Nước ép cóc có tốt không? Giải đáp thắc mắc từ A-Z

Nước ép cóc có vị chua ngọt đậm đà đặc trưng, uống vào giải nhiệt, thanh mát cơ thể. Bạn có thể kết hợp cóc với các loại trái cây khác để làm ra nhiều món nước ép thơm ngon.

Quả cóc có tên tiếng Anh là Ambarella, tên khoa học là Spondias dulcis. Cây cóc phát triển mạnh ở những nước nhiệt đới, nơi có khí hậu nóng ẩm. Ngoài ăn trực tiếp, làm salad, quả cóc còn được dùng để ép nước uống. Nước ép cóc không chỉ thơm ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nước ép cóc có tác dụng gì?

Nước ép cóc có tốt không? Giải đáp thắc mắc từ A-Z

Ảnh: Freepik

Một quả cóc có trọng lượng trung bình cung cấp khoảng:

• 69,12 kcal năng lượng
• 0,45% protein
• 16,65% carbohydrate
• 3 mg sắt
• 22 gam phốt pho
• 0,08% chất béo
• 3 mg natri
• 0,3 mg kali

Ngoài ra, cóc còn chứa nhiều các loại vitamin A, B, C. Với các chất dinh dưỡng này, nước ép cóc mang đến những công dụng sau:

1. Kiểm soát mức cholesterol

Cóc là loại quả giàu vitamin và chất chống oxy hóa. Các hợp chất này giúp duy trì mức huyết áp bình thường, do đó ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp. Chất chống oxy hóa cũng hạn chế hình thành các cholesterol xấu. Hàm lượng cholesterol tăng cao là một trong những nguy cơ gây tắc nghẽn động mạch và các bệnh về tim.

>>> Đọc thêm: 10 tác dụng và 11 công thức làm nước ép củ dền giảm cân

2. Tăng cường khả năng miễn dịch

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả cóc có tác dụng duy trì cơ chế phòng vệ trong cơ thể. Ăn cóc giúp tổng hợp các tế bào bạch cầu khỏe mạnh, cần thiết để chống lại các tác nhân xâm nhập gây nhiễm trùng trong cơ thể. Vitamin C cũng cải thiện khả năng hấp thụ sắt trong máu. Quá trình này rất cần thiết để tổng hợp hồng cầu khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa thiếu máu và mệt mỏi.

3. Cải thiện các vấn đề tiêu hóa

Cóc chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi như flavonoid, terpenoid và tannin. Những chất này có thể cải thiện chứng bệnh đường tiêu hóa phổ biến như đầy hơi, khó tiêu. Bổ sung quả cóc trong thực đơn giúp kích hoạt dịch vị dạ dày, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ.

4. Cải thiện thị lực

Hàm lượng vitamin A dồi dào trong quả cóc giúp thúc đẩy thị lực khỏe mạnh ở trẻ em và người lớn. Theo nghiên cứu, vitamin A có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Nếu muốn duy trì đôi mắt sáng khỏe, bạn đừng quên bổ sung nước ép cóc nhé.

>>> Đọc thêm: Vì sao chuối giúp giảm cân? 5 cách làm sinh tố chuối giảm cân siêu hiệu quả

5. Chống nhiễm trùng da

Các chất kháng khuẩn trong quả cóc có thể giải quyết một số vấn đề về da phổ biến như khô da, vẩy nến, bệnh trứng cá đỏ và mụn nước. Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong quả cóc còn kích thích tổng hợp collagen, do đó làm chậm quá trình lão hóa và làm mờ nếp nhăn.

6. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Quả cóc ít calo, chất béo và nhiều chất xơ. Đặc điểm này khiến cóc trở thành loại trái cây phù hợp cho những người muốn kiểm soát cân nặng. Chất xơ trong quả cóc tạo cảm giác no, giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Từ đó, bạn có khả năng đạt được mục tiêu giảm cân, duy trì vóc dáng lý tưởng.

7. Hỗ trợ sức khỏe xương

Quả cóc chứa canxi và phốt pho, hai khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và độ chắc của xương. Canxi cần thiết cho sự hình thành và mật độ xương. Trong khi đó, phốt pho hỗ trợ quá trình khoáng hóa xương. Khoáng hóa xương là quá trình bồi đắp chất khoáng vào xương, giúp xương chắc khỏe. Bổ sung quả cóc vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn duy trì xương chắc khỏe.

>>> Đọc thêm: Bật mí 5 cách làm nước ép mướp đắng giảm cân cực dễ

Cách làm nước ép cóc

Cách làm nước ép cóc

Ảnh: Daily news

Nước ép cóc nguyên chất có vị chua, vì vậy, để món nước trở nên hấp dẫn hơn, bạn nên kết hợp cóc với các nguyên liệu khác. Nếu chưa biết cóc ép với gì ngon, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

1. Nước ép cóc với ổi

Chuẩn bị nguyên liệu: quả cóc, ổi, mật ong hoặc đường, nước lọc.

Cách thực hiện:

• Cóc, ổi rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa với máy ép. Bạn lưu ý bỏ hạt cóc trước khi ép nhé.

• Lần lượt cho ổi, cóc cùng ít nước lọc vào máy ép nước. Sau cùng, bạn thêm đường (hoặc mật ong) cùng với đá vào nước ép và thưởng thức. Tìm hiểu các công thức nước ép ổi khác.

2. Nước ép cóc với dứa (thơm)

Chuẩn bị nguyên liệu: cóc, dứa, nước lọc.

Cách thực hiện:

• Cóc rửa sạch, bỏ hạt, cắt miếng vừa phải. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt thành thanh dài để dễ ép.

• Cho cóc và dứa vào máy ép rồi tiến hành ép nước. Dứa có vị ngọt sẵn nên bạn không cần cho thêm đường hay mật ong. Nếu muốn nước ép loãng, bạn có thể pha thêm nước lọc để ép. Thành phẩm là món nước ép có màu vàng óng đẹp mắt, vị chua ngọt hòa quyện kích thích vị giác.

>>> Đọc thêm: 8 cách làm nước ép dứa giảm cân và những lưu ý khi uống

cóc và dứa

Ảnh: Pilgrimagevillageresort

3. Nước ép cóc với táo

Chuẩn bị nguyên liệu: cóc, táo, nước lọc.

Cách thực hiện:

• Cóc và táo rửa sạch, bỏ hạt và cắt miếng vừa ép. Bạn lưu ý là bỏ cả hạt cóc và hạt táo nhé.

• Cho tất cả nguyên liệu vừa sơ chế vào máy ép. Cũng như dứa, táo có vị ngọt sẵn nên bạn không cần pha thêm đường hay các chất tạo ngọt. Nước ép cóc và táo có vị ngọt chua vừa phải, vừa ngon miệng vừa hỗ trợ tiêu hóa. Tìm hiểu 10 công thức làm sinh tố táo giảm cân.

4. Nước ép cóc mix sơ ri

Chuẩn bị nguyên liệu: cóc, sơ ri, đường, muối.

Cách thực hiện:

• Cóc rửa sạch, bỏ hạt, cắt miếng. Sơ ri rửa sạch, bỏ những quả hư.

• Cho lần lượt cóc và sơ ri đã chuẩn bị vào máy ép. Với nước ép thu được, bạn thêm vào đường và một ít muối để tạo vị cân bằng. Nếu muốn uống lạnh, bạn cho thêm đá viên vào nhé.

>>> Đọc thêm: Công thức làm 7 món sinh tố bơ giảm cân tại nhà

Giải đáp một số thắc mắc

Giải đáp một số thắc mắc

Ảnh: Hartono Subagio/Pixabay

1. Phụ nữ mang thai uống nước ép cóc được không?

Phụ nữ mang thai thường có khẩu vị nhạy cảm, muốn tìm những món ăn kích thích vị giác, đem đến sự ngon miệng. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lo lắng cho sức khỏe của thai nhi nên thường cân nhắc rất kỹ mỗi khi ăn uống.

Vậy phụ nữ mang thai uống nước ép cóc có được không? Câu trả lời là được. Nước ép cóc giúp bạn bổ sung vitamin C, tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ mắc cúm. Nước ép này còn có vị chua ngọt, dễ uống. Tuy nhiên, mẹ bầu nên uống với lượng hợp lý. Bạn chỉ nên uống 2 – 3 lần/1 tuần và khoảng 100ml – 200ml mỗi lần uống.

2. Uống nước ép cóc mỗi ngày được không?

Uống nước ép cóc quá nhiều và thường xuyên có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên uống theo liều lượng khuyến cáo. Nạp quá nhiều nước ép sẽ khiến dư thừa axit, gây hại dạ dày. Đồng thời, khi tiêu thụ quá mức một thực phẩm nào đó, bạn có nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng.

>>> Đọc thêm: Công thức nước ép giảm cân 7 ngày đánh bay mỡ bụng siêu nhanh

3. Uống nước ép cóc có gây nóng không? Có nổi mụn không?

Quả cóc có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc. Vì vậy, bạn yên tâm là uống nước ép sẽ không gây nóng trong người. Tuy nhiên, khi pha nước ép, bạn nên điều chỉnh lượng đường hợp lý. Nếu thêm quá nhiều đường, bạn có khả năng bị nổi mụn, xấu da.

4. Uống nước ép cóc thời điểm nào là tốt?

Thời điểm hợp lý để uống là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Lúc này, cơ thể sẽ hấp thụ tối đa các vitamin và khoáng chất trong nước ép. Bạn không nên uống nước ép cóc khi bụng đói. Axit trong nước ép có khả năng gây hại đến dạ dày. Đặc biệt, nếu đang mắc bệnh dạ dày, bạn nên pha loãng bằng cách thêm nước lọc vào khi ép nước nhé.

Nước ép trái cây tươi mang đến nhiều vitamin, giúp bạn duy trì năng lượng và sức khỏe mỗi ngày. Nước ép cóc có những công dụng gì và cách uống nước ép cóc đúng là như thế nào? Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại trái cây bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn này.

>>> Đọc thêm: 9 cách làm nước ép ớt chuông giảm cân thần tốc

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm