Mụn trứng cá khiến bạn tự ti về vẻ ngoài của mình? Bạn có muốn tìm một phương pháp chăm sóc da mụn tự nhiên và an toàn? Hãy lưu ngay 18 công thức các loại mặt nạ trị mụn và vết thâm dưới đây. Chúng không chỉ đánh bay mụn trứng cá mà còn mang đến vẻ trẻ trung, rạng ngời cho làn da với các thành phần tự nhiên, dễ kiếm.
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá (Acne Vulgaris) là tình trạng viêm da không lây nhiễm, mãn tính, gây ra do nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu (bã nhờn) và tế bào da chết. Chúng thường liên quan đến sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Thông thường, da dầu dễ bị nổi mụn hơn da khô. Có chủ yếu hai loại mụn trứng cá:
• Mụn viêm: Gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
• Mụn không viêm: Sẩn viêm, mụn mủ, u nang và nốt sần.
Làn da mặt của bạn có thể nổi cả hai loại mụn này. Trước khi tìm hiểu cách làm mặt nạ trị mụn, bạn cần biết nguyên nhân nào gây ra tình trạng trên.
Mụn trứng cá do đâu?
Thông thường, mụn trứng cá hình thành khi các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn vì dầu nhờn và bụi bẩn. Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân gây ra mụn trứng cá:
• Di truyền
• Yếu tố nội tiết tố
• Ăn kiêng
• Thiếu tập thể dục
• Một số loại thuốc
• Hút thuốc
• Chăm sóc da không hợp vệ sinh
Có nên dùng mặt nạ trị mụn tại nhà không?
Với những người gặp phải tình trạng mụn trứng cá nặng với các vết mụn mủ chi chít trên da, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và dùng thuốc đặc trị phù hợp. Mặt nạ trị mụn sẽ phát huy hiệu quả với tình trạng mụn nhẹ hơn, nhất là khi kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
>>> Đọc thêm: 14 MÓN ĂN, THỨC UỐNG MÁT GAN TRỊ MỤN VÀ LÀM ĐẸP DA
Lợi ích của mặt nạ trị mụn là gì?
Nếu chỉ dùng sữa rửa mặt, bạn chỉ rửa sạch lớp trang điểm và bụi bẩn bám trên da. Trong khi đó, mặt nạ trị mụn hoạt động như một phương pháp điều trị tác động sâu hơn đến làn da mụn.
Các loại mặt nạ trị mụn và vết thâm có tác dụng:
• Làm sạch sâu bằng cách tẩy da chết, hút bụi bẩn, bã nhờn và các tạp chất khác từ sâu bên trong lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành mụn.
• Chống lại vi khuẩn trên bề mặt da, giảm vết mẩn đỏ và sưng tấy trên da
• Kiểm soát sản xuất bã nhờn trên da.
• Cân bằng độ pH, cấp nước và dưỡng ẩm cho da.
• Phục hồi hàng rào bảo vệ da, giảm sự xuất hiện của sẹo mụn và thúc đẩy sự phát triển của các mô da mới, khỏe mạnh.
Ngoài ra, khi tự làm mặt nạ trị mụn tại nhà, da sẽ hấp thụ tốt hơn các thành phần hoạt tính có trong nguyên liệu tự nhiên để làm mặt nạ, ví dụ như trái cây và rau củ. Bạn sẽ tránh được tình trạng da bị kích ứng, dị ứng hoặc khô ráp. Nhiều sản phẩm không kê đơn có chứa các hợp chất như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da và khiến da có cảm giác khô nẻ, khó chịu.
>>> Đọc thêm: AZELAIC ACID CÓ ĐẨY MỤN KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý ĐỂ CÓ LÀN DA SẠCH MỤN
Da mụn nên đắp mặt nạ gì? Các loại mặt nạ trị mụn và vết thâm hiệu quả
1. Mặt nạ trị mụn với mật ong và quế
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, trong khi quế có đặc tính chống viêm giúp giảm mẩn đỏ và sưng tấy.
Nguyên liệu:
• 2 thìa mật ong
• 1 thìa bột quế
Thực hiện:
• Trộn mật ong và bột quế cho đến khi có được hỗn hợp mịn. Thoa hỗn hợp lên mặt. Để mặt nạ khô trong khoảng 10-15 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm.
>>> Đọc thêm: TOP 14 MẶT NẠ MẬT ONG GIÚP DA SÁNG, SẠCH MỤN
2. Nghệ và sữa chua – Các loại mặt nạ trị mụn và vết thâm
Nghệ chứa curcumin, có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh, làm giảm các triệu chứng mụn trứng cá. Sữa chua chứa axit lactic, có tác dụng tẩy tế bào chết và làm dịu da.
Nguyên liệu:
• 1 thìa bột nghệ
• 2 thìa sữa chua không đường nguyên chất
Thực hiện:
• Trộn bột nghệ với sữa chua để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa lên mặt và để trong khoảng 15 – 20 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh.
3. Dầu cây trà và nha đam
Dầu cây trà có khả năng chống lại vi khuẩn và giảm viêm da. Nha đam làm mát và làm dịu da bị kích ứng, mẩn đỏ.
Nguyên liệu:
• 1 khúc nha đam
• 1 – 2 giọt dầu cây trà
Thực hiện:
• Nha đam gọt vỏ, rửa sạch và cạo thịt nhuyễn.
• Trộn nha đam với dầu cây trà. Thoa hỗn hợp lên vùng da mặt bị mụn và để yên trong 20 phút trước khi rửa sạch.
4. Da mụn nên đắp mặt nạ gì? Trà xanh và mật ong
Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa giúp chống viêm. Mật ong là chất kháng khuẩn và giữ ẩm tự nhiên, bổ sung độ ẩm cho làn da bị mụn trứng cá.
Nguyên liệu:
• 1 thìa bột trà xanh
• 2 thìa mật ong
Thực hiện:
• Trộn các nguyên liệu lại với nhau rồi thoa lên mặt. Để mặt nạ không trong 15-20 phút trước khi rửa sạch với nước.
>>> Đọc thêm: MẶT NẠ TRÀ XANH CÓ TÁC DỤNG GÌ? 6 TÁC DỤNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN
5. Bị mụn nên đắp mặt nạ gì? Bột yến mạch và mật ong
Bột yến mạch nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho da và hấp thụ dầu thừa. Trong khi đó, đặc tính kháng khuẩn của mật ong có tác dụng loại bỏ vi khuẩn.
Nguyên liệu:
• 2 thìa bột yến mạch xay
• 1 thìa mật ong
• Nước
Thực hiện:
• Trộn bột yến mạch xay với mật ong và lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa lên mặt trong 15-20 phút trước khi rửa sạch mặt bằng nước ấm.
6. Cách làm mặt nạ trị mụn với nha đam và nghệ
Nha đam có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm, còn mặt nạ nghệ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn có thể giúp giảm mụn bùng phát.
Nguyên liệu:
• 1 thìa gel nha đam
• 1/2 thìa bột nghệ
Thực hiện:
• Trộn gel nha đam với bột nghệ cho đến khi có được hỗn hợp sệt. Thoa lên mặt, để yên trong 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.
7. Mặt nạ mật ong và chanh
Mật ong có tính kháng khuẩn và nước chanh có tác dụng làm se da, giảm bã nhờn dư thừa và làm mờ sẹo mụn.
Nguyên liệu:
• 2 thìa mật ong
• 1 thìa nước cốt chanh
Thực hiện:
• Trộn mật ong và nước cốt chanh. Thoa hỗn hợp lên mặt, để trong 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
8. Mặt nạ trị mụn tại nhà với nghệ và mật ong
Sự kết hợp giữa đặc tính kháng khuẩn của mật ong và lợi ích chống viêm của nghệ làm cho mặt nạ này có tác dụng điều trị mụn trứng cá hiệu quả.
Nguyên liệu:
• 1 thìa bột nghệ
• 2 thìa mật ong
Thực hiện:
• Trộn bột nghệ với mật ong để tạo thành hỗn hợp sệt. Đắp lên mặt trong 15-20 phút trước khi rửa sạch.
9. Mặt nạ bột đậu xanh, nghệ và sữa chua
Bột đậu xanh nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho da, trong khi sữa chua giúp dưỡng ẩm và giảm mụn trứng cá nhờ hàm lượng axit lactic.
Nguyên liệu:
• 2 thìa bột đậu xanh
• 1 thìa bột nghệ
• 1 thìa sữa chua
Thực hiện:
• Trộn bột đậu xanh và bột nghệ với sữa chua để tạo thành hỗn hợp sệt. Đắp lên mặt trong 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
10. Da mụn nên đắp mặt nạ gì? Tỏi và mật ong
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn mạnh giúp chống lại vi khuẩn gây mụn, trong khi mật ong làm dịu da.
Nguyên liệu:
• 1 tép tỏi
• 1 thìa mật ong
Thực hiện:
• Nghiền nát tép tỏi và trộn với mật ong. Thoa lên vùng da mặt hoặc toàn bộ khuôn mặt, để trong 10 phút rồi rửa sạch.
11. Mặt nạ chuối chanh
Nếu bạn thắc mắc bị mụn nên đắp mặt nạ gì thì hãy thử kết hợp chuối và chanh. Cả 2 đều có tác dụng loại bỏ bã nhờn dư thừa, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Nguyên liệu:
• 1 quả chuối chín vừa
• 1 thìa nước cốt chanh
Thực hiện:
• Nghiền nhuyễn chuối rồi trộn với nước cốt chanh. Thoa hỗn hợp lên da trong 15 phút rồi rửa sạch với nước.
>>> Đọc thêm: MẶT NẠ CHUỐI CÓ TÁC DỤNG GÌ? 7 CÁCH LÀM MẶT NẠ CHUỐI DƯỠNG DA
12. Đu đủ và mật ong
Đu đủ có đặc tính kháng khuẩn để chống lại vi khuẩn gây mụn trên bề mặt da mặt. Nó cũng chứa chất chống oxy hóa để phục hồi làn da khỏi những tổn thương do chất ô nhiễm, bụi bẩn và tạp chất gây ra.
Nguyên liệu:
• 1 lát đu đủ chín
• 1 thìa mật ong
Thực hiện:
• Nghiền nhuyễn đu đủ rồi trộn cùng mật ong. Thoa mặt nạ lên mặt và để trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch mặt.
13. Mặt nạ giấm táo và mật ong cho da nhờn
Giấm táo trị mụn trên da nhờn rất tốt. Chúng làm se da để hút tất cả các tạp chất và bã nhờn dư thừa ra khỏi lỗ chân lông. Từ đó ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn đầu đen. Sử dụng mật ong để trung hòa các đặc tính làm se và dưỡng ẩm cho da bị mụn.
Nguyên liệu:
• 1 thìa giấm táo
• 1 thìa mật ong
• Nước
Thực hiện:
• Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:2. Sau đó trộn mật ong vào.
• Thoa và massage mặt nạ trên da. Để yên trong 10 – 15 phút rồi rửa sạch mặt.
14. Mặt nạ trị mụn với lòng trắng trứng và chanh
Lòng trắng trứng làm săn chắc da và thu nhỏ lỗ chân lông, trong khi nước cốt chanh giúp làm mờ sẹo.
Nguyên liệu:
• 1 lòng trắng trứng gà
• 1 thìa nước cốt chanh
Thực hiện:
• Đánh bông lòng trắng trứng với vài giọt nước cốt chanh. Đắp lên mặt trong 20 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.
15. Mặt nạ baking soda và dầu ô liu
Baking soda tẩy tế bào chết trên da, còn dầu ô liu dưỡng ẩm và chữa lành sẹo mụn trên da.
Nguyên liệu:
• 1 thìa baking soda
• 1 thìa dầu ô liu
Thực hiện:
• Tạo một hỗn hợp sệt với baking soda và dầu ô liu. Thoa và massage mặt nạ trên mặt trong 5-10 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
16. Mặt nạ dầu dừa và tinh dầu oải hương
Dầu dừa dưỡng ẩm và chữa lành da, trong khi dầu hoa oải hương làm giảm viêm và hỗ trợ giảm sẹo.
Nguyên liệu:
• 2 – 3 giọt tinh dầu oải hương
• 1 thìa dầu dừa
Thực hiện:
• Trộn đều các nguyên liệu rồi thoa lên mặt, massage rồi rửa sạch sau 15 phút. Hãy dùng loại mặt nạ này vào ban đêm, trước khi đi ngủ để chúng phát huy tác dụng tốt hơn.
17. Mặt nạ bơ, chanh và mật ong
Bơ kích thích sản xuất collagen, giúp tái tạo tế bào. Bơ cũng chứa nhiều chất béo dưỡng ẩm chống viêm và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mật ong có tính kháng khuẩn, trong khi nước chanh tăng sắc tố da.
Nguyên liệu:
• 1/2 quả bơ chín
• 1 thìa mật ong
• 1 thìa nước cốt chanh
Thực hiện:
• Nghiền bơ chín cho nhuyễn mịn rồi trộn thêm mật ong và nước cốt chanh. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy sử dụng ít chanh hơn hoặc bỏ qua hoàn toàn. Thoa mặt nạ lên mặt từ 10 – 15 phút rồi rửa sạch với nước.
>>> Đọc thêm: ĐẮP MẶT NẠ BƠ CÓ TÁC DỤNG GÌ? 7 LỢI ÍCH VÀ 7 CÁCH LÀM MẶT NẠ BƠ
18. Mặt nạ than hoạt tính và nha đam
Than hoạt tính giúp loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn dư thừa trên da và khiến da sạch bóng. Mặt nạ trị mụn này có thể giúp bạn kiểm soát dầu thừa, hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn trứng cá.
Nguyên liệu:
• 1 thìa gel lô hội
• 1 thìa than hoạt tính
Thực hiện:
• Trộn cả 2 thành phần rồi thoa hỗn hợp lên khắp mặt. Để mặt nạ khô trong 10 phút rồi rửa sạch với nước.
>>> Đọc thêm: TUYỆT CHIÊU TRỊ MỤN BẰNG SỮA CHUA KHÔNG ĐƯỜNG
Cách kết hợp mặt nạ trị mụn vào quy trình chăm sóc da
Bước 1: Rửa sạch mặt
• Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ loại bỏ bụi bẩn, dầu hoặc lớp trang điểm. Điều này sẽ đảm bảo cho mặt nạ có thể thẩm thấu vào da một cách hiệu quả.
Bước 2: Đắp mặt nạ trị mụn
• Dùng tay sạch hoặc cọ để thoa một lớp mặt nạ đều lên mặt, tránh vùng mắt và môi. Thoa đều và massage khắp da mặt. Thư giãn và chờ đợi trong 15 – 10 phút.
Bước 3: Rửa mặt lại với nước
• Rửa sạch mặt nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc lạnh. Lau khô mặt bằng khăn sạch.
Bước 4: Tiếp tục quy trình chăm sóc da
• Hãy tiếp tục các quy trình chăm sóc da thông thường của bạn, bao gồm thoa toner, serum và kem dưỡng ẩm. Điều này sẽ giúp phát huy tác dụng của mặt nạ và giữ ẩm cho làn da của bạn.
>>> Đọc thêm: BỊ NỔI MỤN Ở CỔ, LÀM THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÝ?
Cách phát huy tác dụng của mặt nạ trị mụn tại nhà
• Nhất quán là chìa khóa: lợi ích của mặt nạ trị mụn sẽ phát huy tối đa khi sử dụng thường xuyên. Ví dụ, đắp mặt nạ mật ong và quế 2 lần/tuần có thể làm giảm đáng kể sẹo mụn theo thời gian.
• Tùy chỉnh mặt nạ dựa trên loại da: Không phải tất cả các loại da đều giống nhau nên cần dùng mặt nạ phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn. Ví dụ da khô bị mụn nên dùng mặt nạ có đặc tính dưỡng ẩm từ bơ hoặc mật ong.
• Hiểu lợi ích mỗi thành phần trong mặt nạ trị mụn để giúp bạn điều chỉnh công thức mặt nạ, giải quyết các vấn đề về da. Ví dụ, nghệ được biết đến với đặc tính chống viêm nên là lựa chọn tuyệt vời để chống lại vết đỏ và sưng tấy.
• Luôn làm sạch da trước khi đắp mặt nạ để đảm bảo làn da của bạn không có tạp chất cản trở sự hấp thụ dưỡng chất.
>>> Đọc thêm: 7 CÁCH LÀM XẸP MỤN LẸO TẠI NHÀ DỄ THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ
Giải đáp thắc mắc thường gặp bị mụn nên đắp mặt nạ gì?
1. Nên dùng mặt nạ trị mụn mấy lần trong tuần?
• Thông thường, bạn nên sử dụng mặt nạ đắp mặt 1-2 lần/tuần. Việc sử dụng quá mức có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da và gây kích ứng.
2. Đắp các loại mặt nạ trị mụn và vết thâm có chữa mụn không?
• Mặc dù mặt nạ có thể giúp kiểm soát mụn bằng cách làm sạch lỗ chân lông và giảm viêm, thế nhưng, chúng không phải là thuốc chữa mụn. Sử dụng thường xuyên, như một phần của quy trình chăm sóc da toàn diện, có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng mụn.
3. Mặt nạ trị mụn tại nhà có an toàn cho da nhạy cảm không?
• Hầu hết các loại mặt nạ tự làm có thành phần tự nhiên đều an toàn cho làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, hãy luôn kiểm tra bằng cách bôi mặt nạ lên da tay trước để đảm bảo da không bị kích ứng bất kỳ thành phần nào.
4. Có nên đắp mặt nạ nếu bị mụn trứng cá nặng không?
• Nếu bạn bị mụn trứng cá nghiêm trọng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng mặt nạ trị mụn để tránh làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
5. Nên làm gì nếu da bị dị ứng với mặt nạ?
• Nếu bạn gặp phản ứng dị ứng, hãy rửa sạch mặt nạ ngay lập tức bằng nước mát và ngừng sử dụng. Trường hợp nghiêm trọng, hãy đến khám bác sĩ da liễu ngay.
6. Có thể bảo quản mặt nạ trị mụn không?
• Tốt nhất, bạn nên làm mặt nạ cho mỗi lần sử dụng. Một số thành phần nếu không được bảo quản tốt có thể mất tác dụng hoặc hư hỏng.
7. Có nên dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ không?
• Có, điều quan trọng là phải dưỡng ẩm sau khi sử dụng mặt nạ để bù nước cho da và duy trì hàng rào cấp ẩm tự nhiên.
8. Có thể đắp mặt nạ lên các nốt mụn to trên mặt không?
• Có, nhưng hãy nhẹ nhàng. Chọn các loại mặt nạ có thành phần làm dịu và kháng khuẩn để giúp giảm viêm mà không gây kích ứng mụn.
9. Nên đắp mặt nạ trong bao lâu?
• Không nên đắp mặt nạ quá 15 đến 20 phút. Đắp mặt nạ trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành nếp nhăn, da chảy sệ và lỗ chân lông to phát triển.
Trên đây là những cách làm các loại mặt nạ trị mụn tại nhà bằng những nguyên liệu quen thuộc, đơn giản. Chúc bạn sớm có được làn da mịn màng, tươi sáng.
>>> Đọc thêm: TOP 8 CÁCH TRỊ MỤN GẠO ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar