Lá cách kỵ với gì? Lưu ý khi dùng lá cách chữa bệnh

Lá cách là lá của cây cách (còn gọi là vọng cách). Lá có mùi thơm dễ chịu, thường dùng để ăn sống hoặc xào. Vậy lá cách kỵ với gì?

Lá cách không chỉ là loại rau ăn mà còn là thảo dược, có thể hỗ trợ chữa một số bệnh. Cây chứa tinh dầu, vị ngọt, tính mát. Lá cách ít phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, vì vậy nhiều người thắc mắc lá cách kỵ với gì. Nếu đang tìm hiểu về loại lá này, bạn đừng bỏ qua các thông tin dưới đây.

Lá cách là lá gì?

Lá cách kỵ với gì? Lưu ý khi dùng lá cách chữa bệnh

Trước khi tìm hiểu lá cách kỵ với gì, bạn có thể tham khảo một số thông tin giới thiệu về loại lá này.

Lá cách là lá của cây cách (còn gọi là cây vọng cách, cách biển, lộc cách). Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 1 – 2 mét, thân có gai. Cây thường sống ở vùng nước ngọt, nước lợ, đầm lầy, ven biển, sông hồ hoặc rừng ngập mặt. Lá cách hình bầu dục, mép lá có răng cưa. Hoa cách nhỏ, màu trắng lục. Quả cách hình trứng, màu đen, to bằng hạt đậu.

Toàn thân cây cách có mùi hương đặc trưng, hơi hắc. Riêng lá cách có mùi thơm gần giống lá chanh. Lá cách tươi thường dùng để chế biến món ăn. Trong khi đó, lá cách khô thường dùng để điều chế thành các bài thuốc trị bệnh.

Lá cách chứa các hợp chất như flavonoid, alkaloid, saponin và tinh dầu. Các chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm.

>>> Đọc thêm: Mướp hương kỵ với gì? 6 lưu ý để tránh ngộ độc khi ăn

Lá cách có công dụng gì?

Nếu đây là lần đầu biết đến lá cách, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết công dụng của nguyên liệu này. Lá cách kỵ với gì hay lá cách có lợi ích gì cho sức khỏe? Dưới đây là một số công dụng phổ biến của lá cách.

1. Kháng viêm

Theo nghiên cứu, các hợp chất trong lá cách có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Dùng lá cách có thể giảm tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa phù nề, giảm sự hình thành u hạt.

2. Cải thiện tâm trạng

Theo y học, lá cách chứa alkaloid: premnin, granimin, có tính cường giao cảm thần kinh. Khi ăn hoặc uống các món chế biến từ lá cách, bạn có thể thấy tâm trạng phấn chấn hơn. Các chất này giúp kích thích nhu động ruột, tăng tiết nước bọt, tạo phản ứng co mạch, Từ đó, cơ thể trở nên hưng phấn, bạn cảm thấy ăn ngon miệng, người khỏe hơn.

3. Bảo vệ gan

Các thí nghiệm trên chuột đã cho ra kết quả khả thi về mối liên quan giữa lá cách và sức khỏe gan. Theo đó, các loại thuốc từ lá cách có tác dụng giảm viêm gan. Ngoài ra, lá cách còn có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.

4. Tiêu độc, lợi tiểu

Theo y học cổ truyền, lá cách có vị ngọt, tính mát, tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, mát gan. Trà hay nước sắc từ lá cách giúp giải rượu, trị nóng trong, nhiệt miệng, nổi mụn.

5. Một số công dụng khác

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh có thể dùng lá cách để chữa tắc tia sữa. Nước sắc từ lá cách có khả năng lợi sữa. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nước lá cách để giảm đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu.

>>> Đọc thêm: Thịt trâu kỵ gì? 5 thứ không nên kết hợp với thịt trâu

Lá cách kỵ với gì?

cây vọng cách, cách biển, lộc cách

Hai cách dùng phổ biến nhất của lá cách là chế biến món ăn và dùng để hãm trà, sắc nước. Lá cách có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu trong cách chế biến. Tùy và mục đích sử dụng, bạn nên lưu ý lá cách kỵ với gì để phát huy hết công dụng của thành phẩm nhé.

1. Lá cách dùng để chế biến món ăn

Lá cách có vị ngọt, mùi thơm nhẹ như lá chanh. Khi dùng để nấu ăn, lá cách có thể giúp khử mùi tanh của các nguyên liệu khác. Các cách chế biến lá cách như:

Ăn sống: Dùng như rau sống, rau thơm để ăn kèm trong các món bánh xèo, bánh khọt, chấm với nước kho quẹt…

Rau luộc: Lá cách có thể luộc, hấp hoặc nhúng lẩu.

Rau xào: Lá cách thường xào cùng với các loại thịt như thịt bò, trâu, ếch, lươn, ốc…

Vậy lá cách kỵ với gì khi kết hợp cùng các nguyên liệu khác? Bạn nên tránh nấu lá cách cùng với thịt chó, trứng, chuối tiêu, mỡ hay đường trắng. Theo kinh nghiệm dân gian, các nguyên liệu này nấu cùng lá cách sẽ ảnh hưởng đến hương vị và giá trị dinh dưỡng.

2. Lá cách dùng để hãm trà, sắc nước

Lá cách phơi khô được dùng để nấu nước, hãm trà. Trà lá cách có vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Nếu quan tâm lá cách kỵ với gì, bạn đừng bỏ qua các lưu ý khi uống trà lá cách.

Không nên uống thường xuyên: Nước sắc hay trà lá cách nếu uống quá nhiều có thể gây huyết áp cao, gây cường thần kinh giao cảm. Đặc biệt, bạn không nên uống nước lá cách thay cho nước lọc. Việc uống nhiều và uống thường xuyên loại nước này dễ làm rối loạn chức năng tạng phủ.

Không tự ý dùng lá cách chữa bệnh: Lá cách có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị một số bệnh. Nước cốt và bã lá cách khi bôi lên da có khả năng làm lành vết thương, chữa mụn nhọt. Tuy nhiên, lá cách chứa premnin và ganiarin, là những chất có khả năng gây độc. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên dùng lá cách chữa bệnh theo liệu trình. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 5 – 7 ngày. Bạn không nên dùng lá cách liều lượng cao trong khoảng thời gian liên tục. Tốt nhất, nếu dùng lá cách chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa

Các món ăn từ lá cách

Các món ăn từ lá cách

Biết được lá cách kỵ với gì, bạn sẽ có cách chế biến món ăn từ lá cách đảm bảo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn. Nếu chưa biết nấu món gì với lá cách, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

1. Lá cách xào thịt bò

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 400 gam thịt bò, 200 gam lá cách, gia vị gồm nước tương, dầu hào, hạt nêm, tỏi băm, ớt, tiêu.

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái mỏng theo đúng sớ. Thịt bò ướp cùng dầu hào, hạt nêm, tỏi băm và để trong khoảng 15 phút để bò thấm gia vị. Lá cách rửa sạch, thái mỏng vừa ăn. Bạn nên chọn lá cách non để có vị ngọt và thơm hơn.

Bước 2: Phi thơm tỏi băm với dầu nóng. Sau đó, bạn cho thịt bò đã ướp vào và đảo đều tay. Khi thấy thịt bò bắt đầu săn lại, bạn tiếp tục cho lá cách vào đảo cùng. Cuối cùng, bạn nêm thêm nước tương, tiêu, ớt cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.

2. Lá cách xào ếch

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 500 gam thịt ếch, 200 gam lá cách, gia vị gồm nước mắm, hạt nêm, bột nghệ, tiêu, ớt, hành tỏi băm, giấm, rượu, gừng.

Cách làm:

Bước 1: Ếch rửa sạch, bỏ đầu, da, nội tạng. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên mua ếch đã sơ chế sẵn. Để loại bỏ mùi tanh của ếch, bạn rửa ếch với giấm hoặc rượu, thêm vào củ gừng đập dập. Sau khi đã sơ chế sạch, bạn chặt ếch thành khúc vừa ăn. Lá cách rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 2: Làm nóng dầu trong chảo, cho hành tỏi băm vào phi thơm. Tiếp tục cho ếch vào xào. Bạn đảo đều ếch trên lửa vừa trong vòng 2 – 3 phút để ếch săn lại. Sau đó, bạn nêm nếm gia vị như hạt nêm, nước mắm, bột nghệ sao cho vừa khẩu vị. Khi thịt ếch gần chín, bạn cho lá cách vào xào chung. Cuối cùng, bạn rắc tiêu vào và tắt bếp là đã hoàn thành món lá cách xào ếch.

>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn

Một số bài thuốc từ lá cách

Lá cách không chỉ là thực phẩm mà còn có thể dùng để bào chế thành thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc có cách làm đơn giản, bạn có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên bạn cần biết lá cách kỵ với gì cũng như cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Các bài thuốc dưới đây có mục đích tham khảo. Để có liều lượng và cách dùng chính xác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bài thuốc trị phù nề cho bệnh gan: Sắc nước với 8 – 12 gam lá cách, thêm một í đọt cây hoặc rễ cây cách.

Làm thuốc lợi sữa, chữa tắc tia sữa: Dùng 30 – 40 gam lá cách tươi sắc nước uống.

Chữa kiết lỵ: Dùng 30 gam lá cách tươi giã nát, pha cùng nước sôi để nguội. Mỗi ngày uống khoảng 30 – 40ml hỗn hợp này có thể giúp bạn chữa bệnh lỵ.

Giải rượu: Ăn các món từ lá cách như lá cách non luộc, xào.

Lá cách có thể dùng để ăn sống, luộc, xào, nhúng lẩu và cả dùng để làm thuốc chữa bệnh. Tìm hiểu lá cách kỵ với gì, có thể bạn sẽ bất ngờ về loại nguyên liệu này. Nếu chưa ăn thử lá cách, bạn có thể bắt đầu với hai món đơn giản được giới thiệu trong bài nhé.

>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm