Tác hại của bột sắn dây từ 8 cách dùng sai lầm

Bột sắn dây là chiết xuất từ tinh bột của củ sắn dây. Nhiều người dùng bột sắn dây để pha nước uống. Vậy tác dụng và tác hại của bột sắn dây là gì?

Sắn dây là cây thuộc họ Đậu, thân mọc leo, củ to và dày. Bột sắn dây thường dùng để pha nước, nấu chín thành hồ, nấu chè hoặc nấu cháo đều được. Nhiều người thích ăn bột sắn dây nên dùng thường xuyên. Liệu ăn bột sắn dây quá nhiều có tốt không? Tác hại của bột sắn dây là gì? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn nhé.

Cách làm bột sắn dây

Tác hại của bột sắn dây từ 8 cách dùng sai lầm

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nơi bán bột sắn dây. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự làm bột từ củ sắn dây. Việc tự tay chế biến ra thành phẩm có thể khiến bạn hiểu rõ hơn về tác hại của bột sắn dây. Dưới đây là các bước căn bản để làm bột sắn dây.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm: củ sắn dây, nước lọc, thau, máy xay hoặc dao mài, vải lọc.

Bước 2: Bạn rửa sạch củ sắn dây, bóc hết vỏ, cạo hết vết đen, để lại củ sắn trắng, sạch.

Bước 3: Cắt sắn dây thành những lát nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn. Bạn cũng có thể dùng dao mài để mài nhỏ sắn dây.

Bước 4: Cho nước vào phần sắn dây đã xay hoặc mài. Sau đó, bạn khuấy đều hỗn hợp rồi tiến hành lọc lấy nước. Bạn cần lọc với túi vải lọc nhiều lần để vắt kiệt bã sắn dây. Phần nước sắn dây thu được có màu trắng đục, hơi ngả nâu.

Bước 5: Bạn tiếp tục thay nước mỗi ngày để lọc bột sắn dây. Mỗi lần thay nước, bạn đổ nước cũ đi và giữ lại phần bột, sau đó thêm nước lọc mới vào. Sau khoảng 10 ngày, nước sắn dây sẽ chuyển sang màu trắng. Lúc này, phần nhựa đã được lọc hết, chỉ còn lại phần tinh bột.

Bước 6: Ở lần lọc cuối cùng, hỗn hợp đã trắng tinh và bỏ hết tạp chất. Lúc này, bạn đổ hết nước trên bề mặt, để lại phần bột. Sau đó, bạn đem phần bột rải ra mâm và phơi với nắng to. Khi bột khô hoàn toàn, bạn cho vào hũ thủy tinh, đậy kín và bảo quản nơi khô ráo.

>>> Đọc thêm: Bạn đã biết bột sắn dây kỵ với gì? Những lưu ý khi sử dụng

Tác dụng của bột sắn dây là gì?

Tác dụng của bột sắn dây là gì?

Lợi ích và tác hại của bột sắn dây là những thông tin được nhiều người quan tâm. Nếu dùng bột sắn dây với liều lượng hợp lý, bạn sẽ nhận được một số lợi ích sau:

1. Giúp giải nhiệt

Theo y học cổ truyền, bột sắn dây tính mát, vị ngọt, có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt, lợi tiểu. Với những đặc tính trên, nước pha từ bột sắn dây thường dùng để hạ sốt, giải rượu.

2. Tốt cho đường ruột

Tinh bột trong bột sắn dây là loại có lợi cho đường ruột. Loại bột này giàu chất kháng tinh bột, hoạt động như một chất xơ hòa tan. Kháng tinh bột kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi sống trong ruột già. Từ đó, đường ruột khỏe mạnh hơn, hạn chế bị tổn thương.

3. Hỗ trợ giảm cân

Khi tìm hiểu tác dụng và tác hại của bột sắn dây, bạn sẽ thấy đây là thực phẩm giúp kiểm soát cân nặng. Kháng tinh bột trong bột sắn dây khi được tiêu hóa sẽ tiết ra các axit béo chuỗi ngắn. Điều này giúp bạn có cảm giác no lâu sau khi ăn hoặc uống các món từ bột sắn dây. Bổ sung bột sắn dây vào thực đơn, bạn có khả năng giảm lượng calo hấp thụ.

4. Làm đẹp da

Bột sắn dây chứa chất chống oxy hóa flavonoid và acid amin, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra, vitamin A, C trong bột còn giúp làm đẹp da, giảm mụn, ngừa thâm. Vitamin A có khả năng làm mờ các vết nám, sạm, tàn nhang. Vitamin C giúp vết thương nhanh lành, ngăn ngừa sẹo do mụn.

Để làm đẹp, ngoài cách pha bột uống, bạn có thể dùng bột sắn dây đắp mặt. Công thức đắp mặt đơn giản nhất là pha bột sắn dây cùng lòng đỏ trứng gà. Sử dụng hỗn hợp này làm mặt nạ, sau khoảng 2 tuần, bạn sẽ thấy da sáng và khỏe hơn. Tìm hiểu Cách uống bột sắn dây trị mụn.

5. Cải thiện vòng 1

Tinh bột trong bột sắn dây có khả năng kích thích sự sản sinh nội tiết tố estrogen. Khi hormone estrogen tăng cao, vòng một sẽ có xu hướng tăng kích cỡ. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên uống bột sắn dây ít nhất 1 tháng mới thấy được kết quả này.

>>> Đọc thêm: Uống bột sắn dây hàng ngày có tốt không?

Tác hại của bột sắn dây

Uống bột sắn dây có giảm cân không?

Tác dụng và tác hại của bột sắn dây là gì? Bột sắn dây giúp đẹp da đẹp dáng, giải nhiệt và tốt cho đường ruột. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, bột sắn dây có thể gây hại cho sức khỏe. Tác hại của bột sắn dây thường đến từ việc uống quá nhiều hoặc chế biến chưa đúng cách. Dưới đây là một số sai lầm khi dùng bột sắn dây, đem lại tác dụng phụ không mong muốn.

1. Uống liên tục gây đầy hơi, đi ngoài

Bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt, giải tỏa cơn nóng bứt. Nhiều người có thói quen uống bột sắn dây thường xuyên trong mùa hè. Tuy nhiên, tính hàn trong loại bột này dễ gây đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài nếu dùng quá nhiều.

Theo khuyến cáo, bạn không nên uống nhiều hơn 1 ly bột sắn dây trong 1 ngày. Đồng thời, bạn cũng không nên uống liên tục hàng ngày.

>>> Đọc thêm: 11 tác dụng và tác hại của đậu đen không nên bỏ qua

2. Pha với nước lạnh gây nhiễm trùng đường ruột

Tác hại của bột sắn dây thường đến từ việc pha bột với nước lạnh. Bột sắn dây được chế biến qua nhiều khâu, phần lớn làm từ thủ công. Quá trình này có nhiều khả năng gây nhiễm khuẩn lên bột. Việc pha bột sắn dây với nước lạnh được xem là uống sống bột. Cách uống này có khả năng gây bệnh nhiễm trùng đường ruột rất cao.

Nhiều người cho rằng bột sắn dây khi nấu chín sẽ không còn nhiều chất dinh dưỡng như khi uống sống. Tuy nhiên, bù lại, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên pha bột sắn dây cùng nước sôi hoặc nấu như nấu chè khi ăn nhé.

3. Tác hại của bột sắn dây khi uống lúc bụng đói

Bột sắn dây có tính hàn, dễ làm lạnh bụng, nhất là khi dạ dày rỗng. Uống bột sắn dây khi đói, bạn có thể bị đau dạ dày, đau bụng, đi ngoài. Thời điểm tốt nhất để uống bột sắn dây là sau bữa trưa hoặc bữa tối khoảng 30 phút.

4. Tác hại của bột sắn dây khi ướp với hoa bưởi

Hoa bưởi có mùi thơm đặc trưng, thường được thêm vào các món nước để tăng hương thơm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm truyền miệng, bạn không nên ướp hoa bưởi vào bột sắn dây. Thứ nhất, các hoạt chất trong hoa bưởi có khả năng giảm công dụng của bột sắn dây. Thứ hai, nếu hoa bưởi bị ẩm, mốc, thì khả năng bột sắn dây cũng sẽ bị hư hỏng theo.

>>> Đọc thêm: Công dụng và tác hại của lá mơ lông nhiều người chưa biết

5. Tác hại của bột sắn dây khi pha với nhiều đường

Bột sắn dây có vị ngọt nhẹ, pha loãng với nhiều nước sẽ trở nên nhạt. Vì vậy, nhiều người thường pha cùng với thật nhiều đường để món nước được đậm vị. Tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tăng cân, tiểu đường, tim mạch. Bạn nên uống bột sắn dây nguyên chất hoặc pha cùng rất ít đường.

6. Dùng bột sắn dây thay cho bột ăn dặm cho trẻ

Bột sắn dây có nhiều tác dụng cho sức khỏe, nhưng tuyệt đối không thể thay thế cho bột ăn dặm hay cháo của trẻ nhỏ. Dùng bột sắn dây như bột ăn dặm, trẻ sẽ bị thiếu chất. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, không thể hấp thụ quá nhiều bột sắn dây. Đặc biệt, khi pha bột sắn dây cho bé, bạn tuyệt đối không pha với nước lạnh nhé.

>>> Đọc thêm: 5 tác hại của trái nhàu là gì? Chế biến trái nhàu như thế nào?

7. Uống bột sắn dây khi cơ thể bị lạnh

Khi cơ thể mệt mỏi, người bị lạnh hay tụt huyết áp, bạn không nên ăn hoặc uống bột sắn dây. Tính hàn trong bột có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

8. Tác hại của bột sắn dây khi mua phải bột giả

Bột sắn dây giả là bột làm từ củ sắn mì và các hóa chất khử mùi. Bạn khó tránh khỏi tác hại của bột sắn dây giả nếu không biết cách phân biệt. Thông thường, bột sắn dây thật khi nấu sẽ cho ra hỗn hợp màu trong hơn bột giả. Để chắc chắn, bạn chỉ nên mua bột sắn dây ở những cơ sở uy tín, có đầy đủ giấy tờ kiểm định.

Bột sắn dây nếu dùng không đúng cách sẽ đem lại một số tác hại khó lường. Tác hại của bột sắn dây thường gặp nhất là gây đau bụng, tổn thương đường ruột, dạ dày. Bên cạnh đó, nếu dùng phải bột sắn dây giả, bạn có thể bị ngộ độc hoặc ung thư. Vì vậy, bạn cần lựa chọn cẩn thận và chế biến đúng cách khi dùng bột sắn dây nhé.

>>> Đọc thêm: 10 tác hại của lá ổi bạn nên thận trọng khi uống

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm