6 ảnh hưởng của stress kinh niên lên cơ thể, và 8 cách hóa giải chúng

Stress chỉ còn là chuyện nhỏ nếu bạn áp dụng những phương pháp dưới đây

6 ảnh hưởng của stress kinh niên lên cơ thể, và cách hóa giải chúng

Ảnh hưởng của stress đến sức khỏe, tâm lý là không hề nhỏ? Ảnh: Instagram @mskuan

Năm COVID-19 thứ nhất đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường nhật chúng ta. Điển hình là công việc bị trì trệ. Các nước đóng cửa dẫn đến việc du lịch cũng chững lại. Các nhà hàng, quán ăn cũng giới hạn số lượng khách vì an toàn chung. Chương trình giải trí như phòng trà, rạp chiếu phim, chương trình ca nhạc hạn chế tối đa. Sơ bộ đã khiến cho tình trạng căng thẳng kéo dài xảy ra ở một số cá nhân. Stress tác động đến sức khỏe thế nào? Cùng Harper’s Bazaar tìm hiểu. 

Phân biệt giữa ảnh hưởng của stress tiêu cực và stress tích cực

Có hai loại stress khác nhau: Stress tích cực và Stress tiêu cực.

Đúng với cái tên “tích cực”, loại stress này (còn gọi là Eustress) có thể mang lại những lợi ích to lớn cho chúng ta. Nó giúp chúng ta hưng phấn và tập trung cao độ để hoàn thành deadline. Nó kích thích chúng ta suy nghĩ sáng tạo hơn.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 lại thường mang đến loại stress thứ hai, loại tiêu cực. Bị căng thẳng trong một thời gian ngắn không quá gây hại. Nhưng liên tục bị stress trong một thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe, cơ thể và tâm lý của chúng ta.

>>> Xem thêm: STRESS CÓ THỂ MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH, NẾU TA HỌC CÁCH SỐNG CHUNG HOÀ BÌNH VỚI NÓ

Stress kinh niên ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

6 ảnh hưởng của stress kinh niên lên cơ thể, và cách hóa giải chúng

Ảnh: Insight Timer

Hệ thần kinh tự chủ

Khi cơ thể bị stress, cho dù là về mặt tâm lý hay ảnh hưởng vật lý, thì cơ thể sẽ tập trung vào chống lại nguồn căn gây căng thẳng ấy. Trong não bộ, hệ thần kinh kích hoạt chế độ phản kích Chiến–hay–Chạy (Fight or Flight); kêu gọi cơ thể tiết ra các adrenaline, hoóc-môn và chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể chuẩn bị chống chọi với mối đe dọa. Những chất này khiến tim đập nhanh hơn, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu.

Cơ bắp

Ảnh hưởng lớn của stress kinh niên đến cơ thể là gây đau nhức. Lý do vì khi đối mặt với nguồn căn gây căng thẳng, các cơ bắp căng cứng lên. Nếu bạn chỉ bị căng thẳng nhất thời, cơ bắp sẽ thả lỏng sau ít lâu. Nhưng khi bị stress về lâu dài, cơ bắp căng cứng liên tục gây cảm giác đau nhức cho cơ thể.

Hệ tuần hoàn

Đi kèm nhịp tim đập nhanh và mạnh hơn là hô hấp gấp gáp. Điều này có thể gây nên hội chứng tăng thông khí (hyperventilation) ở một số người, khiến họ cảm thấy lo âu và hoảng loạn.

Hệ tim mạch

Bị căng thẳng nhất thời, bạn sẽ cảm thấy tim đập mạnh và nhanh. Các động mạch chủ nở giãn, tăng cường lượng máu đổ về tim. Tuy nhiên, nếu bị căng thẳng kinh niên, sức ép gây nên cho hệ tim mạch có thể gây viêm và dẫn đến đau tim.

Hệ tiêu hóa

Khi bị căng thẳng, có người trở nên thèm ăn; có người lại nuốt không trôi rồi tuyệt thực. Việc ăn uống thất thường vì stress kinh niên có thể gây đau bao tử, viêm dạ dày về lâu dài. Cảm xúc căng thẳng cũng đi đôi với cảm giác nhộn nhạo trong bao tử. Những người có dạ dày yếu thậm chí có cảm giác buồn nôn, một ảnh hưởng nặng của stress.

Hệ miễn dịch, làn da

Stress tác động lên hệ thống miễn dịch, kích hoạt chứng viêm trong cơ thể. Tình trạng này thúc đẩy cơ thể sản xuất hormone Cortisol. Vì vậy, stress kinh niên còn gây ảnh hưởng tiêu cực lên làn da, điển hình là gây ra mụn. Những đốm mụn này có thể sưng và gây đau. Cortisol còn khiến cho việc điều trị sẹo trở nên khó hơn do hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng.

Những phương pháp giải tỏa ảnh hưởng của stress

Bạn có thể thấy rằng, căng thẳng về lâu dài hoàn toàn có thể làm chúng ta ngã quỵ khi bào mòn sức khỏe. Để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của stress kinh niên lên bản thân, mỗi ngày, hãy dành chút ít thời gian thư giãn. Chỉ cần 10 phút mỗi ngày cũng có thể giúp bạn bớt cau kỉnh, đỡ đau nhức cơ thể, trường thọ hơn và mạnh khỏe hơn trong việc trường kỳ kháng chiến chống stress.

1. Tăng cường các mối quan hệ xã hội

6 ảnh hưởng của stress kinh niên lên cơ thể, và cách hóa giải chúng

Ảnh: Instagram @violetgrey

Các mối quan hệ lành mạnh là liều thuốc bổ hiệu quả để giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Tương tác ở đây là bạn không cần gặp mặt trong mùa dịch Covid. Nghiên cứu cho thấy mạng xã hội giúp những người lớn tuổi giải tỏa căng thẳng. Họ thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội để nói chuyện với con cháu, bạn bè.

Thay vì chọn nhắn tin, bạn hãy gọi điện trực tiếp. Chất lượng tương tác sẽ tăng lên khi người dùng mạng xã hội thấy và nghe giọng nói. Hình thức này giúp cơ thể thư giãn và giảm đau. 

2. Giảm ảnh hưởng của stress khi ngủ sớm và ngủ đủ giấc

6 ảnh hưởng của stress kinh niên lên cơ thể, và cách hóa giải chúng

Ảnh: Instagram @violetgrey

Khoa học chứng minh rằng ngủ nhiều hơn có tác dụng giảm đau. Cơ thể trong khi ngủ sẽ tự bật cơ chế tự phục hồi. Theo Thomas Roth, tiến sĩ tại Trung tâm Rối loạn giấc ngủ ở Detroit, giải thích rằng:

“Đối với những người không ngủ đủ giấc, nếu có giấc ngủ lâu và sâu hơn sẽ giúp cơ thể giảm độ nhạy cảm với những cơn đau”.

Điều này có thể áp dụng cho tất cả các loại đau, bao gồm đau lưng, đau đầu, đau mỏi vai gáy. Giấc ngủ thực sự được xem là một công cụ quản lý cơn đau hiệu quả.  

>>> Xem thêm: HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI CỦA DA ĐỂ DƯỠNG DA BAN ĐÊM ĐÚNG CÁCH

3. Tăng cường thêm nghệ và gừng vào bữa ăn hàng ngày

BZ-giai-toa-cang-thang-turmeric-pexels

Nghệ chứa hoạt chất Curcumin, tốt cho sức khoẻ. Ảnh: Pexels

Nghệ và gừng là hai gia vị thần thánh giúp giảm đau hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm. Bạn có thể chọn tiêu thụ chúng dưới dạng trà, thêm vào smoothie trái cây, hoặc ăn nhiều món chế biến với gia vị này.

Nghệ tươi và gừng được chứng minh mang lại tác dụng cực tốt trong việc điều trị các cơn đau. Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin mang lại hiệu quả tương đương với thuốc giảm đau, và tương tự đối với gừng. 

4. Massage cơ thể mỗi tối để chống đau nhức cơ thể khi stress

BZ-giai-toa-cang-thang-spa-pexels

Ảnh: Pexels.

Các động tác massage giúp giảm đau và giảm căng thẳng. Massage kết hợp bấm huyệt giúp giải phóng stress hiệu quả. Bạn có thể sử dụng dầu massage chuyên dụng, đốt chút nến thơm hoặc tinh dầu và để cơ thể thư giãn tối ưu.

Nếu e ngại, hạn chế không sử dụng dịch vụ massage trong thời điểm mùa dịch, bạn có thể sắm công cụ dụng cụ massage tại nhà.

>>> Xem thêm: BIỆN PHÁP CHỐNG TRẦM CẢM HIỆU QUẢ BẤT NGỜ: MASSAGE

5. Ngâm bồn với muối tắm Epsom

BZ-giai-toa-cang-thang-muoi-tam-epsom-herbivorebotanicals

Ảnh: Instagram @herbivorebotanicals

Tương tự như massage, muối tắm có tác động tích cực lên cơ thể, làm giảm đau hiệu quả. Ngoài việc giải tỏa căng thẳng, muối tắm còn giúp tâm trì giải phóng stress.

Ngâm mình trong nước ấm với muối tắm là phương pháp chăm sóc cơ thể tuyệt vời, vừa thư giãn vừa trẻ hoá da. Ngoài ra, muối tắm Epsom còn giúp thư giãn cơ và giảm đau ở các vùng như vai, cổ, lưng, đau nửa đầu. 

>>> Xem thêm: KHOA HỌC CHỨNG MINH: DƯỠNG DA ĐỀU ĐẶN HÀNG ĐÊM CÓ THỂ GIẢM STRESS

6. Sử dụng nhiệt nóng và lạnh để giảm đau nhức cơ bắp do stress

Tuỳ thuộc vào cơn đau và vị trí trên cơ thể, sử dụng nhiệt nóng và lạnh có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu bạn đang trải qua những cơn đau liên quan đến chứng viêm hoặc sưng, nhiệt lạnh có thể làm dịu đi cơn đau. Nếu bạn đang trong tình trạng đau nhức toàn thân, bạn hãy thử túi nóng, kết hợp với những động tác massage nhẹ nhàng. 

7. Tập các bài tập giãn cơ đều đặn

BZ-giai-toa-cang-thang-yoga-2-pexels

Ảnh: Pexels.

Khi bạn đang trong tình trạng đau nhức, bạn sẽ không muốn di chuyển, vận động nhiều. Cơn đau của bạn nếu được cấu thành từ stress, thì các bài tập thể dục và thiền có thể giúp bạn. Nghiên cứu đã chứng minh rằng tập thể dục giúp giảm đau.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên tập những động tác quá nặng, quá sức. Kết hợp với những động tác kéo căng cơ thể (những động tác yoga) mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn. Những động tác kéo căng cơ thể còn có tác động giảm đau cơ bắp do stress mãn tính gây ra. 

>>> Xem thêm: TẠI SAO TẬP GIÃN CƠ 5 PHÚT MỖI NGÀY CÓ THỂ GIÚP KÉO DÀI TUỔI THỌ?

8. Một biện pháp giúp hóa giải ảnh hưởng của stress cực hiệu quả: Sex

6 ảnh hưởng của stress kinh niên lên cơ thể, và cách hóa giải chúng

Ảnh: Instagram @violetgrey.

Chúng ta có câu: Để dành điều tốt nhất ở trang cuối. Không có gì quá ngạc nhiên khi sex là phương pháp giúp giảm đau hiệu quả. Hormone Endorphin và Oxytocin được giải phóng khi chúng ta quan hệ. Đây là hai trong bốn hormone tạo cảm giác hạnh phúc và khấn khích. Hai chất còn lại là Serotonin và Dopamine có thể làm giảm một số cơn đau.

Mặc dù có lúc “đau đầu” là lý do để bạn tránh đi việc quan hệ, nhưng thực tế đã chứng minh cực khoái làm giảm đau đầu. Nó cũng có tác dụng chữa những cơn đau mãn tính đối với nhiều người. 

Cuộc sống nhiều áp lực và căng thẳng. Thậm chí quá nhàn hạ cũng có thể gây nên sự buồn chán, dẫn đến căng thẳng kéo dài. Hãy thử những điều trên và tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ hơn bạn nhé!

Trích dẫn American Institute of Stress
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm