5. Cải thiện giấc ngủ

Gác chân lên tường là một tư thế thư giãn tuyệt vời trước khi đi ngủ. Tư thế nửa nằm nửa ngồi khi đưa chân lên, kết hợp với hít thở có kiểm soát sẽ làm chậm nhịp tim, tạo ra phản ứng thư giãn. Chúng giúp giảm lo lắng, căng thẳng và mất ngủ.

>>> Đọc thêm: 11 tác dụng và tác hại của đậu đen không nên bỏ qua

6. Kéo giãn gân kheo và cơ mông

Bạn sẽ cảm thấy phần lưng dưới và gân kheo được kéo căng một chút khi giữ chân thẳng đứng. Không chỉ giảm áp lực lưng dưới, tư thế này còn làm giảm độ cong của cột sống thắt lưng, giúp kéo dài và kéo giãn các cơ lưng. Hông của bạn càng gần tường, bạn sẽ tạo ra nhiều độ kéo giãn hơn ở gân kheo và sau cổ để giảm đau lưng.

7. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu

Phần lớn các cơn đau đầu có liên quan đến căng thẳng. Gác chân lên tường giúp kéo giãn và thư giãn nhẹ nhàng các cơ ở cổ, vai và lưng, đồng thời cải thiện lưu thông máu lên đầu để giảm đau đầu.

8. Làm dịu cơn chuột rút kinh nguyệt

Legs up the Wall hỗ trợ thư giãn sàn chậu và làm giảm cơn chuột rút kinh nguyệt. Các vấn đề về tiết niệu cũng được cải thiện khi bạn thực hiện tư thế này mỗi ngày.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tư thế yoga phục hồi (cụ thể là tư thế gác chân lên tường) có thể có lợi cho các vấn đề sức khỏe:

• Viêm xơ cơ
• Bệnh tĩnh mạch
• Ung thư
• Mãn kinh (bốc hỏa)
• Hội chứng chân không yên (đau nhức, tê mỏi chân)
• Hội chứng chuyển hóa.

>>> Đọc thêm: Tác hại của nối tóc bạn cần biết nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe

Tác hại của việc gác chân lên tường là gì?

Tác hại của việc gác chân lên tường

Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên tránh gác chân lên tường nếu được chẩn đoán mắc các tình trạng bệnh sau:

1. Tác hại của việc gác chân lên tường với bệnh tăng nhãn áp

Các tư thế đảo ngược như gác chân lên tường đã được chứng minh là làm tăng áp suất nội nhãn – áp suất chất lỏng bên trong mắt. Vậy nên chúng không an toàn đối với những người bị bệnh tăng nhãn áp.

2. Người bị tích tụ nhiều chất lỏng

Những người mắc các tình trạng bệnh khiến cơ thể có quá nhiều chất lỏng cũng không nên thực hiện tư thế gác chân trên tường. Bởi vì nhiều chất lỏng trong hệ tuần hoàn sẽ gây áp lực cho tim. Các tình trạng bệnh cụ thể là:

• Suy tim sung huyết
• Suy thận
• Suy gan hoặc xơ gan.

3. Huyết áp cao không kiểm soát

Nếu bạn bị huyết áp cao không kiểm soát được, bạn cũng nên tránh tư thế Legs up the Wall vì có thể làm tăng thêm huyết áp.

4. Chấn thương cổ và lưng

Nếu có vấn đề nghiêm trọng về cổ, lưng dưới hoặc bị thoát vị đĩa đệm, bạn cũng hãy tránh tư thế này.

>>> Đọc thêm: Tác hại của cấy môi sinh học là gì và có nên cấy môi không?

Tê chân có phải là tác hại của việc gác chân lên tường?

Một tác dụng phụ thường gặp khi để chân cao hơn tim trong thời gian dài là cảm giác ngứa ran ở chân và bàn chân. Bạn cũng có thể cảm thấy chân và bàn chân của mình đã tê liệt. Nguyên nhân phổ biến là do lượng máu lưu thông đến chân bị giảm khi bạn gác chân lên tường quá lâu. Đôi khi đây cũng là hệ quả của việc thực hiện sai tư thế.

Với thắc mắc tê chân có phải là tác hại của việc gác chân lên tường, câu trả lời là trong hầu hết các trường hợp, bạn không nên quá lo lắng. Trạng thái tê chân sẽ biến mất khi bạn hạ chân xuống. Khi đó máu dễ dàng lưu thông trở lại đến đôi chân của bạn.

Trong trường hợp bạn cảm thấy tê chân kéo dài ngay cả khi không còn gác chân lên tường; kèm theo đó là các triệu chứng như khó thở, nôn ói, đau chân… thì hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.

>>> Đọc thêm: 5 tác hại của trái nhàu là gì? Chế biến trái nhàu như thế nào?

Tư thế đúng của gác chân lên tường là gì?

Tê chân

Để hạn chế tác hại của việc gác chân lên tường, bạn hãy thực hiện đúng tư thế như sau:

Chuẩn bị đạo cụ: Một chiếc thảm và một chiếc gối mỏng kê đầu (nếu cần).

Vào tư thế: Nằm ngửa với mông cách tường vài cm. Từ từ đưa chân lên cao sát tường. Giữ phần xương cụt vẫn ở dưới thảm. Điều chỉnh để đầu cùng lưng thẳng hàng và hơi vuông góc với tường. Đầu gối và hai tay thả lỏng. Bàn chân song song với thảm.

Cảm nhận độ căng: Lúc này, mặt sau của chân bạn phải dựa vào tường. Bạn có thể cảm thấy kheo chân căng ra nhưng không đau.

Thư giãn và hít thở sâu khi giữ tư thế: Bạn giữ tư thế ít nhất 5 phút và lâu nhất trong 30 phút. Không xem ti vi, lướt điện thoại hoặc đọc sách khi tập luyện. Bạn hãy nhắm mắt lại và thư giãn hoàn toàn.

Thoát khỏi tư thế một cách chậm rãi: Thu chân lại và từ từ hạ thấp chân xuống, chuyển sang tư thế ngồi. Tuy nhiên, bạn cần thả lỏng cơ thể trong 30 giây để khôi phục lại trạng thái bình thường trước khi đứng dậy thực hiện động tác khác.

>>> Đọc thêm: 14 lợi ích và tác hại của mạng xã hội

Cách phòng tránh tác hại của việc gác chân lên tường

• Mặc trang phục thoải mái, không bó chặt để tránh cản trở lưu thông máu.

• Dừng tập luyện ngay nếu thấy có hiện tượng đau cứng cột sống hoặc nhói buốt ở chân khi tập.

• Nên duy trì tập luyện khoảng 2 lần/ ngày nhận được kết quả tốt nhất. Giữ tư thế trong bao lâu tùy theo khả năng của bạn.

• Thời điểm tốt nhất để tập luyện là vào cuối ngày trước khi đi ngủ.

Tư thế Legs up the Wall sẽ không bao giờ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nếu bạn thực hiện sai cách thì có thể gây căng thẳng, áp lực lên cơ thể và gặp các tác hại của việc gác chân lên tường. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể và tham khảo kỹ thông tin để tập luyện đúng cách.

>>> Đọc thêm: 10 tác hại của lá ổi bạn nên thận trọng khi uống

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm