Mướp hương kỵ với gì? 6 lưu ý để tránh ngộ độc khi ăn

Mướp hương là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày. Mướp có vị ngọt mát, thường dùng nấu canh hoặc xào. Vậy mướp hương kỵ với gì?

Mướp hương thuộc họ bầu bí, được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam. Quả mướp thu hoạch khi còn non để dùng làm thực phẩm. Khi chín già, quả chỉ còn xơ và hạt. Xơ mướp được xử lý để dùng làm bông tắm, miếng rửa bát, lau chùi bếp hoặc nhà tắm. Nếu thường xuyên chế biến món ăn từ quả mướp, bạn có thể tham khảo một số thông tin về mướp hương kỵ với gì trong bài viết dưới đây.

Ăn mướp hương có tác dụng gì?

mướp hương kỵ với gì

Mướp hương có hình trụ nhẵn, vỏ mỏng, màu xanh lục, thịt màu trắng. Mướp chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin, chất dinh dưỡng và lipid. Dưới đây là một vài công dụng của quả mướp đối với sức khỏe.

1. Ngăn ngừa các bệnh về mắt

Vitamin A là chất có khả năng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng dẫn, bảo vệ mắt. Nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia cho thấy những người bổ sung vitamin C, vitamin A, đồng, vitamin E và kẽm thì khả năng thoái hóa điểm vàng giảm 25% trong sáu năm.

Quả mướp chứa nhiều vitamin A, là thực phẩm tốt cho mắt mà bạn không nên bỏ qua.

2. Tốt cho tim mạch

quả mướp tốt cho tim mạch

Chất chống oxy trong quả mướp có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

3. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Tìm hiểu mướp hương kỵ với gì giúp bạn biết cách chế biến để phát huy hết giá trị dinh dưỡng từ nguyên liệu này.

Theo nghiên cứu, mướp là một trong số những thực phẩm có công dụng ngăn ngừa tiểu đường. Mangan trong mướp có thể thúc đẩy bài tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

4. Ngăn ngừa đau cơ

Ngăn ngừa đau cơ

Thiếu kali là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút, cơ đau và co thắt. Ăn mướp giúp bổ sung kali, ngăn ngừa các cơn đau co thắt ở cơ, hạn chế chuột rút.

5. Giảm viêm khớp

Mướp cung cấp các chất chống viêm, giúp làm dịu cơn đau liên quan đến viêm khớp.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu. Những bệnh nhân thiếu máu thường gặp các triệu chứng như đau nhức, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

Mướp chứa nhiều vitamin B6, là chất chịu trách nhiệm sản xuất hemoglobin trong máu.

Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ vitamin B6 sẽ làm giảm các triệu chứng thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

7. Làm đẹp da

Làm đẹp da

Mướp hương là thực phẩm giàu vitamin C với hàm lượng 12mg vitamin C trong 100g. Vitamin C có thể làm giảm tình trạng khô da, giảm nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa.

Ngoài cách chế biến thành món ăn, mướp hương còn được dùng làm mặt nạ dưỡng da. Mặt nạ từ mướp hương có khả năng trị nám, trị tàn nhang, dưỡng ẩm, làm trắng và căng mịn da.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Mướp hương kỵ với gì?

Mướp hương có thể kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác để tạo ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Bạn nên lưu ý mướp hương kỵ với gì để tránh kết hợp với nguyên liệu không phù hợp nhé.

1. Mướp hương có kỵ với gì? Củ cải trắng

Mướp hương có kỵ với gì? Củ cải trắng

Mướp hương và củ cải trắng đều là những thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Nếu chế biến thành hai món ăn riêng biệt sẽ không có vấn đề gì với sức khỏe. Tuy nhiên, nấu chung mướp hương với củ cải trắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

Nguyên nhân là do cả mướp hương và củ cải trắng đều có tính hàn. Kết hợp hai thực phẩm này với nhau dễ khiến cơ thể bị lạnh, gây khó chịu, mệt mỏi.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền Trung Quốc, mướp hương nấu cùng củ cải trắng là món ăn không tốt cho nam giới. Cách chế biến này có khả năng làm suy giảm chức năng tình dục của đấng mày râu. Thông tin này hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để có thêm bằng chứng xác thực.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

2. Mướp hương kỵ với gì? Cải bó xôi

Mướp hương kỵ với gì? Cải bó xôi

Cải bó xôi (còn gọi là rau chân vịt, rau bina) là thực phẩm nằm trong danh sách mướp hương kỵ với gì. Cải bó xôi có tính hàn, chứa nhiều chất xơ. Kết hợp mướp hương với cải bó xôi dễ kích thích nhu động đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Những người bụng yếu ăn món ăn này có thể bị đau bụng, tiêu chảy.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Mướp hương không hợp với những ai?

Mướp hương kỵ với gì? Mướp không chỉ kỵ với củ cải trắng và cải bó xôi, mà còn “kỵ” với những trường hợp dưới đây:

1. Người có tỳ vị kém

Mướp hương không hợp với những ai

Mướp thuộc tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. Vì vậy, những người có thể trạng hàn, tỳ vị kém không nên ăn mướp thường xuyên.

2. Người mới ốm dậy

Những người có thể trạng yếu, cơ địa dễ dị ứng hoặc mới ốm dậy không nên ăn mướp hương. Thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây khó chịu cho cơ thể.

3. Mướp hương kỵ với gì? Người bị tiêu chảy

Mướp hương có tác dụng nhuận tràng, có thể hỗ trợ điều trị chứng táo bón. Vì vậy, nếu có vấn đề về đường tiêu hóa hoặc đang bị tiêu chảy, bạn không nên ăn mướp hương.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Lưu ý khi ăn mướp hương

Lưu ý khi ăn mướp hương

Biết được thông tin mướp hương kỵ với gì giúp bạn tránh được những sự kết hợp không an toàn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số lưu ý khi ăn thực phẩm này nhé.

1. Cách chọn mua mướp hương

Mướp hương chỉ ngon, ngọt khi chọn đúng quả non. Mướp già thường có nhiều xơ, ăn không ngon. Để chọn được quả mướp non, bạn có thể quan sát các dấu hiệu sau:

Đường vân trên quả: Mướp tươi, non sẽ có các đường vân mịn, đều nhau. Mướp già có đường vân đậm hơn, sờ vào thấy cứng, thậm chí lồi lên khỏi vỏ.

Cuống mướp: Mướp non có cuống màu xanh, khi bẻ ra còn chảy nhựa. Cuống ở mướp già thường bị héo, thâm đen.

Vỏ: Để chọn đúng mướp ngon, bạn nên lựa những quả có vỏ hơi mỏng, bề mặt láng mịn, màu không quá sẫm.

Độ đàn hồi: Ấn nhẹ tay vào phần đầu quả mướp, nếu thấy hơi cứng là mướp còn tươi, nên chọn mua. Ngược lại, nếu quả mềm, xẹp và không có độ đàn hồi thì bạn không nên chọn nhé.

2. Cách bảo quản mướp hương

Cách bảo quản mướp hương

Mướp hương mua về nếu ăn không hết, bạn có thể bảo quản để mướp tươi lâu, sử dụng được nhiều ngày. Bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín quả mướp, sau đó đem bảo quản ở nhiệt độ khoảng 10ºC.

>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

3. Mướp hương kỵ với gì? Không ăn mướp hương bị đắng

Mướp hương kỵ với gì? Không ăn mướp hương bị đắng

Mướp hương khi nấu có vị ngọt mát, mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy có vị đắng. Có nhiều nguyên nhân khiến quả mướp hương bị đắng thay vì ngọt. Một số lý do có thể kể đến như do ong châm, cây bị thiếu dinh dưỡng, quá trình chăm sóc không đạt chuẩn hoặc bảo quản không đúng cách.

Theo nghiên cứu, mướp hương bị đắng có thể chứa chất alkaloid. Chất này có khả năng gây ngộ độc ở người. Các triệu chứng thường gặp khi ngộ độc mướp hương đắng như chóng mặt, co thắt dạ dày, đau bụng, người mệt mỏi.

Vì vậy, nếu phát hiện món mướp hương bị đắng, bạn không nên tiếp tục ăn để tránh rủi ro.

Bazaar Vietnam đã chia sẻ những thông tin về mướp hương kỵ với gì. Ngoài ra, bạn nên lưu ý những điều quan trọng khi chọn mua và chế biến các món ăn từ mướp hương nhé.

>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm