Sữa ong chúa có tác dụng gì? 12 lợi ích và cách bổ sung đúng

Sữa ong chúa có những thành phần dinh dưỡng nào? Sữa ong chúa có tác dụng gì? Bổ sung sữa ong chúa như thế nào là đúng cách?

Sữa ong chúa là sản phẩm từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Nhiều người quan tâm tới sản phẩm này muốn biết sữa ong chúa có tác dụng gì. Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cho bạn về tác dụng, lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sữa ong chúa gồm những thành phần dinh dưỡng nào?

Sữa ong chúa có tác dụng gì

Sữa ong chúa có tác dụng gì? Sữa ong chúa tiết ra từ tuyến hàm của các con ong thợ để nuôi dưỡng ong chúa và các ấu trùng ong chúa. Ở nhiệt độ thường, sữa ong chúa có dạng keo, màu hơi ngả vàng.

Sữa ong chúa chứa các chất dinh dưỡng thiết cho cơ thể như:

• Nước (chiếm 50 – 60%)
• Protein (chiếm 18%)
• Carbohydrate (chiếm 15%)
• Lipid (chiếm 3 – 6%)
• Muối khoáng (chiếm 1,5%)

Sữa ong chúa chứa một số vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9) và khoáng chất vi lượng. Ngoài ra, sữa ong chúa còn chứa polyphenol. Đây là chất có vai trò chống oxy hóa.

>>> Đọc thêm: CÁCH SỬ DỤNG SỮA ONG CHÚA LÀM ĐẸP DA CHO MỌI LỨA TUỔI

Sữa ong chúa có tác dụng gì?

Sữa ong chúa có tác dụng gì

Sữa ong chúa chứa các dưỡng chất giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh, ngăn ngừa lão hóa và làm đẹp da. Vậy cụ thể sữa ong chúa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

1. Sữa ong chúa giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư

Sữa ong chúa chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên và chất chống oxy hóa. Các thành phần này có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư.

Ngoài ra, các hoạt chất này còn giúp ngăn chặn hoạt động của Bisphenol A trong cơ thể và bảo vệ các tế bào. Bisphenol A hay BPA là loại nhựa nguy hiểm đối với sức khỏe, có thể gây ung thư.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC DỤNG CỦA VITAMIN B1 ĐỐI VỚI DA, TÓC VÀ 6 MẶT NẠ HIỆU QUẢ

2. Tác dụng của sữa ong chúa ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tác dụng của sữa ong chúa ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu ở động vật và cả người đã chứng minh rằng sữa ong chúa có những tác động tích cực đến hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Cụ thể:

Nghiên cứu kéo dài 12 tuần trên những con thỏ được bổ sung sữa ong chúa cho thấy cholesterol toàn phần giảm 28% và cholesterol xấu giảm 23%.

Kết quả nghiên cứu ở người về tác dụng của sữa ong chúa cho thấy cholesterol toàn phần giảm 11%, cholesterol xấu giảm 4%. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 1 tháng với những người tiêu thụ 3g sữa ong chúa/ngày.

Lợi ích của sữa ong chúa là ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như xơ cứng động mạch, suy tim, đau thắt ngực. Sữa ong chúa còn có khả năng duy trì sự đàn hồi của mạch máu, tăng khả năng co bóp tim và bảo vệ cơ tim.

>>> Đọc thêm: 12 CÔNG DỤNG CỦA MẬT ONG TRONG LÀM ĐẸP DA, TÓC, MÓNG TAY

3. Sữa ong chúa có tác dụng gì? Tăng cường miễn dịch

Sữa ong chúa có tác dụng ngăn chặn hợp chất histamin trong cơ thể. Histamin là hợp chất tham gia vào các phản ứng viêm, là chất trung gian gây ngứa, dị ứng.

Bên cạnh đó, sữa ong chúa chứa nhiều flavonoid và các hợp chất hữu cơ. Flavonoid có tác dụng bảo vệ các tế bào, chống oxy hóa và ngăn cản một số phản ứng miễn dịch trên cơ thể.

Sữa ong chúa có thể chống lại các chất gây dị ứng, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm uống sữa ong chúa có tác dụng gì ở khía cạnh này.

4. Lợi ích của sữa ong chúa tốt cho hoạt động của não bộ

Lợi ích của sữa ong chúa tốt cho hoạt động của não bộ

Sữa ong chúa có tác dụng gì cho sức khỏe của não bộ? Chất chống oxy hóa trong sữa ong chúa có thể bảo vệ axit béo trong mô não bộ khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa ong chúa có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

Các chất dinh dưỡng trong sữa ong chúa có khả năng hỗ trợ điều trị sự mất cân bằng hóa học não bộ. Đây được xem là tình trạng này có thể dẫn đến chứng căng thẳng và lo lắng.

Ngoài ra, sữa ong chúa là nguồn dinh dưỡng tự nhiên duy nhất chứa acetylcholine. Acetylcholine có chức năng dẫn truyền thần kinh, điều chỉnh trí nhớ và truyền thông điệp giữa các tế bào. Vì vậy, sữa ong chúa có thể giúp cải thiện trí nhớ và nhận thức.

>>> Đọc thêm: HẠT SEN CÓ TÁC DỤNG GÌ? 19 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA HẠT SEN

5. Ngăn ngừa loãng xương

Ngăn ngừa loãng xương

Một nghiên cứu của các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh sữa ong chúa và phấn ong có thể cải thiện tình trạng giảm mật độ xương ở người loãng xương. Sữa ong chúa giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, hỗ trợ sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương.

6. Sữa ong chúa có tác dụng gì? Ổn định chỉ số huyết áp

Nghiên cứu về công dụng của sữa ong chúa trong ống nghiệm chỉ ra thành phần protein trong sữa tốt cho tĩnh mạch và động mạch. Cụ thể sữa ong chúa có khả năng làm thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch. Từ đó có tác dụng làm giảm huyết áp ở người mắc chứng cao huyết áp.

>>> Đọc thêm: 14 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE KHI ĂN CÀ CHUA

7. Giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh

Giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh

Kết quả một nghiên cứu sữa ong chúa có tác dụng gì cho phụ nữ cho thấy rằng sữa ong chúa có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh.

Các triệu chứng khó chịu ở những phụ nữ uống 800mg sữa ong chúa mỗi ngày trong 12 tuần đã cải thiện đáng kể.

Một nghiên cứu khác về sữa ong chúa có tác dụng gì cũng cho thấy lợi ích của nó đối với sức khỏe phụ nữ. Sữa ong chúa giúp tăng khả năng bôi trơn và giảm tình trạng teo âm đạo ở phụ nữ.

8. Sữa ong chúa có tác dụng gì cho sức khỏe? Tăng sức khỏe sinh sản

Sữa ong chúa có tác dụng gì cho sinh sản? Sữa ong chúa có đặc tính chống oxy hóa, tác động tích cực đến quá trình sản xuất và hoạt động tinh trùng.

Nghiên cứu trên động vật cho thấy bổ sung sữa ong chúa có thể tăng cường sản xuất testosterone. Testosterone là hormone sinh dục có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nam giới.

9. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Ảnh: Stackumbrella

Sữa ong chúa nguyên chất có tác dụng gì cho hệ tiêu hóa? Trong sữa ong chúa có thành phần lợi khuẩn bifidobacterium.

Đây là vi khuẩn có lợi hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa. Do đó, sữa ong chúa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

>>> Đọc thêm: 14 LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA LỰU SẼ KHIẾN BẠN NGẠC NHIÊN

10. Công dụng của sữa ong chúa hỗ trợ chăm sóc da, ngăn ngừa lão hóa

Công dụng của sữa ong chúa hỗ trợ chăm sóc da, ngăn ngừa lão hóa

Sữa ong chúa có tác dụng gì cho da mặt và làm đẹp? Sữa ong chúa được sử dụng như một sản phẩm chăm sóc da hiệu quả. Sữa ong chúa nguyên chất chứa vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E.

Vitamin B giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da.

Vitamin C hỗ trợ làm mờ thâm, sẹo, nám và tàn nhang, dưỡng ẩm và ngăn ngừa tình trạng khô da.

Vitamin E là hợp chất có tác dụng chống viêm, ngừa sưng, ngăn chặn các tình trạng viêm da. Vitamin E giúp chống lại tác hại của các gốc tự do và tia cực tím.

Sữa ong chúa có thể tăng quá trình sản xuất collagen và bảo vệ da trước những tác hại bên ngoài. Ngoài ra, sữa ong chúa còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng lão hóa da.

>>> Đọc thêm: 15 CÁCH CHỐNG LÃO HÓA DA MẶT VÔ CÙNG HIỆU QUẢ BẠN NÊN BIẾT

11. Chống viêm và chống oxy hóa

Chống viêm và chống oxy hóa

Nhiều nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm về sữa ong chúa có tác dụng gì cho thấy sữa ong chúa có thể chống viêm và chống oxy hóa. Các axit béo, axit amin và các hợp chất phenolic trong sữa ong chúa có khả năng chống oxy hóa mạnh.

12. Sữa ong chúa có tác dụng gì? Trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ

Sữa ong chúa giúp hỗ trợ cải thiện và tái tạo lớp màng nhầy của hệ tiêu hóa, cân bằng lượng đường trong máu. Bổ sung sữa ong chúa có tác dụng kích thích cơn thèm ăn, giúp ăn ngon miệng. Từ đó điều trị hiệu quả chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Bổ sung sữa ong chúa như thế nào là đúng cách?

Bổ sung sữa ong chúa như thế nào là đúng cách

Để việc bổ sung sữa ong chúa có tác dụng gì đạt hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều sau:

• Thời gian cơ thể hấp thu các dưỡng chất trong sữa ong chúa tốt nhất là vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi ngủ khoảng 30 phút.

• Sữa ong chúa chỉ nên sử dụng cho trẻ em trên 6 tuổi và không nên dùng trong thời gian dài. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/8 thìa cà phê. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ bổ sung sữa ong chúa.

• Người lớn có thể dùng sữa ong chúa mỗi lần 1/2 – 1 thìa cà phê, ngày uống 2 lần.

>>> Đọc thêm: ĐẬU ĐỎ CÓ TỐT KHÔNG? UỐNG NƯỚC ĐẬU ĐỎ CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Những trường hợp không nên sử dụng sữa ong chúa

Những trường hợp không nên sử dụng sữa ong chúa

• Những người thuộc các trường hợp dưới đây nên cân nhắc khi dùng sữa ong chúa.

• Người bệnh hen suyễn: Sữa ong chúa khiến các cơn hen suyễn tái phát và diễn biến nặng hơn.

• Phụ nữ đang mang thai: Sữa ong chúa có một số thành phần gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

• Người dị ứng với phấn hoa hoặc mật ong: Sữa ong chúa có thể gây dị ứng nặng hơn, thậm chí gây khó thở, sốc phản vệ.

• Người huyết áp thấp: Sữa ong chúa có tác dụng hạ huyết áp, làm mở động mạch huyết quản, tốt cho người cao huyết áp. Ngược lại sữa ong chúa không tốt cho người huyết áp thấp.

• Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Sữa ong chúa khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa diễn biến nặng hơn.

Hy vọng chia sẻ về sữa ong chúa có tác dụng gì sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách dùng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn bổ sung sữa ong chúa nhé!

>>> Đọc thêm: ĂN QUẢ BƠ CÓ TÁC DỤNG GÌ? 12 LỢI ÍCH VÀ 5 TÁC HẠI KHI ĂN NHIỀU BƠ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm