Đậu đen có tác dụng bổ máu, thanh nhiệt, giải độc. Đậu đen có thể dùng để chế biến nhiều món ăn như nấu cháo, nấu chè, hầm, nấu canh. Bạn yêu thích và thường xuyên ăn món cháo đậu đen? Vậy liệu bạn đã biết cháo đậu đen kỵ với gì?
Công dụng của đậu đen
Biết được cháo đậu đen kỵ với gì, bạn có thể chế biến món ăn đúng cách, phát huy hết dưỡng chất từ đậu đen. Dưới đây là một số công dụng của loại đậu này.
1. Thành phần dinh dưỡng của đậu đen
Theo nghiên cứu, 86 gam đậu đen nấu chín cung cấp khoảng 114 calo. Các chất dinh dưỡng khác bao gồm:
• Protein: 7,62 gam
• Chất béo: 0,46 gam
• Carbohydrate: 20,39 gam
• Chất xơ: 7,5 gam
• Đường: 0,28 gam
• Canxi: 23 miligam (mg)
• Sắt: 1,81 mg
• Magiê: 60 mg
• Phốt pho: 120 mg
• Kali: 305 mg
• Natri: 1 mg
• Kẽm: 0,96 mg
• Thiamin: 0,21 mg
• Niacin: 0,434 mg
• Folate: 128 msg
• Vitamin K: 2,8 mg
Ngoài ra, đậu đen còn chứa nhiều chất có đặc tính chống oxy hóa như: saponin, anthocyanin, kaempferol và quercetin.
>>> Đọc thêm: 11 tác dụng và tác hại của đậu đen không nên bỏ qua
2. Giúp xương khỏe mạnh
Đậu đen cung cấp sắt, phốt pho, canxi, magie, mangan, đồng và kẽm. Đây đều là những chất góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc xương. Trong đó, canxi và phốt pho rất quan trọng trong cấu trúc xương. Sắt và kẽm có tác dụng duy trì sức mạnh và độ đàn hồi của xương, khớp.
3. Giảm huyết áp
Đậu đen chứa kali, canxi, magie và đặc biệt là hàm lượng natri thấp. Lượng natri thấp là yếu tố cần thiết để ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp.
4. Kiểm soát tiểu đường
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), bạn nên tiêu thụ 25 gam chất xơ mỗi ngày dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. Với người tiểu đường, ăn nhiều chất xơ giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả. 86 gam đậu đen nấu chín chứa khoảng 7,5 gam chất xơ. Vì vậy, đậu đen là thực phẩm lý tưởng để kiểm soát bệnh tiểu đường.
>>> Đọc thêm: Cá chép kỵ gì? 8 thứ kỵ và 3 món ăn hấp dẫn với cá chép
5. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim
Đậu đen chứa chất xơ, kali, folate, vitamin B6, quercetin và saponin. Vitamin B6 và folate có khả năng ngăn ngừa sự tích tụ homocysteine.
Homocysteine là chất tự nhiên, tồn tại trong cơ thể, thường có mặt trong các xét nghiệm máu. Nồng độ homocysteine cao có thể làm hỏng mạch máu, dẫn đến các vấn đề về tim.
Quercetin là chất chống viêm tự nhiên, có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Saponin giúp hạ cholesterol trong máu, ngăn ngừa tổn thương tim và mạch máu.
6. Phòng ngừa ung thư
Đậu đen chứa selen, chất có khả năng giúp giải độc một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Selen cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm và giảm tốc độ phát triển của khối u. Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào trong đậu đen có thể giúp giảm nguy cơ ung thư trực tràng.
7. Duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hàm lượng chất xơ trong đậu đen giúp ngăn ngừa táo bón, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
8. Giảm cân
Thực phẩm giàu chất xơ làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Bổ sung đậu đen vào thực đơn giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả, giảm nguy cơ béo phì. Tìm hiểu Nên uống nước đậu đen rang vào lúc nào để giảm cân?
>>> Đọc thêm: Trứng ngỗng kỵ gì? Những ai không nên ăn trứng ngỗng?
Cháo đậu đen kỵ với gì?
Hiện nay, chưa có kết luận khoa học nào về việc đậu đen hay cháo đậu đen kỵ với thực phẩm nào. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp sau, bạn nên cẩn trọng khi dùng.
1. Cháo đậu đen kỵ với gì? Người đang dùng thuốc trị bệnh
Đậu đen có tác dụng giải độc, có thể tương tác với một số thành phần của thuốc trị bệnh. Nếu đang trong thời kỳ điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đậu đen.
2. Cháo đậu đen kỵ với gì? Người già, trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu
Đậu đen chứa hàm lượng đạm cao, dễ gây đầy bụng, khó tiêu nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, người già, trẻ nhỏ hay người thể trạng yếu được khuyến cáo không nên ăn nhiều đậu đen.
>>> Đọc thêm: Thịt trâu kỵ gì? 5 thứ không nên kết hợp với thịt trâu
3. Cháo đậu đen kỵ với gì? Người bệnh thận
Đậu đen có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt. Người bệnh thận ăn nhiều đậu đen, đặc biệt là nước đậu đen, có thể làm cho bệnh nặng hơn.
4. Cháo đậu đen kỵ với gì? Cơ thể hàn lạnh
Người hay mệt mỏi, tứ chi lạnh hay đang bị tiêu chảy thì không nên ăn các món ăn từ đậu đen. Nguyên nhân là do loại hạt này có thể sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
5. Cháo đậu đen kỵ với gì? Ăn quá nhiều đậu đen
Đậu đen là thực phẩm lành tính, vị ngọt, tính mát. Nhiều người dùng đậu đen nấu nước và uống thay nước lọc hàng ngày. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm Khoa học & công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), điều này là không nên. “Không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng, mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng”.
>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết
Các cách nấu cháo đậu đen
Bạn đã biết cháo đậu đen kỵ với gì. Vậy cách nấu cháo đậu đen có gì đặc biệt? Bạn có thể tham khảo một số công thức sau nhé.
1. Cháo đậu đen
Chuẩn bị: 100 gam đậu đen, 100 gam gạo nếp, hành ngò, gia vị (muối, tiêu, hạt nêm).
Cách làm
• Bước 1: Ngâm đậu đen trong khoảng 8 tiếng, sau đó rửa sạch, bỏ hạt lép, hạt sâu. Gạo nếp bạn ngâm khoảng 3 tiếng, sau đó vo sạch.
• Bước 2: Luộc đậu trong nước sôi khoảng 10 phút. Khi đậu mềm, bạn cho gạo nếp vào nấu cùng.
• Bước 3: Khi gạo và đậu đều mềm, bạn nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi cháo có độ sệt theo đúng ý, bạn cho hành ngò vào rồi tắt bếp. Chờ cháo nguội là bạn có thể thưởng thức.
>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp
2. Cháo đậu đen bí đỏ
Đậu đen nấu cháo cùng bí đỏ là món ăn tốt cho trẻ nhỏ. Cách nấu cũng tương tự như món cháo đậu đen.
Chuẩn bị: 100 gam đậu đen, 100 gam gạo nếp, 200 gam bí đỏ hành ngò, gia vị (muối, tiêu, hạt nêm).
Cách làm
• Bước 1: Bạn ngâm đậu và gạo tương tự như ở công thức nấu món cháo đậu đen. Đối với bí đỏ, bạn rửa sạch và thái bí theo kích cỡ vừa ăn.
• Bước 2: Luộc đậu trong nước sôi khoảng 10 phút. Khi đậu mềm, bạn cho gạo nếp vào nấu cùng.
• Bước 3: Sau khi cho gạo nếp vào, bạn đợi nước sôi lại rồi cho bí đỏ vào. Nấu theo cách này, bí đỏ sẽ đạt đến độ chín mềm, không quá nát. Khi cháo sệt lại, bạn nêm nếm gia vị, hành ngò rồi tắt bếp. Lưu ý là do bí đỏ có vị ngọt sẵn, nên bạn không cần nên thêm đường hay bột ngọt.
Cháo đậu đen là món ăn bổ dưỡng, cách nấu đơn giản, nguyên liệu dễ tìm. Khi chế biến, bạn nhớ lưu ý thông tin cháo đậu đen kỵ với gì để tốt cho sức khỏe nhé.
>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar