Công dụng, cách dùng và tác hại của cây đinh lăng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Ai không nên uống lá đinh lăng? Tác hại của cây đinh lăng là gì?

Đinh lăng thuộc họ nhân sâm, có nhiều công dụng chữa bệnh và là thức uống phổ biến ở một số nước Đông Nam Á. Nhiều người sử dụng đinh lăng để pha nước uống hoặc ngâm rượu. Cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu công dụng cũng như tác hại của cây đinh lăng để biết cách dùng có lợi nhé!

Một số thông tin về cây đinh lăng

tác hại của cây đinh lăng

Đinh lăng là thảo dược được trồng ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng cây này như bài thuốc dân gian trị bệnh. Vậy nhưng, nhắc tới tác hại của cây đinh lăng chắc hẳn ít ai biết đến.

Phần lớn các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể được dùng để làm thuốc. Cụ thể:

Thân cây đinh lăng: Người ta thường rửa sạch và băm nhỏ thân đinh lăng rồi sao vàng, hạ thổ và dùng để sắc nước uống hàng ngày.

Lá đinh lăng: Lá sau khi thu hái được đem đi phơi khô, sao vàng, hạ thổ và cho vào ruột gối để gối đầu.

Rễ đinh lăng: Rễ đinh lăng cả to và rễ bé đều có thể dùng để ngâm rượu uống.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA CÂY BỒ CÔNG ANH LÀ GÌ? CÂY BỒ CÔNG ANH CÓ MẤY LOẠI?

Tác dụng của cây đinh lăng

Tác dụng của cây đinh lăng

Ảnh: The spruce

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông ví cây đinh lăng là “sâm của người nghèo”. Theo Đông y, cây đinh lăng có nhiều công dụng đối với sức khỏe và từ lâu được nhiều người biết đến.

Dưới đây là một số công dụng của cây đinh lăng:

1. Tác dụng của cây đinh lăng trị ho, tắc sữa, đau tức vú

Người dân sau khi thu hái lá đinh lăng thường phơi khô sau đó rửa sạch và sắc nước uống. Một số người khác lại lấy lá nghiền thành bột khô để dùng được lâu hơn. Dù sử dụng ở dạng nào, lá đinh lăng cũng có tác dụng chữa tắc tia sữa, đau tức vú và trị ho.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

2. Điều trị thiếu máu cục bộ

Điều trị thiếu máu cục bộ

Triterpenoid saponin trong đinh lăng được coi là thành phần chính, có lợi ích tương tự như nhân sâm trong việc hỗ trợ điều trị thiếu máu. Vậy nên, bạn không cần lo ngại về tác hại của cây đinh lăng, mà nên có kế hoạch sử dụng cây này để cải thiện sức khỏe.

3. Chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa

Lá cây đinh lăng có chứa saponin, được coi là bài thuốc có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, uống nước lá cây này còn giúp tiêu hóa tốt.

4. Tác dụng của cây đinh lăng giải độc cơ thể, lợi tiểu

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại đồ uống giúp giải độc cơ thể thì bạn có thể tìm đến nước lá đinh lăng vì nó được coi là một loại nước có công dụng giải độc tuyệt vời. Nước của lá đinh lăng sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố có hại, đồng thời giúp lợi tiểu.

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

5. Giúp ngủ ngon

Giúp ngủ ngon

Nhiều người thường khó ngủ. Thật may, bằng cách sử dụng gối đinh lăng sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc và đảm bảo giấc ngủ ngon.

6. Tác dụng của cây đinh lăng trị mồ hôi trộm ở trẻ em

Trẻ em mắc chứng mồ hôi trộm, bố mẹ có thể lấy lá đinh lăng phơi khô, sao vàng, hạ thổ và cho vào trong ruột gối để cho trẻ nằm. Gối đinh lăng trị chứng mồ hôi trộm hiệu quả.

>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ LÀN DA

7. Bảo vệ thần kinh

Bảo vệ thần kinh

Rễ đinh lăng đã được chứng minh là có thể cải thiện đáng kể khả năng nhận thức, ngăn ngừa suy giảm hoặc mất trí nhớ và cải thiện bệnh đau đầu.

8. Ổn định đường huyết

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước lá đinh lăng 30 phút sau khi ăn có thể ổn định mức đường huyết. Điều này là do một số hợp chất có trong đinh lăng có khả năng làm giảm mức độ tăng đường huyết sau ăn bằng cách kiểm soát sự phân hủy tinh bột thành glucose.

Ngoài ra, trong lá đinh lăng còn có chứa nhiều vitamin B, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Một số nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy rằng chiết xuất rễ đinh lăng có khả năng ức chế khối u, song chưa có nghiên cứu ở người về tác dụng này.

Bên cạnh đó, uống rượu rễ đinh lăng còn giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể và tăng cường sinh lực cho nam giới.

>>> Đọc thêm: 7 CÁCH GIẢM CÂN BẰNG HOA ĐẬU BIẾC DỄ LÀM, HIỆU QUẢ

Tác hại của cây đinh lăng

đinh lăng

Ảnh: Waitrose garden

Một số nghiên cứu ở loài gặm nhấm như chuột cho thấy rằng sử dụng nhiều đinh lăng không gây độc. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa được chứng thực ở người.

Trong khi chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng phụ của đinh lăng, tốt hơn hết nên cẩn trọng khi dùng. Theo dân gian, cây đinh lăng có một số tác hại sau:

1. Tác hại của cây đinh lăng: rễ chứa ancaloit và saponin

• Rễ cây đinh lăng được coi là nhân sâm quý hiếm. Vậy nhưng, trong rễ cây lại có ancaloit gây độc (ancaloit cũng có trong cây lá ngón gây chết người). Chất này khi đi vào cơ thể với lượng lớn gây tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…

• Rễ đinh lăng có chứa saponin, vì thế có thể dẫn tới tình trạng tán huyết, làm vỡ các hồng cầu trong cơ thể. Vì có chất này nên khi uống nhiều rượu đinh lăng còn gây hiện tượng nhịp tim tăng cao và đập loạn xạ.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

2. Tác hại của cây đinh lăng: dùng chiết xuất liều lớn sẽ gây độc

Tác hại của cây đinh lăng: dùng chiết xuất liều lớn sẽ gây độc

Ảnh: Family flowers inc

Tác hại của cây đinh lăng là gì? Sử dụng chiết xuất cây đinh lăng liều lớn có thể gây độc.

Theo một số thống kê, đối với chuột, liều chết khi dùng đinh lăng là 32,9g/kg. Đối với người, liều độc của đinh lăng gây ra tình trạng xung huyết tim, gan, phổi, dạ dày và ruột.
Trong củ đinh lăng có chứa flavonoid. Vậy nên tác hại của rượu đinh lăng khi uống quá nhiều là khiến cho những người gan kém mắc chứng xanh xao.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?

Ảnh: Flickr

Ngoài việc sử dụng lá đinh lăng như một loại rau thơm (được sử dụng nhiều trong các món nem), lá này được dùng chủ yếu là để sắc nước uống. Nhiều người tin rằng uống nhiều nước lá đinh lăng giúp đẹp da, ngủ ngon và nâng cao sức khỏe.

Song, các chuyên gia đều khuyên rằng không nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày. Cũng không nên uống loại nước này thay nước lọc. Bởi vì khi uống quá nhiều có thể gây ra một số rủi ro cho sức khỏe.

Cũng như rễ đinh lăng, lá cây có chứa nhiều chất saponin. Một lượng lớn chất saponin khi đi vào cơ thể có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, tiêu chảy. Điều này thường xảy ra với những người mắc hội chứng ruột kích thích.

Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước lá đinh lăng cũng gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi. Nguy hiểm hơn, saponin trong lá đinh lăng cũng phá vỡ hồng cầu.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Ảnh: Sprout home

Nhằm tránh các tác hại của cây đinh lăng đối với sức khỏe tổng thể, bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng:

• Với người bị bệnh gan, nếu muốn dùng đinh lăng để chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng.

• Cần biết chiết xuất cây đinh lăng đúng cách để sử dụng. Khi dùng luôn đảm bảo đúng liều lượng để nâng cao sức khỏe. Tuyệt đối không lạm dụng quá mức vì sẽ là liều độc, gây hại cho cơ thể.

• Một số người đang sử dụng thuốc như thuốc huyết áp, tim mạch… cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng cây đinh lăng để hỗ trợ chữa bệnh.

• Để dùng đinh lăng làm thuốc, cần lấy rễ đinh lăng đã trồng từ 3 năm trở lên. Không nên lấy các rễ cây lâu năm vì các chất dinh dưỡng không có nhiều.

• Mặc dù rượu đinh lăng có nhiều công dụng đối với sức khỏe nam giới, song các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 3 – 4 ly để tránh tụt huyết áp hoặc nôn mửa.

• Những người không nên uống lá đinh lăng: Người bị huyết áp thấp không nên uống lá đinh lăng vì nó có tính năng giảm huyết áp đồng thời tăng áp lực lên tim. Ngoài ra, trẻ em cũng được khuyến cáo không nên uống nước lá đinh lăng.

• Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh lợi ích của cây đinh lăng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, vậy nên những đối tượng này cần thận trọng khi sử dụng.

Tóm lại, tác hại của cây đinh lăng sẽ không nghiêm trọng nếu biết sử dụng đúng cách. Nhìn chung, đây là một vị thuốc Đông y có nhiều lợi ích. Song, nếu muốn sử dụng nó như một bài thuốc chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các rủi ro không đáng có.

>>> Đọc thêm: 13 TÁC HẠI CỦA DẦU OLIU VỚI DA MẶT VÀ SỨC KHỎE

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm