Hiểu về vì sao da bị thâm nám, và 4 phương pháp trị nám triệt để

Nám da, sạm da bị ví như cơn ác mộng của nhiều phụ nữ. Những cách thức điều trị thâm nám đã làm họ tiêu tốn rất nhiều tiền của, song kết quả lại không như ý muốn. Làm thế nào để chính thức thoát khỏi cơn ác mộng này?

BZ-dieu-tri-nam-da-1

Ảnh: Instagram @makeupforever

Để tìm hiểu cách thức điều trị thâm nám, trước hết bạn cần hiểu rõ về thâm nám. Vì sao chúng hình thành, và liên tục xuất hiện trở lại? Nắm được thông tin đó, bạn mới có đủ cơ sở để tìm các giải quyết tận gốc rễ vấn đề.

Cơ chế hình thành chứng tăng sắc tố da, điển hình là thâm nám

Nám da là một dạng của chứng tăng sắc tố da. Sắc tố được tạo ra trong các tế bào gọi là tế bào hắc tố, nằm trong lớp biểu bì. Các tế bào này tạo ra các sắc tố khác nhau, một trong số đó là sắc tố melanin.

Chức năng cơ bản của Melanin là bảo vệ da, giúp da chống lại tác hại của tia UV. Nhưng khi các tế bào hắc tố bị tổn thương hoặc không khỏe mạnh, nó sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất melanin, gây nên chứng tăng sắc tố ở da.

Do gia tăng quá mức các hắc sắc tố melanin, những đốm da sẫm màu xuất hiện trên bề mặt da. Chúng tích tụ và phân bố không đều trên da khiến da có những vùng sậm màu bất thường.

Thâm nám xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ sau tuổi 30. Chúng có xu hướng ngày càng sậm màu và ăn sâu nếu không được điều trị kịp thời.

Vì sao thâm nám da khó điều trị dứt điểm?

Có nhiều yếu tố có thể gây ra chứng tăng sắc tố. Có thể là tiếp xúc với tia UV, sự thay đổi nhiệt độ, tác dụng phụ của thuốc tây, kích ứng từ các sản phẩm chăm sóc da. Nội tiết tố nữ cũng liên quan đến nám da, khi phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai và trong giai đoạn mang thai. Tàn nhang, một kiểu tăng sắc tố ở người trẻ, cũng có khuynh hướng di truyền.

Chứng tăng sắc tố có thể xảy ra ở bất kỳ loại da nào. Nó dễ nhận thấy ở những người có nước da trắng sáng hơn. Nhưng, những người có làn da sẫm màu cũng có thể bị thâm nám. Ví dụ, sau khi bị viêm do mụn trứng cá hoặc kích ứng da, người có làn da nâu có thể bị chứng tăng sắc tố.

Thâm nám sẽ có thể dai dẳng kéo dài nếu như bạn không biết cách chăm sóc da và phòng ngừa. Khi điều trị thâm nám da, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Đặc biệt, đối với những người đã có thâm nám, việc lựa chọn cách chăm sóc cũng như các sản phẩm xử lý những đốm nâu đáng ghét là điều hết sức nên lưu ý. Sử dụng các axít tẩy da chết quá đà có thể giúp da trông trắng sáng đột biến, nhưng cũng khiến da trở nên yếu hơn, mỏng hơn và dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời. Vì vậy khả năng thâm nám tái phát là rất cao.

4 phương pháp điều trị thâm nám da được khoa học chứng minh có hiệu quả

1. Giải quyết nguồn gốc gây căng thẳng, stress, lo âu

BZ-dieu-tri-nam-da-stress-unsplash

Kiểm soát căng thẳng là việc quan trọng trong quá trình điều trị nám da. Ảnh: Unsplash

Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến việc tăng sắc tố da da. Nếu căng thẳng kéo dài, làn da bạn có thể nhanh lão hóa, dễ xuất hiện nếp nhăn, mụn trứng cá. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ra cortisol, khiến các tế bào hắc tố sản sinh ra nhiều sắc tố hơn. Sau đó, các sắc tố được các tế bào da khác hấp thụ, và dẫn đến tình trạng da trở nên sẫm màu hơn.

Để thư giãn hàng ngày, bạn có thể tập thiền, ngủ sớm và đủ giấc. Trước khi đi ngủ, hạn chế xem điện thoại hay vi tính, vì những thiết bị phát ra ánh sáng xanh khiến bạn khó ngủ hơn.

>>> Xem Thêm: 6 ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS KINH NIÊN LÊN CƠ THỂ, VÀ 8 CÁCH HÓA GIẢI CHÚNG

2. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và ánh sáng xanh

BZ-dieu-tri-nam-da-anh-sang-mat-troi-unsplash

Ảnh: Unsplash

Tác hại của ánh sáng xanh tương đương với tia tử ngoại. Ánh sáng xanh xuyên qua da sâu hơn cả tia UVA và UVB. Ánh sáng xanh hấp thụ qua cả lớp biểu bì và vào sâu vào lớp mô hạ bì, dẫn đến tổn thương đáng kể lên làn da.

Đó là lý do vì sao bạn nên sử dụng kem chống nắng ngay cả khi không bước chân ra ngoài. Vì các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại và đèn chiếu sáng là nguồn tỏa ra ánh sáng xanh gây lão hóa da. Việc lựa chọn các sản phẩm chống nắng có khả năng chống 4 phổ tia là rất quan trọng trong quá trình điều trị nám da.

BZ-dieu-tri-nam-da-kem-chong-nang-Coverderm-Filteray-Face

Kem chống nắng Coverderm Filteray Face với công nghệ vượt trội; chống được 4 phổ tia Hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, ánh sáng xanh, tia UVA & UVB. Sản phẩm với công nghệ phản xạ tia và khả năng chống thấm nước; chỉ cần thoa 1 lần duy nhất trong ngày, không phải bôi lại khi ra mồ hôi.

3. Chọn sản phẩm dưỡng trắng/dưỡng sáng da thông minh để điều trị thâm nám da hiệu quả

Mặc dù khó có thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng nám da, nhưng các sản phẩm dưỡng trắng/sáng hoặc làm mờ các vết thâm sẽ có hiệu quả nhất định.

Vitamin C: Ngoài việc cải thiện các đốm nâu và làm sáng da, nó còn có lợi trong việc chống viêm. Vitamin C là dưỡng chất cần thiết cho mọi làn da, có thể bắt đầu sử dụng từ tuổi 20.

Vitamin F: Ngoài công dụng dưỡng ẩm, còn có tác dụng củng cố hàng rào bảo vệ da và chống viêm tuyệt vời. Sử dụng vitamin F thường xuyên sẽ tạo mốt lớp màng bảo vệ da trong những ngày bạn quên thoa kem chống nắng.

Niacinamide: Sử dụng thường xuyên Niacinamide giúp da tăng khả năng chống tác hại của ánh sáng xanh. Đây cũng là một hoạt chất giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, tương tự như vitamin F.

• Kết hợp các hoạt chất ngăn chặn hoạt động của hắc sắc tố: Ngoại trừ Hydroquinone chỉ được sử dụng trong điều trị lâm sàng tại các viện thẩm mỹ uy tín, bạn có thể thử Alpha Arbutin, B-Resorcinol, Hexylresorcinol, Axít Tranexamic…

BZ-dieu-tri-melasma-vitamin-c

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa vitamin C trong quá trình trị nám. Ảnh: Instagram @sephora.

4. Điều trị thâm nám da tận gốc với công nghệ thẩm mỹ

Chứng tăng sắc tố ở da không được xem là tình trạng mãn tính. Vì vậy, khi chọn điều trị nám da tại phòng khám, bạn luôn phải duy trì quá trình điều trị lâu dài. IPL (ánh sáng xung cường độ cao) và Laser là phương pháp phổ biến để điều trị chứng nám da.

IPL( ánh sáng xung cường độ cao) thích hợp điều trị chứng tăng sắc tố ở da. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng hiệu quả trên một số loại da nhất định. Điển hình là các tông màu da sáng hơn các vết nám hoặc đốm nâu. Đối với những tông màu da tối hơn, phương pháp peel da, liệu pháp ánh sáng LED; kết hợp với sản phẩm dưỡng da đặc trị sẽ mang đến kết quả khả quan hơn.

ipl-laser

Phương pháp sử dụng ánh sáng IPL ( Intense Pulsed Light) trong điều trị nám da. Ảnh: Dr. Jessica Krant.

>>> Xem thêm: CÓ NÊN TRỊ TÀN NHANG BẰNG TIA LASER? ƯU, NHƯỢC ĐIỂM LÀ GÌ?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm