Việc uống quá nhiều nước có thể gây ra nguy hiểm tiềm tàng này

Các nghiên cứu cho thấy tăng cường hấp thu nước sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng uống quá nhiều nước có tốt không?

Nước chiếm 45-75% trọng lượng cơ thể và đóng vai trò then chốt đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng, sức khỏe thể chất và chức năng não. Tuy nhiên, với câu hỏi uống nước quá nhiều có tốt không thì uống quá nhiều có thể gây hại.

Uống quá nhiều nước có tốt không?

Uống nước đều đặn, hợp lý rất tốt cho sức khỏe.

Uống nước nhiều quá có tốt không và uống bao nhiêu là hợp lý?

Lượng nước mà chúng ta cần hấp thu mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và cường độ hoạt động. Nước ở đây không chỉ là nước trắng, mà còn là nước trong rau, trái cây, các thực phẩm và đồ uống khác.

Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2004 khuyến nghị phụ nữ từ 19-30 tuổi cần hấp thu 2,7 lít nước mỗi ngày qua con đường ăn uống. Đối với nam giới là 3,7 lít.

Tuy nhiên, cách đơn giản nhất chính là lắng nghe cơ thể bạn. Mỗi khi thấy khát, thấy khô miệng thì bạn hãy uống nước. Chỉ cần uống nước mỗi khi khát cũng đủ đáp ứng nhu cầu nước hàng ngày.

Một số nhân tố sau đây là lý do chính đáng để bạn uống nước nhiều hơn:

• Nơi bạn sống: Nếu sống ở khu vực khô, nóng, ẩm thì bạn nên uống nước nhiều hơn. Người sống ở vùng đồi núi hoặc nơi cao so với mực nước biển cũng nên uống nhiều nước.

• Chế độ ăn: Nếu bạn uống nhiều cà phê hoặc các đồ uống chứa caffeine khác, bạn sẽ mất nhiều nước qua đường tiểu. Những người có chế độ ăn giàu protein thường dễ bị mất nước và luôn cảm thấy khát. Hoặc nếu bạn thường ăn đồ mặn, cay hay quá ngọt thì cũng cần bổ sung thêm nước. Bạn cũng cần bù đắp nước (lọc) nếu khẩu phần hàng ngày thiếu rau xanh và trái cây tươi.

>>> Bạn có thể quan tâm: UỐNG TRÀ GIẢM CÂN CÓ HẠI KHÔNG?

• Nhiệt độ và mùa: Vào mùa nóng, bạn đổ mồ hôi trộm nhiều hơn nên cần bổ sung nước.

• Môi trường sinh hoạt: Nếu bạn hoạt động ngoài trời nắng hoặc nơi có nhiệt độ cao, không có máy lạnh, máy quạt… thì bạn sẽ nhanh cảm thấy khát và cần uống nước nhiều hơn.

• Cường độ hoạt động: Nếu thường xuyên di chuyển, vận động thì bạn sẽ cần uống nhiều nước hơn người chỉ ngồi một chỗ.

Nên bổ sung thêm nước, trái cây và rau, canh vào mùa nóng.

• Tình trạng bệnh: Nếu đang bị nhiễm khuẩn hoặc bị sốt, bị nôn mửa hoặc tiêu chảy thì bạn cần bù nước thường xuyên. Người bệnh tiểu đường cũng cần uống nhiều nước. Người đang uống các loại thuốc có tác dụng lợi tiểu cũng cần bổ sung thêm nước.

• Mang thai hoặc cho con bú: Các đối tượng này cần bổ sung nhiều nước và chất dinh dưỡng. Đặc biệt mẹ cho con bú cần bổ sung nước thông qua sữa, canh, trái cây… để có sữa cho bé bú.

>>> Bạn có thể quan tâm: 8 CÔNG THỨC NƯỚC DETOX GIẢM MỠ BỤNG

Uống quá nhiều nước có thể gây nguy hiểm

Uống quá nhiều nước có thể khiến cơ thể mất cân bằng điện giải, dẫn đến hạ natri máu, tức hàm lượng natri trong máu bị loãng và giảm xuống dưới 135 mmol/l (millimole per lit).

Các triệu chứng hạ natri bao gồm mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, buồn nôn và nôn. Trường hợp nặng có thể dẫn đến run cơ, co cơ, co giật, rối loạn tâm thần, tiêu chảy, tăng tiết nước bọt, tăng thân nhiệt, không thể đổ mồ hôi, tăng huyết áp, song thị (nhìn 1 thấy 2), khó thở, bất tỉnh và thậm chí tử vong do phù não.

Những vận động viên hay người phải hoạt động nặng nhọc liên tục khiến mồ hôi ra nhiều, dẫn đến nhu cầu uống nước nhiều thì khả năng mất cân bằng điện giải là rất cao. Do đó, thay vì chỉ uống nước lọc thì họ nên bổ sung các loại nước khoáng bù điện giải.

uống quá nhiều nước có tốt không

Người tham gia giải marathon rất dễ bị hạ natri máu.

Nghiên cứu của Đại học Chosun, Hàn Quốc vào năm 2013 nói rằng: Mặc dù thận có thể bài tiết từ 20-28 lít nước mỗi ngày, nhưng trong một giờ thận chỉ có thể xử lý từ 800-1.000ml nước. Do đó bạn phải uống nước rải rác trong ngày thay vì tu ừng ực hết cả lít nước 1 lần.

Chuyên gia dinh dưỡng Kristin Koskinen ở Washington (Hoa Kỳ) cho rằng nếu đi tiểu quá nhiều lần thì đó là dấu hiệu bạn đã hấp thụ quá nhiều nước.

Trung bình một người thường đi tiểu từ 6-8 lần mỗi ngày. Những người có thói quen uống cà phê hoặc rượu thường đi tiểu đến 10 lần. Màu nước tiểu thường là màu vàng nhạt, tăng dần đến màu trà. Nếu như bạn cứ 2 giờ lại đi tiểu, và nước tiểu khá trong thì đó là dấu hiệu bạn đã ăn uống dư thừa nước.

Nếu hàm lượng natri không thất thoát quá nhiều thì cơ thể cũng không có triệu chứng gì khác biệt. Nhưng nếu natri tiếp tục giảm vì bạn uống nhiều mà thận xử lý không kịp, thì cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng sương mù não, đau đầu, chướng bụng, nôn mửa như đã nói ở trên.

Chướng bụng là do các tế bào phải trương ra để có chỗ chứa nước. Còn não vốn bị bao kín trong hộp sọ, không có chỗ để phình ra nên bạn sẽ cảm thấy đau đầu và sương mù não. Nước quá dư thừa trong máu khiến cơ thể muốn tống nước ra ngoài để tìm lại sự cân bằng, điều này dẫn tới tình trạng nôn ói.

>>> Bạn có thể quan tâm: 3 CÔNG THỨC NƯỚC UỐNG GIẢI NHIỆT LÀM ĐẸP

Một số trường hợp tử vong hoặc ngộ độc do uống nhiều nước

cô gái uống nước

Uống quá nhiều nước có tốt không? Uống nhiều nước cùng lúc khi luyện tập có thể dẫn tới hạ natri máu.

Một báo cáo năm 1996-1997 của Hệ thống Dữ liệu Bệnh nhân nội trú Quân đội Hoa Kỳ cho biết: Có 17 binh lính đã bị hạ natri máu xuống chỉ còn 115–130 mmol/l do uống nhiều nước khi luyện tập. Một báo cáo khác cho thấy có 3 người lính đã tử vong do hạ natri máu và phù não vì uống hơn 5 lít nước chỉ trong vài giờ.

Các triệu chứng hạ natri máu lại gần giống với triệu chứng mất nước, dẫn đến một người lính đã bị chẩn đoán sai là bị sốc nhiệt và mất nước. Người này đã tử vong do ngộ độc nước sau nỗ lực cấp cứu sai.

Trong giải đua marathon Boston (Mỹ) năm 2002, 13% trong số 488 thí sinh bị hạ natri máu, 0.06% bị rất nặng với hàm lượng natri tụt xuống dưới 120 mmol/l. Một người bị xuất hiện tình trạng não úng thủy, thân não bị thoát vị khiến anh ta tử vong.

Một báo cáo khác vào năm 2013 đã kể chi tiết về trường hợp một bé gái 9 tuổi bị ngộ độc nước sau khi uống 3,6 lít nước chỉ trong 1-2 giờ. Trước đó 8 tháng cô bé mổ viêm ruột thừa và bác sĩ khuyên phải uống nhiều nước vì cô bé bị táo bón. Kết quả là cha dượng bắt cô bé phải uống 1,8 lít nước mỗi ngày. Trong một lần tức giận, anh ta đã bắt cô bé uống hết số nước này chỉ trong 1-2 tiếng dẫn tới nhập viện. Đây là một bài học cảnh tỉnh cho phụ huynh ép con phải uống quá nhiều nước khi bé bị táo bón.

Tính lượng nước cần thiết tuỳ theo trọng lượng cơ thể

nước lọc

Uống 4 lít nước mỗi ngày có thể là quá nhiều

Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Moskovitz thuộc Tập đoàn Dinh dưỡng New York cho biết nhu cầu nước trung bình của một người thường không quá 1/2 trọng lượng cơ thể. Hấp thu quá 3-4 lít nước trở lên có thể bắt đầu xuất hiện dấu hiệu ngộ độc nước (hạ natri máu).

Nếu như bạn chưa hiểu rõ nhu cầu nước của cơ thể, thì chuyên gia dinh dưỡng Kristin Koskinen có gợi ý là, cứ mỗi 1kg trọng lượng cơ thể thì bạn uống 32,67ml nước. Như vậy một người nặng 50kg thì nên uống 1,63 lít nước mỗi ngày. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, cường độ hoạt động, vị trí địa lý… như đã nói ở trên. Do đó bạn nên điều chỉnh lượng nước hấp thụ sao cho cơ thể luôn cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ uống nước nhiều quá có tốt không, uống bao nhiêu là đủ và tác hại khi uống quá nhiều.

>>> Xem thêm: UỐNG NƯỚC THẾ NÀO ĐỂ CẤP ẨM CHO CƠ THỂ TỐT NHẤT?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm