Tuổi dậy thì có nên giảm cân? 3 cách cực dễ áp dụng

Một trong những vấn đề lớn mà trẻ thường gặp ở độ tuổi dậy thì là tăng cân nhanh chóng. Nhưng tuổi dậy thì có nên giảm cân không?

Dậy thì là một quá trình tự nhiên mà bất cứ bạn trẻ nào cũng phải trải qua. Tuổi dậy thì của bé trai thường bắt đầu từ 9 – 18 tuổi, còn bé gái từ 8 – 18 tuổi. Ở thời điểm này, những thay đổi về nội tiết tố cũng như hoạt động thể chất và lối sống khiến nhiều bạn trẻ tăng cân. Vậy đang tuổi dậy thì có nên giảm cân không? Hãy cùng Harper’s Bazaar Vietnam đi tìm câu trả lời.

Nguyên nhân gây tăng cân ở tuổi dậy thì

đang tuổi dậy thì có nên giảm cân không?

Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể các em có nhiều sự thay đổi về thể chất và cảm xúc. Đặc biệt, béo phì ở trẻ em giai đoạn tuổi dậy thì chính là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh. Những nguyên nhân gây tăng cân ở tuổi dậy thì có thể kể đến như:

1. Cảm giác đói gia tăng

Ở tuổi dậy thì, trẻ có sự tăng trưởng vượt bậc nên cảm giác đói sẽ gia tăng thường xuyên. Điều này có thể đẩy nhanh quá trình tăng cân ở các em ăn quá nhiều và không hoạt động thể chất đủ.

2. Sự thay đổi nội tiết tố

Ở cả nam và nữ, tuổi dậy thì có thể dẫn đến sự gia tăng lượng mỡ trong cơ thể cũng như khối lượng cơ bắp. Điều này là do sự gia tăng của hormone testosterone và estrogen có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của cơ thể. Cơ thể đang chuẩn bị cho tuổi trưởng thành và cần dự trữ nhiều chất béo và cơ hơn.

>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN DETOX GIẢM CÂN 7 NGÀY ĐỂ GIẢM 4-5KG MỠ THỪA

3. Hoạt động thể chất không đủ

Hoạt động thể chất không đủ

Theo một nghiên cứu, trẻ em ở độ tuổi dậy thì đốt cháy ít calo hơn khi nghỉ ngơi. Trẻ 15 tuổi đốt cháy ít hơn 400 đến 500 calo mỗi ngày so với khi 10 tuổi. Vì sự vận động giảm xuống nên calo dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và khiến trẻ dễ bị tăng cân.

4. Ăn uống không lành mạnh

Những thay đổi trong cơ thể ở độ tuổi dậy thì khiến nhiều em cảm thấy tự ti và nhạy cảm với dáng người của mình. Trẻ có thể so sánh bản thân với bạn bè một cách không cần thiết và chịu áp lực phải có “thân hình lý tưởng”. Sự không hài lòng khi không có được thân hình hoàn hảo có thể dẫn đến các rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, từ đó dẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh và gây tăng cân.

Vậy đang ở tuổi dậy thì có nên giảm cân không?

>>> Đọc thêm: BẬT MÍ 6 CÁCH UỐNG NƯỚC LÁ ỔI GIẢM CÂN HIỆU QUẢ

Tuổi dậy thì có nên giảm cân không?

Tuổi dậy thì có nên giảm cân không

Tăng cân ở tuổi dậy thì là một phần bình thường của quá trình phát triển. Tuy nhiên, khi cân nặng quá cao thì trẻ nhất định phải giảm cân dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Bạn trẻ có thể dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để biết mình có đang béo phì không, có nên giảm cân ở tuổi dậy thì không?

Công thức tính BMI sẽ là: BMI = Cân nặng/[(chiều cao) x 2]

Chiều cao sẽ tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Sau khi đã có chỉ số BMI, bạn hãy dựa vào chỉ số dưới đây:

• Thiếu cân: BMI = <18,5
• Cân nặng bình thường: BMI = 18,5 đến 24,9
• Thừa cân: BMI = 25 đến 29,9
• Béo phì: BMI từ 30 trở lên

Nếu bạn trẻ có chỉ số BMI lớn hơn 25 có thể xác định là thừa cân. Trẻ cần lên kế hoạch giảm cân để có ngoại hình cân đối và sức khỏe tốt, tránh những hậu quả do béo phì gây ra.

>>> Đọc thêm: 4 BẢNG TÍNH CALO CHO NGƯỜI GIẢM CÂN ĐỂ CÓ DÁNG CHUẨN

Giảm cân tuổi dậy thì có cần thiết không?

Giảm cân tuổi dậy thì có cần thiết không?

Ở tuổi dậy thì, nhiều bạn trẻ thường có cái nhìn lệch lạc về hình dáng cơ thể. Đặc biệt nếu hình mẫu lý tưởng của trẻ là người mẫu hoặc người nổi tiếng, vốn luôn có một thân hình lý tưởng. Đấy là lý do nhiều bạn trẻ quá chú trọng đến việc giảm cân nặng xuống mức không lành mạnh, dẫn đến rối loạn ăn uống.

Vậy tuổi dậy thì có nên giảm cân không? Điều quan trọng bạn cần hiểu phạm vi cân nặng hợp lý là gì. Khi trẻ bước lên cân, chỉ số sẽ thể hiện cả mỡ, cơ, xương, nội tạng cùng những gì đã ăn uống trước khi cân. Con số đó không phải là tất cả thể hiện cân nặng của trẻ.

Chưa hết, ở giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể giải phóng hormone khiến các bé gái bị tăng mỡ và bé trai bị tăng cơ. Nhất là với các bạn gái, chất béo giúp cho bụng, ngực và đùi đầy đặn, mông to hơn. Đấy là những thay đổi bình thường của cơ thể nhưng có thể khiến bạn gái tự ti và nghĩ rằng mình đang béo lên.

Chính vì vậy, ba mẹ phải theo dõi sát quá trình phát triển của con và dành thời gian tìm hiểu xem con có thực sự thừa cân hay không? Có nên giảm cân ở tuổi dậy thì? Để chắc chắn hơn, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu cần giảm cân thì bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra cách giảm cân ở tuổi dậy thì phù hợp nhất.

>>> Đọc thêm: NGƯỜI GIẢM CÂN NÊN ĂN BAO NHIÊU CALO 1 NGÀY LÀ HỢP LÝ?

Cách giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn, khỏe mạnh

Dậy thì là độ tuổi trẻ đang phát triển và hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, cách giảm cân ở tuổi dậy thì cũng phải lành mạnh và đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Sau đây là một vài cách giảm cân tuổi dậy thì mà trẻ có thể áp dụng.

1. Tuổi dậy thì có nên giảm cân? Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh

Cắt giảm đồ uống có đường

Cắt giảm đồ uống có đường

Ảnh: Pixabay

Bao gồm soda, nước ngọt, trà có đường, nước trái cây đóng hộp… Tiêu thụ nhiều đường bổ sung có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh gan nhiễm mỡ, mụn trứng cá và sâu răng.

Đang tuổi dậy thì có nên giảm cân không? Ăn nhiều rau xanh

Đang tuổi dậy thì có nên giảm cân không? Ăn nhiều rau xanh

Rau chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ rau có thể giúp trẻ ở độ tuổi dậy thì đạt và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn

Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm đã qua chế biến như kẹo, thức ăn nhanh, đồ nướng có đường và khoai tây chiên có thể gây tăng cân. Trẻ không nên ăn thường xuyên và cần thay thế bằng các loại thực phẩm nguyên chất, bổ dưỡng như rau, trái cây, chất béo lành mạnh và protein.

>>> Đọc thêm: GỢI Ý THỰC ĐƠN 1.200 CALO MỖI NGÀY TRONG 1 TUẦN GIẢM CÂN

Ăn chất béo lành mạnh

Ăn chất béo lành mạnh

Dầu ô-liu. Ảnh: Pexels

Cơ thể ở độ tuổi dậy thì cần nhiều chất béo hơn người trưởng thành. Do đó, cắt bỏ quá nhiều chất béo có thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển.

Thay vì giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể, hãy tập trung vào việc hoán đổi các nguồn chất béo không tốt cho sức khỏe. Thay thế chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như thực phẩm chiên ngập dầu bằng các loại hạt, quả bơ, dầu ô liu và cá béo để thúc đẩy quá trình giảm cân.

Chất béo lành mạnh không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ mà còn rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và tăng trưởng tổng thể.

>>> Đọc thêm: NHỮNG MÓN ĂN SÁNG ÍT CALO DỄ LÀM CHO NGƯỜI BẬN RỘN

Cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng thực phẩm bổ dưỡng

Cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng thực phẩm bổ dưỡng

Tuổi dậy thì có nên giảm cân? Thay vì tập trung vào hàm lượng calo, hãy chọn thực phẩm dựa trên lượng chất dinh dưỡng – bao gồm vitamin, khoáng chất và chất xơ – mà thực phẩm chứa.

Bởi vì độ tuổi dậy thì trẻ vẫn đang phát triển nên có nhu cầu cao hơn đối với một số chất dinh dưỡng – chẳng hạn như phốt pho và canxi – so với người lớn. Trong đó, rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo và nguồn protein lành mạnh không chỉ bổ dưỡng mà còn có thể thúc đẩy giảm cân.

Cách giảm cân ở tuổi dậy thì: Uống đủ nước

Cách giảm cân ở tuổi dậy thì: Uống đủ nước

Uống đủ nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thay thế đồ uống có đường, chẳng hạn như soda và đồ uống thể thao bằng nước giúp giảm lượng calo tiêu thụ dư thừa và khuyến khích giảm cân lành mạnh. Tìm hiểu khung giờ uống nước giảm cân.

Ngoài ra, uống nước suốt cả ngày còn có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn vặt vì trẻ không cảm thấy đói.

>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN 1500 CALO MỖI NGÀY ĐÁNH BAY MỠ THỪA HIỆU QUẢ

2. Giảm cân tuổi dậy thì bằng cách tăng cường hoạt động thể chất

Giảm cân tuổi dậy thì bằng cách tăng cường hoạt động thể chất

Trẻ ở độ tuổi dậy thì vẫn có thể đốt cháy nhiều calo hơn nếu hoạt động thể chất nhiều hơn. Hãy rời khỏi tivi, màn hình máy tính, điện thoại và vận động nhiều nhất có thể. Các hoạt động phù hợp cho trẻ bao gồm: đi xe đạp, trượt patin, bơi lội, chạy bộ, aerobic… Tìm hiểu 22 bài tập đốt cháy calo nhiều nhất.

Điều quan trọng là trẻ hãy chọn những hoạt động mình yêu thích và biến chúng trở thành thói quen thường xuyên. Ngoài ra, bạn trẻ nên tranh thủ di chuyển vận động nhiều hơn thay vì ngồi một chỗ để đốt cháy calo và khỏe mạnh.

>>> Đọc thêm: 3 CÁCH UỐNG BỘT SẮN DÂY GIẢM CÂN, ĐẸP DÁNG

3. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Các nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành ngủ không đủ giấc sẽ nặng hơn những người ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì cần ngủ nhiều hơn người lớn. Trên thực tế, các chuyên gia khuyên thanh thiếu niên nên ngủ từ 9 –10 giờ mỗi ngày để giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN GIẢM CÂN THẦN TỐC CỦA IU GIẢM 4,5KG/TUẦN

Tác hại của giảm cân tuổi dậy thì cần tránh

Một sai lầm nhiều bạn trẻ hay mắc phải ở tuổi dậy thì có nên giảm cân không đó là giảm cân quá nhanh. Điều đó sẽ gây phản tác dụng và dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

1. Bỏ bữa ăn

Tác hại của giảm cân tuổi dậy thì cần tránh

Bỏ bữa sẽ khiến bạn trẻ ăn nhiều hơn trong ngày do đói. Các nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên bỏ bữa sáng có nhiều khả năng bị béo phì hơn những người thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa còn khiến cho bạn thiếu năng lượng suốt ngày dài.

2. Ăn kiêng theo mốt

Áp lực giảm cân tuổi dậy thì nhanh chóng có thể khiến nhiều bạn trẻ cố gắng ăn kiêng theo mốt. Có vô số chế độ ăn kiêng thịnh hành – một số do những người nổi tiếng quảng bá. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng theo mốt hiếm khi có tác dụng lâu dài và thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.

Chế độ ăn kiêng như vậy rất khó tuân thủ và không cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể ở độ tuổi dậy thì cần. Ngoài ra, ăn quá ít calo có thể làm chậm quá trình giảm cân khi cơ thể phải điều chỉnh thích nghi để đáp ứng với lượng thức ăn hạn chế.

>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC CHANH GIẢM CÂN TRONG 7 NGÀY VÀ 7 THỨC UỐNG DỄ LÀM

3. Dùng thuốc giảm cân

Dùng thuốc giảm cân

Đang tuổi dậy thì có nên giảm cân không? Bạn trẻ chỉ nên tập trung vào việc giảm cân chậm, đều đặn và lành mạnh theo thời gian. Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm cân cấp tốc vì không đảm bảo về chất lượng hoặc độ an toàn. Nhiều loại thuốc còn có tác dụng phụ khó chịu hoặc thậm chí không có tác dụng.

4. Tập thể dục quá sức

Một trong những tác hại của giảm cân tuổi dậy thì là tập thể dục quá nhiều, bởi vì cách làm này sẽ gây ra các vấn đề về thể chất và tinh thần. Một chương trình tập thể dục cân bằng chính là thực hiện một số hoạt động mỗi ngày và có nhiều bài tập khác nhau theo đúng mục tiêu giảm cân lành mạnh.

>>> Đọc thêm: 7 CÁCH GIẢM CÂN BẰNG GẠO LỨT VÀ THỰC ĐƠN GIẢM CÂN 1 TUẦN

Ở tuổi dậy thì có nên giảm cân không và một số lưu ý

1. Nên đặt mục tiêu giảm cân tuổi dậy thì lành mạnh và thực tế

Ở tuổi dậy thì có nên giảm cân không và một số lưu ý

Mặc dù giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể là điều quan trọng đối với các bạn trẻ thừa cân, nhưng trọng tâm luôn phải là cải thiện sức khỏe chứ không phải trọng lượng cơ thể. Trẻ cần hiểu mỗi người đều khác nhau và sẽ giảm cân với tốc độ khác nhau. Điều đó còn tùy thuộc vào: tuổi, giới tính, cân nặng, di truyền học, ăn kiêng, mức độ hoạt động, lối sống…

2. Ăn uống có chánh niệm

Ăn uống chánh niệm có nghĩa là chú ý đến thức ăn của trẻ để nhận thức về cơ thể và điều tiết thức ăn. Thông thường, bạn trẻ ăn các bữa chính và đồ ăn nhẹ khi đang di chuyển hoặc trong khi xem ti vi, điện thoại, từ đó có thể dẫn đến ăn quá nhiều.

Thực hành ăn uống chánh niệm – chẳng hạn như ăn chậm, thưởng thức bữa ăn khi ngồi tại bàn và nhai kỹ thức ăn – có thể giúp điều chỉnh cân nặng và tạo thói quen ăn uống tốt hơn.

Ba mẹ có thể thực hành ăn uống có chánh niệm để hỗ trợ trẻ đang cố gắng phát triển thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC TÍA TÔ CÓ GIẢM CÂN? 4 CÁCH NẤU NƯỚC TÍA TÔ GIẢM CÂN

3. Đừng so sánh bản thân với người khác

Đừng so sánh bản thân với người khác

 

Áp lực từ bạn bè, mạng xã hội và ảnh hưởng của người nổi tiếng có thể khiến thanh thiếu niên cảm thấy không hài lòng với cơ thể của mình. Bạn trẻ nên hiểu rằng không nên đặt mục tiêu phải “trông giống người khác”. Giảm cân nên được coi là một cách để trở nên khỏe mạnh, hạnh phúc và tự tin hơn vào cơ thể của mình.

Tuổi dậy thì có nên giảm cân? Cách giảm cân ở tuổi dậy thì đơn giản, hiệu quả chính là giảm lượng đường bổ sung, tập thể dục đầy đủ và ăn thực phẩm nguyên chất, bổ dưỡng. Hơn nữa, một cơ thể khỏe mạnh không có nghĩa là phải đạt được một trọng lượng nhất định. Điều quan trọng là bạn hãy yêu thương và chăm sóc bản thân mỗi ngày để luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.

>>> Đọc thêm: DANH SÁCH 82 THUỐC GIẢM CÂN ĐỘC HẠI CẦN TRÁNH

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm