Uống thuốc giảm cân có hại không? 10 tác hại cần biết

Khi nói đến giảm cân thì không thể thiếu các loại thuốc. Thế nhưng uống thuốc giảm cân có hại không là điều bạn cần biết

Nhiều chị em mong muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng đã lựa chọn uống thuốc giảm béo giống như một giải pháp tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc giảm cân đều an toàn khi sử dụng. Chúng có thể chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe mà bạn không thể lường trước được. Bazaar Vietnam sẽ giải đáp thắc mắc “uống thuốc giảm cân có hại gì không?” trong bài viết dưới đây.

Phân loại thuốc giảm cân

Uống thuốc giảm cân có hại không

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm cân khác nhau từ viên uống đến dạng bột hoặc chất lỏng. Mỗi loại thuốc sẽ hoạt động theo những cơ chế khác nhau để giúp người uống đạt được hiệu quả giảm béo bao gồm:

• Kiềm chế cơn thèm ăn.
• Kéo dài cảm giác no lâu để không ăn quá nhiều.
• Tăng tốc độ trao đổi chất.
• Làm chậm quá trình sản xuất chất béo của cơ thể.
• Giữ cho cơ thể không hấp thụ chất béo trong thực phẩm.

Vậy uống thuốc giảm cân có tác hại gì không? Thực tế thì không phải các loại thuốc giảm cân đều an toàn. Nhiều loại có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu trong khi những loại khác không được chứng minh là có tác dụng giảm cân. Các chuyên gia còn cho biết ngay cả khi các thành phần thuốc giảm cân mặc dù đã được phê duyệt là an toàn thì chúng vẫn chứa các biến thể hóa học của chất bị cấm.

>>> Đọc thêm: DANH SÁCH 82 THUỐC GIẢM CÂN ĐỘC HẠI CẦN TRÁNH

Uống thuốc giảm cân có hại không?

uống thuốc giảm cân có hại cho sức khỏe không

Để trả lời cho câu hỏi uống thuốc giảm cân nhiều có hại không, bạn nên biết vẫn có các loại thuốc giảm cân thực sự an toàn và hiệu quả trong việc tạo cảm giác no, đốt cháy chất béo hoặc thúc đẩy sự trao đổi chất.

Ngược lại, nhiều thành phần phổ biến trong các sản phẩm giảm cân đã bị FDA (Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ) cấm vì những tác dụng phụ có hại như:

• Tăng nhịp tim
• Huyết áp cao
• Trầm cảm
• Bệnh tiêu chảy
• Mất ngủ
• Tổn thương gan, thận
• Chảy máu trực tràng

Ngay cả khi tác dụng phụ của thuốc giảm cân ít nghiêm trọng hơn thì không có nghĩa là bạn có thể hoàn toàn yên tâm để sử dụng. Trường hợp xấu nhất của thuốc ăn kiêng nguy hiểm là gây tử vong hoặc ung thư. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi chọn loại thuốc chất lượng cho hành trình giảm cân của mình.

>>> Đọc thêm: UỐNG THUỐC GIẢM CÂN KHÔNG NÊN ĂN GÌ? 17 MÓN NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

Tác hại của thuốc giảm cân

1. Tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Uống thuốc giảm cân có hại cho sức khỏe không? Chất kích thích là thành phần chính trong nhiều loại thuốc giảm cân. Chúng hoạt động bằng cách tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nhịp tim để tăng năng lượng bạn đốt cháy.

Chính vì chất kích thích làm tăng nhịp tim của bạn một cách giả tạo nên có thể gây loạn nhịp tim, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Thường những chất kích thích như vậy đã bị cấm bán nhưng thực tế là chúng vẫn có thể tồn tại trong những viên thuốc giảm cân giả, kém chất lượng không được kiểm soát.

>>> Đọc thêm: TOP 15 THUỐC GIẢM CÂN ĐƯỢC BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG

2. Uống thuốc giảm cân có hại gan không?

lá gan

Gan giúp cơ thể xử lý các chất dinh dưỡng trong thức ăn, thải các chất độc hại ra ngoài và đóng một vai trò trong việc ổn định lượng đường trong máu của bạn. Thế nhưng, uống thuốc giảm cân đã bị cấm có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính và suy gan.

Khi bạn dùng thuốc ăn kiêng, gan phải xử lý các thành phần và chất hóa học phụ của thuốc. Điều đó có thể gây ra sự tích tụ các enzyme gây độc. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa một số loại thuốc giảm cân với bệnh viêm gan. Đó là dạng viêm gan có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn hoặc để lại sẹo.

3. Uống thuốc giảm cân có hại dạ dày không?

Bên cạnh mục đích chính là giảm cân thì một số loại thuốc cũng gây ra nhiều vấn đề khó chịu ở đường tiêu hóa. Đó là vì cơ chế ngăn cản sự hấp thụ chất béo của thuốc làm thay đổi quá trình tiêu hóa. Hậu quả là bạn có thể gặp phải những cơn co thắt dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy…

>>> Đọc thêm: ĂN GÌ ĐỂ GIẢM CÂN NHANH TRONG 3 NGÀY? THỰC ĐƠN 3 NGÀY + 7 BÍ QUYẾT

4. Uống thuốc giảm cân có hại thận không?

Uống thuốc giảm cân có hại thận không

Sử dụng thuốc giảm cân trong thời gian dài sẽ khiến hệ bài tiết như gan, thận làm việc “hết công suất”. Người uống thuốc sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguy hiểm hơn sẽ rơi vào tình trạng suy đa cơ quan như suy thận, phù nề toàn thân, cơ thể mệt mỏi.

5. Uống thuốc giảm cân có hại không? Gây viêm da

Gây viêm da

Một hợp chất giảm cân được gọi là 2,4-Dinitrophenol (DNP) bị cấm trong các chất bổ sung giảm cân của Hoa Kỳ và châu Âu. Nhưng hóa chất độc hại này vẫn xuất hiện trong các loại thuốc giảm cân trôi nổi trên thị trường.

Nghiên cứu cho thấy tác dụng phụ phổ biến nhất của việc sử dụng quá liều DNP là gây ngứa và viêm da do phản ứng dị ứng. Ngoài ra, khi gan bị tổn thương thì sẽ biểu hiện qua triệu chứng vàng da.

>>> Đọc thêm: DANH SÁCH 65 MÓN ĂN VẶT GIẢM CÂN LÀNH MẠNH, HIỆU QUẢ

6. Uống thuốc giảm cân có hại cho thai nhi không?

Các mẹ bầu không nên tùy tiện uống thuốc giảm cân vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Thuốc giảm cân có thể làm tăng huyết áp và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như tim đập nhanh, mất ngủ, buồn nôn, đau dạ dày, giảm hấp thụ dinh dưỡng… Khi sức khỏe mẹ bầu bị giảm sút thì chắc chắn thai nhi cũng không thể khỏe mạnh.

7. Giảm thị lực vĩnh viễn

Giảm thị lực vĩnh viễn

Các nghiên cứu đã cho thấy DNP có thể gây ra đục thủy tinh thể và các vấn đề liên quan đến thị lực.

Đục thủy tinh thể vốn là những khuyết điểm mờ đục trên thủy tinh thể của mắt. Hiện tượng này xảy ra nhanh chóng sau khi sử dụng DNP do những thay đổi trong sức khỏe và sản xuất tế bào máu. DNP còn dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn và không phân biệt được sáng – tối.

8. Uống thuốc giảm cân có hại cho sức khỏe không? Dễ gây nghiện

Một số loại thuốc ăn kiêng có chứa Amphetamines ảnh hưởng đến các hệ thống trong não. Chúng mang lại cảm giác hạnh phúc hoặc mãn nguyện tương tự như chất kích thích cocaine. Nếu bạn sử dụng liên tục sẽ gây nghiện. Hơn nữa, bạn có thể bị trầm cảm, rối loạn ăn uống và trở nên phụ thuộc vào tác dụng của thuốc giảm cân.

>>> Đọc thêm: TIẾT LỘ 7 BÍ QUYẾT GIẢM CÂN CHO TẠNG NGƯỜI KHÓ GIẢM CÂN

9. Không có tác dụng giảm cân

Không có tác dụng giảm cân

Nhiều loại thuốc giảm béo chỉ đơn giản là sự kết hợp của caffeine và các chất lợi tiểu khác gây mất nước. Ban đầu, bạn sẽ thấy cân nặng giảm nhưng thực sự chỉ là mất nước chứ không phải giảm mỡ. Một thời gian sau cân nặng sẽ quay lại ngay.

Ngoài ra, mất nước quá nhiều do uống thuốc giảm cân còn có thể dẫn đến sức khỏe nguy kịch.

10. Không thay đổi thói quen sống

Uống thuốc giảm cân có hại hay không? Chúng sẽ gây hại nếu bạn hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc mà không chịu thay đổi thói quen sinh hoạt. Bạn sẽ ít khi kiểm tra nhãn thực phẩm, không kiểm soát thức ăn nạp vào cơ thể và không tập thể dục nếu cho rằng một viên thuốc sẽ có tác dụng với bạn.

Chỉ uống thuốc giảm cân không phải là cách giảm cân bền vững. Một khi bạn ngừng uống, cân nặng sẽ quay lại như ban đầu.

>>> Đọc thêm: 4 BẢNG TÍNH CALO CHO NGƯỜI GIẢM CÂN ĐỂ CÓ DÁNG CHUẨN

Có nên uống thuốc giảm cân không?

Có nên uống thuốc giảm cân không

Ảnh minh họa: Harvard health

Khi bạn đã biết uống thuốc giảm cân có hại không thì bạn có thể sẽ lo ngại về chúng. FDA đã đưa ra danh sách một số loại thuốc ăn kiêng an toàn và bị cấm để người dùng biết cách lựa chọn. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung giảm cân nào.

1. Thuốc giảm cân an toàn

Để sử dụng trong thời gian ngắn, FDA đã phê duyệt các loại thuốc giảm cân sau:

• Thành phần phendimetrazine với tên thương hiệu là Bontril.

• Thành phần diethylpropion với tên thương hiệu là Tenuate.

• Thành phần benzphetamine với tên thương hiệu là Didrex.

• Thành phần phentermine với tên thương hiệu là Adipex-P, Fastin.

Để sử dụng lâu dài, FDA đã phê duyệt các loại thuốc sau:

• Thành phần orlistat với tên thương hiệu là Xenical, Alli.

• Thành phần topiramate với tên thương hiệu là Qsymia.

• Thành phần naltrexone/bupropion với tên thương hiệu là Contrave.

• Thành phần liraglutide với tên thương hiệu là Saxenda.

>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN DETOX GIẢM CÂN 7 NGÀY ĐỂ GIẢM 4-5KG MỠ THỪA

2. Thuốc giảm cân không an toàn

Thuốc giảm cân không an toàn

Ảnh minh họa: iStock

Uống thuốc giảm béo có hại gì không? FDA đã đưa ra cảnh báo cho người tiêu dùng không mua các chất bổ sung trong danh sách các thuốc giảm cân gây hại bao gồm:

Sibutramine: Một loại chất cấm bị thu hồi vì có liên quan đến việc tăng nguy cơ cao huyết áp, đau tim và đột quỵ.

Rimonabant: Một chất ức chế sự thèm ăn không được phép sử dụng ở Mỹ.

Phenytoin: Một loại thuốc chống động kinh.

Phenolphthalein: Một loại thuốc thử nghiệm có thể gây ung thư.

Belviq: Tăng nguy cơ ung thư phổi, tuyến tụy và đại trực tràng.

Clenbuterol: Gây rối loạn nhịp tim, đau ngực, tiêu chảy, buồn nôn, căng thẳng, cường giáp, run cơ, huyết áp cực đoan nguy hiểm ở cả mức cao và thấp.

Dinitrophenol: Còn được gọi là DNP gây ra mồ hôi dữ dội, tổn thương, khó hô hấp, chảy máu môi và hình thành bệnh đục thủy tinh thể.

>>> Đọc thêm: 4 THỰC ĐƠN EAT CLEAN 7 NGÀY GIẢM CÂN VÀ MỠ BỤNG HIỆU QUẢ

Cách sử dụng thuốc giảm cân an toàn

Cách sử dụng thuốc giảm cân an toàn

1. Những ai phù hợp với thuốc giảm cân?

Nếu bạn không thể giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm cân cho bạn nếu bạn thuộc một trong các nhóm sau:

• Bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 30.

• Bạn có chỉ số BMI lớn hơn 27 và mắc một bệnh lý liên quan đến cân nặng.

Để đảm bảo uống thuốc giảm cân có hại gì không, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe và tiền sử bệnh của bạn trước khi chọn thuốc. Sau đó, bác sĩ sẽ cùng bạn xem xét những ưu điểm và rủi ro của thuốc giảm cân theo toa.

Điều quan trọng cần nhớ là thuốc giảm cân không dành cho tất cả mọi người. Ví dụ: nếu bạn đang cố gắng mang thai hoặc đang cho con bú, bạn không nên sử dụng thuốc giảm cân theo toa.

2. Bạn có thể giảm bao nhiêu cân?

Các loại thuốc giảm cân theo toa thường được cho phép sử dụng lâu dài (hơn 12 tuần) để mang lại hiệu quả giảm cân.

Việc sử dụng thuốc giảm cân kết hợp với điều chỉnh lối sống giúp giảm cân nhiều hơn. Ví dụ, những người thừa cân nghiêm trọng có thể giảm từ 3-7% trọng lượng cơ thể trong năm đầu tiên theo nhiều nghiên cứu.

>>> Đọc thêm: 2 THỰC ĐƠN GIẢM CÂN IF GIÚP BẠN GIẢM CÂN NHANH CHÓNG

3. Bạn nên uống thuốc giảm cân trong bao lâu?

Bạn nên uống thuốc giảm cân trong bao lâu

Ảnh minh họa: AdobeStock

Bạn cần dùng thuốc giảm cân trong bao lâu còn tùy thuộc vào uống thuốc giảm cân có hại cho sức khỏe không và có phát huy tác dụng không? Nếu bạn đang bắt đầu giảm cân và không có dấu hiệu của các phản ứng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiếp tục dùng thuốc.

Nếu bạn không giảm được ít nhất 5% trọng lượng của mình sau 3 – 6 tháng, bác sĩ sẽ thay đổi liệu pháp điều trị hoặc khuyên bạn dùng một loại thuốc giảm cân khác.

4. Thuốc giảm cân bằng thảo dược có nguy hiểm không?

Nếu bạn không biết uống thuốc giảm cân thảo dược có tác hại gì không thì hãy cẩn trọng. Thuốc giảm cân thảo dược, giống như các loại thuốc không kê đơn khác, không được FDA công nhận là phương pháp giảm cân an toàn.

Bất kỳ lời quảng cáo nào về việc giảm cân đáng kể trong thời gian ngắn sẽ là một dấu hiệu cho thấy những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc đơn giản là không hiệu quả.

>>> Đọc thêm: GỢI Ý THỰC ĐƠN 1.200 CALO MỖI NGÀY TRONG 1 TUẦN GIẢM CÂN

5. Kết hợp ăn uống và tập thể dục lành mạnh

Kết hợp ăn uống và tập thể dục lành mạnh

Nếu bạn muốn giảm cân, phương pháp tốt nhất là tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống cân bằng ít calo, giàu chất dinh dưỡng. Những phương pháp này hiệu quả hơn tất cả các loại thuốc ăn kiêng cộng lại.

Bazaar Vietnam đã giúp bạn biết được uống thuốc giảm cân có hại không và một số tác hại của chúng. Điều quan trọng nhất là không có viên thuốc nào mang đến tác dụng giảm cân hoàn toàn cho bạn. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn vẫn luôn là chìa khóa giảm cân lành mạnh nhất bạn nên áp dụng.

>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN 1500 CALO MỖI NGÀY ĐÁNH BAY MỠ THỪA

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm