10 cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn dân gian

Những cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn nào hiệu quả và dễ thực hiện tại nhà? Khi bị đầy bụng khó tiêu cần lưu ý điều gì?

Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn là các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa, gây khó chịu khi mắc phải. Dưới đây là các cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn tại nhà hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

Các cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn bằng phương pháp dân gian

Các cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn bằng phương pháp dân gian

Có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng đầy bụng khó tiêu buồn nôn. Sử dụng phương pháp dân gian từ các nguyên liệu thiên nhiên là một trong những cách dễ thực hiện và hiệu quả.

10 cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn sau sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu này.

1. Cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn bằng chườm nóng

chườm nóng

Chườm nóng vùng bụng giúp kích thích tiêu hóa cho dạ dày, ruột non. Đồng thời tăng quá trình hấp thụ thức ăn, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hiệu quả.

Với cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn này, bạn cần chuẩn bị gói chườm nóng. Nếu không có gói chườm nóng, bạn có thể thay thế bằng khăn tay. Sau đó bạn nhúng khăn vào nước nóng, vắt khô, gấp lại và đắp lên bụng.

>>> Đọc thêm: BỊ ĐẦY HƠI CHƯỚNG BỤNG NÊN ĂN GÌ? 32 THỰC PHẨM HỖ TRỢ HIỆU QUẢ

2. Cách chữa chướng bụng khó tiêu buồn nôn bằng lá bạc hà

Cách chữa chướng bụng khó tiêu buồn nôn bằng lá bạc hà

Hợp chất flavonoid trong bạc hà có tác dụng chống oxy hóa, làm ức chế hoạt động của tế bào Mast. Đây là tế bào có nhiều trong đường ruột, gây đầy hơi.

Tinh dầu bạc hà có khả năng khử trùng, kháng khuẩn. Bạc hà giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, kích thích tiêu hóa.

Cách làm giảm đầy bụng khó tiêu bằng lá bạc hà:

Cách 1: Rửa sạch lá bạc hà, nhai sống và uống với 1 ly rượu nhỏ táo mèo sau ăn.

Cách 2: Cho 1 thìa cà phê bạc hà khô hãm với 150ml nước sôi. Đợi khoảng 15 phút rồi uống như uống trà. Bạn nên uống khi nóng và sau ăn để có kết quả tốt nhất.

Cách 3: Cho 50g lá bạc hà khô, 50g tinh dầu bạc hà vào 100ml rượu nặng 90 độ vào lọ thủy tinh đậy kín. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần sau ăn, mỗi lần 5 – 10 giọt pha với nước nóng.

Bạc hà có khả năng khắc phục triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng loại thảo dược này khi mắc chứng khó tiêu do trào ngược dạ dày thực quản. Các thành phần trong bạc hà có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

3. Cách làm giảm đầy bụng khó tiêu bằng trà hoa cúc

Cách làm giảm đầy bụng khó tiêu bằng trà hoa cúc

Ảnh: prevention

Hoa cúc chứa các hợp chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong dạ dày. Các hợp chất trong hoa cúc sẽ giải phóng khí gây đầy hơi hiệu quả.

Uống trà hoa cúc giúp cải thiện sức khỏe nhu động ruột, giảm nguy cơ mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Cách chữa đầy bụng buồn nôn khó tiêu bằng trà hoa cúc thực hiện đơn giản như sau:

• Chuẩn bị 50g trà hoa cúc khô, 20ml mật ong nguyên chất, 200ml nước sôi.

• Cho hoa cúc vào ấm nước sôi. Dùng thìa khuấy đều, đợi khoảng 20 phút để cho trà tan. Sau đó bạn lọc bỏ xác trà rồi cho mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.

Lưu ý, bạn không nên uống trà hoa cúc khi đang sử dụng các loại thuốc làm đông máu. Hợp chất chamomile trong hoa cúc có thể gây loãng máu. Ngoài ra, người dị ứng với phấn hoa không nên dùng trà hoa cúc để chữa đầy bụng khó tiêu.

>>> Đọc thêm: 5 BIỂU HIỆN CƠ THỂ BỊ NHIỄM ĐỘC VÀ 6 DẤU HIỆU CƠ THỂ ĐANG THẢI ĐỘC

4. Bị khó tiêu phải làm sao? Dùng giấm táo

Bị khó tiêu phải làm sao? Dùng giấm táo

Giấm táo dùng để chữa đau bụng, táo bón, đầy hơi khó tiêu nhờ chứa nhiều axit có lợi cho hệ tiêu hóa. Hàm lượng axit malic và axit axetic trong giấm táo giúp kháng khuẩn, chống nhiễm nấm đường ruột.

Cách chữa chướng bụng khó tiêu bằng giấm táo:

• Cho 2 – 3 thìa cà phê giấm táo vào 200ml nước ấm. Uống giấm táo trước bữa ăn khoảng 30 phút có thể ngăn ngừa triệu chứng đầy hơi khó tiêu sau ăn.

• Bạn nên uống giấm táo với lượng vừa phải. Uống quá nhiều giấm táo có thể gây tác dụng phụ như mòn răng, rát họng, buồn nôn, hạ đường huyết.

>>> Đọc thêm: UỐNG DẤM TÁO CÓ TÁC DỤNG GÌ? 6 LỢI ÍCH VÀ CÁCH UỐNG KHÔNG GÂY HẠI

5. Cách làm giảm đầy bụng khó tiêu bằng gừng

Cách làm giảm đầy bụng khó tiêu bằng gừng

Gừng có khả năng thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, giảm áp lực tiêu hóa trong đường ruột. Từ đó giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Trong quá trình tiêu hóa, vi khuẩn đường ruột tiếp xúc với thức ăn dẫn đến hiện tượng lên men. Hiện tượng này gây nên các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Các enzyme trong gừng giúp đẩy khí ra khỏi cơ thể, làm giảm cảm giác khó chịu.

Bị khó tiêu phải làm sao? Nhai 2 – 3 lát gừng tươi hoặc uống một cốc trà gừng nóng để làm giảm bớt các triệu chứng trên. Bạn có thể cho thêm chanh hoặc mật ong vào trà gừng để tăng hương vị.

Bạn nên tiêu thụ khoảng 3 – 4g gừng mỗi ngày. Dùng quá nhiều gừng sẽ gây bỏng cổ họng, ợ nóng, nóng người.

6. Nước chanh

Nước chanh

Chất xơ pectin trong chanh là chất xơ hòa tan, có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột. Đồng thời chất này làm chậm quá trình tiêu hóa đường, tinh bột, từ đó giúp làm giảm bớt chứng khó tiêu, đầy hơi ợ nóng.

Nước chanh còn có khả năng kích thích sản xuất mật, hydrat hóa đại tràng, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Uống một cốc chanh nóng hoặc ấm trước ăn 15 phút sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đầy bụng khó tiêu hiệu quả.

>>> Đọc thêm: 7 LOẠI THỨC UỐNG GIẢI ĐỘC CƠ THỂ ĐƠN GIẢN, DỄ THỰC HIỆN

7. Bị khó tiêu phải làm sao? Uống mật ong

Bị khó tiêu phải làm sao? Uống mật ong

Các axit amin và vitamin trong mật ong giúp tăng vi khuẩn có lợi, giảm vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Ngoài ra, mật ong chứa nhiều thành phần tốt cho quá trình điều tiết axit trong dạ dày. Uống mật ong giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Hướng dẫn cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn tại nhà bằng mật ong:

• Chuẩn bị 1 thìa canh mật ong, 1 thìa canh nước cốt chanh, 5g gừng tươi, 150ml nước lọc.

• Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi cắt thành sợi nhỏ. Cho gừng vào đun sôi với nước khoảng 5 phút. Sau đó đợi nước bớt nóng thì cho mật ong, nước cốt chanh vào khuấy đều.

• Thời điểm uống nước gừng mật ong tốt nhất là sau bữa ăn sáng khoảng 15 – 20 phút.

>>> Đọc thêm: 12 CÔNG DỤNG CỦA MẬT ONG TRONG LÀM ĐẸP DA, TÓC, MÓNG TAY

8. Cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn bằng bột quế

chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn bằng bột quế

Quế là loại gia vị có tác dụng kích thích quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất chống oxy hóa có trong quế giúp làm dịu các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.

Hướng dẫn dùng bột quế để chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn:

• Cho 1/2 thìa cà phê bột quế pha với 250ml nước và đun sôi trong 5 phút. Đợi nước ấm, bạn lọc bỏ xác và lấy nước uống. Hoặc bạn cho 1/2 thìa cà phê bột quế vào cốc sữa ấm. Cách này giúp trị đầy bụng buồn nôn an toàn và hiệu quả.

>>> Đọc thêm: BỘT QUẾ CÓ TÁC DỤNG GÌ? 13 CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CẦN BIẾT

9. Sử dụng nghệ

Sử dụng nghệ

Thành phần curcumin trong nghệ có hoạt tính chống viêm, cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghệ có khả năng bảo vệ niêm mạc đường ruột, ức chế sự tạo khí. Đồng thời khắc phục triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn hiệu quả.

Hướng dẫn cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn bằng củ nghệ:

• Pha 2 thìa cà phê tinh bột nghệ với 1 thìa cà phê mật ong vào 200ml nước ấm. Hoặc bạn dùng tinh bột nghệ trộn với mật ong, vo thành từng viên, sấy khô. Sau đó cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG CỦA CỦ NGHỆ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ LÀM ĐẸP

10. Cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn bằng lá mơ

Cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn bằng lá mơ

Theo Đông y, lá mơ có tính bình, vị ngọt đắng, tốt cho hệ tiêu hóa. Các thành phần trong lá mơ có tác dụng kháng viêm, ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn. Vì vậy, lá mơ được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng.

Cách chữa đầy bụng buồn nôn bằng lá mơ lông:

• Chuẩn bị 20 – 30 lá mơ tươi, rửa sạch. Bạn có thể ăn sống hoặc giã nát và vắt lấy nước uống.

Khi bị đầy bụng khó tiêu buồn nôn cần lưu ý điều gì?

Khi bị đầy bụng khó tiêu buồn nôn cần lưu ý điều gì

Bên cạnh cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn, bạn nên lưu ý những điều sau để làm giảm các triệu chứng này.

• Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn mỗi ngày để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

• Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

• Bổ sung các loại trái cây sau bữa ăn chứa nhiều đạm.

• Chú ý ăn chậm, nhai kỹ, ăn từng miếng nhỏ.

• Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng, nhiều đường, nhiều dầu mỡ.

• Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng và massage bụng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Trên đây là các cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn bằng phương pháp dân gian dễ thực hiện. Nếu các triệu chứng này kéo dài và nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm