13 lợi ích và tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi)

Cỏ mực trị bệnh gì? Tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi) là gì? Cùng đọc và khám phá nhé!

Cây cỏ mực hay còn được gọi theo dân gian là cỏ nhọ nồi, hàn liên thảo. Đây là cây dại mọc nhiều ở nước ta nhưng được coi là thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy, lợi ích và tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi) là gì?

Lợi ích của cây cỏ mực

tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi)

Nhắc tới công dụng và tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi), ắt hẳn nhiều người còn phân vân. Cỏ mực từ lâu đã là một bài thuốc truyền thống ở nhiều nước châu Á. Một số nơi cũng dùng loại cây này như một nguyên liệu để làm thuốc nhuộm tóc.

Trước đây, ít có nghiên cứu khoa học về tác dụng của cây nhọ nồi. Song, thời gian gần đây, loại thảo dược này được nghiên cứu nhiều hơn và cho thấy có những lợi ích tiềm ẩn đáng quý.

Cỏ mực trị bệnh gì? Dưới đây là 11 tác dụng của cây cỏ mực:

1. Tác dụng của cỏ mực dùng để cầm máu

Tác dụng của cỏ mực dùng để cầm máu

Cây nhọ nồi từ lâu đã có trong các bài thuốc dân gian của Việt Nam và Trung Quốc, dùng để chữa các chứng bệnh xuất huyết. Nhiều người dùng nó để đắp/uống trong trường hợp chảy máu do vết cắt, chảy máu cam, rong kinh, đại tiện ra máu, ho ra máu…

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

2. Làm lành da

Làm lành da

Bạn có thể sử dụng nhọ rồi để bôi ngoài da hoặc bằng đường uống để cải thiện làn da. Uống nước nhọ nồi giúp thanh lọc máu một cách tự nhiên, giảm thiểu các bệnh ngoài da. Bôi thảo dược này lên các vết thương nhẹ có thể giúp nhanh lành hơn.

3. Hạ huyết áp

Một số kết quả thử nghiệm cho thấy cỏ mực hoạt động như một loại thuốc hạ huyết áp ở những người trong độ tuổi 45-55 bị tăng huyết áp nhẹ. Tuy vậy, với những đối tượng huyết áp cao, loại thảo dược này ít phát huy tác dụng.

4. Giảm cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch

Giảm cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch

Nhiều người lo lắng về tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi). Thực tế, không chỉ có tác dụng hạ huyết áp, cây nhọ nồi còn được chứng minh là có lợi đối với mức cholesterol. Cụ thể, thảo dược này có thể làm hạ cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và chất béo trong máu. Do vậy, xét về tổng thể, cỏ mực tốt cho sức khỏe tim mạch.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!

5. Hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp

Hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp

Cỏ mực chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm nên có tác dụng trong các trường hợp ho khan, ho có đờm do cảm cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Thường xuyên sử dụng thảo dược này sẽ giảm ho, tan đờm đồng thời chống nhiễm trùng hiệu quả.

6. Tác dụng của nhọ nồi tốt cho đường tiêu hóa

Theo các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ, cỏ mực có khả năng trị các bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón.

Hơn nữa, các nghiên cứu thời gian gần đây cho thấy rằng cỏ nhọ nồi cũng có nhiều hoạt chất giúp trung hòa axit dạ dày như tanin, vitamin K, carotene. Những chất này có khả năng ngăn chặn chứng ợ chua, ợ nóng và viêm loét dạ dày.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

7. Làm mượt tóc

Làm mượt tóc

Dầu chiết xuất từ cây nhọ nồi có thể giúp tóc phát triển nhanh hơn. Theo một đánh giá năm 2008 về mỹ phẩm thảo dược ở Ấn Độ cổ đại, dầu nhọ nồi được sử dụng để ngăn tóc bạc sớm.

Ngoài ra, cây nhọ nồi cũng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng kiểm soát gàu.

8. Tác dụng của cỏ mực tốt cho gan

Tác dụng của cỏ mực tốt cho gan

Một nghiên cứu được đăng tải trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2015 cho biết cỏ nhọ nồi có dịch chiết ethanol, hỗ trợ các enzyme hoạt động trong gan, từ đó có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan khỏi chất độc hại.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, cây cỏ mực có flavonoid cùng một số hoạt chất sinh học khác, được dùng để điều trị các bệnh về gan như viêm gan vàng da, đồng thời tăng cường các chức năng gan.

>>> Đọc thêm: 11 TÁC DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA ĐẬU ĐEN KHÔNG NÊN BỎ QUA

9. Chống nhiễm trùng bàng quang

Chống nhiễm trùng bàng quang

Eclipta prostrata (L.) L.,

Cây cỏ mực có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và lợi tiểu, do đó có tác dụng chống nhiễm trùng bàng quang hiệu quả. Khi dùng thảo dược này cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, các triệu chứng khó chịu của bệnh sẽ thuyên giảm, đồng thời cỏ mực cũng vô hiệu hóa hoạt động của vi khuẩn, giúp cho các chức năng của bàng quang khôi phục nhanh hơn.

10. Tác dụng của cỏ mực tốt cho mắt

Lá nhọ nồi có hàm lượng beta carotene cao, đóng vai trò là một chất chống oxy hóa quan trọng đối với đôi mắt. Carotene ngăn ngừa các bệnh như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, đồng thời giữ cho thị lực khỏe mạnh.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA CÂY BỒ CÔNG ANH LÀ GÌ? CÂY BỒ CÔNG ANH CÓ MẤY LOẠI?

11. Chữa đau răng

Chữa đau răng

Cỏ mực trị bệnh gì? Dùng nhọ nồi chữa đau răng là bài thuốc dân gian có từ lâu đời. Cỏ mực có tác dụng này là vì nó chứa etanol và ancaloit, những chất này có tác dụng giảm đau. Do vậy, nếu bị đau răng, hãy giã lấy nước nhọ nồi và thoa lên nướu, cơn đau sẽ giảm chỉ trong vài phút.

Bên cạnh những công dụng trên, cỏ nhọ nồi còn có tác dụng trị nhiễm trùng xoang, hói đầu, bệnh hen suyễn, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng chống ung thư…

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

Tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi)

Tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi)

Eclipta prostrata (L.) L., 1771

Có thể nói là một cây mọc hoang nhưng cỏ mực có nhiều tác dụng. Thế nhưng, không phải vì thế mà được sử dụng nó một cách tùy tiện. Trước khi sử dụng cỏ mực như một loại thảo dược để chữa bệnh, bạn cần lưu ý rằng nếu không sử dụng đúng liều lượng có thể gây hại cho sức khỏe.

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng cây cỏ mực là đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và tầm nhìn thay đổi. Ngoài ra, có một số rủi ro nghiêm trọng khi dùng quá liều, đó là:

1. Tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi) gây dị ứng nghiêm trọng

Tình trạng dị ứng có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc nào và cỏ nhọ nồi cũng không phải là ngoại lệ. Các triệu chứng của dị ứng loại cỏ này gồm có khó thở, sưng đường thở, ngứa và phát ban.

>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ LÀN DA

2. Tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi) có thể gây các vấn đề về gan

Tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi) có thể gây các vấn đề về gan

Tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi) đối với gan là gì? Sử dụng liều lượng lớn cây cỏ mực có khả năng gây nhiễm độc gan. Triệu chứng của tình trạng nhiễm độc này gồm có đau bụng trên phía bên phải, nước tiểu sẫm màu và vàng da hoặc mắt.

3. Tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi) gây tương tác thuốc

Như đã nói, cỏ nhọ nồi có tác dụng giảm huyết áp. Do vậy, khi bạn sử dụng nó cùng với thuốc điều trị huyết áp, có thể làm cho huyết áp giảm quá mức. Huyết áp thấp gây chóng mặt, ngất xỉu.

Bên cạnh đó, cỏ mực cũng làm tăng tác dụng của thuốc điều trị cholesterol như thuốc Zocor, gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể.

Mặt khác, nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị các chứng bệnh về đường tiết niệu, tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi) là làm giảm tác dụng của thuốc, khiến cho người bệnh phải đi tiểu thường xuyên hơn.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

4. Tác hại của cây nhọ nồi gây ra một số vấn đề về dạ dày

Tác hại của cây nhọ nồi gây ra một số vấn đề về dạ dày

Cây nhọ nồi được khuyến cáo là không nên dùng cho những người có vấn đề viêm đại tràng, tiêu chảy. Bởi vì thảo dược mọc hoang này gây ra một số phản ứng tự nhiên như làm dạ dày co bóp nhiều, khiến các chứng bệnh về đường tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, dùng cây cỏ mực quá liều có thể buồn nôn, nôn ói, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu…

5. Tác hại của cây cỏ mực không tốt cho phụ nữ mang thai

Tác hại của cây cỏ mực không tốt cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai sử dụng cây nhọ nồi như một loại thuốc có thể gặp các tác dụng phụ như tụt huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, sảy thai, sinh non, tiền sản giật… Do vậy, các bác sĩ khuyên thai phụ không nên dùng cỏ nhọ nồi trị bệnh.

Tác hại của cây cỏ mực (nhọ nồi) mặc dù không quá nghiêm trọng, thế nhưng vẫn không nên lạm dụng loại thảo dược này quá nhiều. Nếu có các vấn đề về bệnh lý, bạn cần đến bệnh viện thăm khám. Không nên tự ý dùng cây nhọ nồi tại nhà khi chưa có chỉ định của người có chuyên môn.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI CỦA TRÁI NHÀU LÀ GÌ? CHẾ BIẾN TRÁI NHÀU NHƯ THẾ NÀO?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm