Tìm hiểu về phong cách kiến trúc cung đình Huế vương giả

Kiến trúc cung đình Huế không những mang đến cho không gian sống vẻ mộng mơ, thi vị đậm chất Huế mà còn như đưa ta về với một quá khứ đầy vàng son

Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế là một trong những công trình phản ánh rõ nét kiến trúc cung đình Huế. Phần mái được lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly nổi bật. Đây từng là lối đi chỉ dành riêng cho vua chúa. Hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần.

Kiến trúc gắn liền với triều Nguyễn từ di tích Hoàng thành, cung điện, đến đền đài, lăng tẩm (như điện Thái Hòa, điện Long An…) đều mang vẻ trầm mặc, cổ kính đậm phong cách Á Đông. Tuy vậy, cũng không khó để tìm thấy kiểu kiến trúc mang âm hưởng Tây Âu sang trọng, ấn tượng. Có thể kể đến như cung An Định, lăng Khải Định và các biệt phủ khác của Hoàng tộc.

Lăng Khải Định được xây dựng vô cùng công phu. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh.

Đặc trưng của kiến trúc cung đình Huế

Đa số cung điện của nhà Nguyễn đều được sơn son thếp vàng. Và xây theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Đây là một lối kiến trúc điển hình ở kinh thành Huế xưa – hợp nhất hai gian nhà trước và sau bằng hệ thống trần để tạo nên một không gian rộng lớn và liên hoàn.

Sảnh bên trong Trường lang Đại nội Huế được sơn son thếp vàng.

Đồ nội thất thời kỳ này có kiểu dáng mềm mại, được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Các nghệ nhân xưa thường dùng những chất liệu như mảnh sành sứ, ngà voi, xà cừ… khảm lên bề mặt gỗ nhằm tạo vẻ sang trọng và tinh tế cho đồ nội thất.

Phần mái của các điện trong kinh thành được lợp bằng ngói hoàng (vàng) lưu ly và thanh (xanh) lưu ly. Ngói lưu ly giờ vẫn được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở vì nét đẹp cổ kính mà nó mang lại.

Hệ thống cổng/cửa tại các biệt phủ của Hoàng tộc khá đa dạng về hình thức. Có loại cổng tam quan bề thế; cửa xếp làm từ gỗ quý được chạm khắc công phu; hay cửa vòm nguyệt môn uyển chuyển, mềm mại.

Bạn có thể ứng dụng cửa nguyệt môn cho sân vườn để tăng thêm sinh khí và vẻ lãng mạn.

Khi đến với cung An Định, ta lại cảm giác như đi lạc vào lâu đài của một nhà quý tộc châu Âu nào đó. Trần và tường nhà được trang trí bằng tranh tường. Tổng thể công trình được phủ một màu vàng rực rỡ và sang trọng.

Các bức tranh về khung cảnh lăng vua triều Nguyễn được vẽ trực tiếp lên tường tại Cung An Định.

>>> Xem thêm: LĂNG TỰ ĐỨC: CÔNG TRÌNH LĂNG TẨM ĐẸP NHẤT THẾ KỶ XIX CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Để biến căn nhà thành biệt phủ kiểu Huế

Bạn có thể thiết kế nhà theo phong cách “trâm anh thế phiệt” này với sàn nhà lót gạch đất nung, mái ngói, đồ nội thất gỗ hoài cổ cùng những khung cửa lá sách gợi nhớ về Huế “thương”.

Thiết kế nhà kiểu Huế sử dụng nhiều gỗ, đặc biệt là chất gỗ màu trầm cổ xưa. Ngoài ra, đồ nội thất còn có thể kết hợp với các mảng được sơn mài sang trọng. Để tránh không gian sống trông quá tăm tối, bạn hãy thêm những đồ nội thất sơn thếp vàng, ánh bạc, đỏ để điểm xuyết.

Phòng khách sạn theo kiểu nhà rường tại Ancient Huế Garden Houses. Đây là nơi diễn ra những cảnh quay của phim Gái già lắm chiêu 3.

Một không gian phòng khác tại Ancient Huế Garden Houses.

Kiến trúc cung đình qua phim ảnh và MV nhạc Việt

Cảnh trong MV Không thể cùng nhau suốt kiếp của Hoà Minzy. MV kể về câu chuyện tình buồn giữa hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại. Trong ảnh, Hoà Minzy trong vai Nam Phương hoàng hậu đang ngồi trước lối lên cầu thang tại cung An Định. Phần sàn nhà được lót gạch hoa văn kỷ hà bắt mắt.

Đám cưới Hoàng gia diễn ra tại Trường lang Đại nội Huế trong MV của Hoà Minzy.

Gái già lắm chiêu 3 lấy bối cảnh tại Huế. Chuyện phim xoay quanh cuộc sống xa hoa, phù phiếm của Lê Gia – Đại gia đình thượng lưu xứ Huế. Nhà trong phim chủ yếu là nhà gỗ mang đậm nét truyền thống. Được cách tân với đồ nội thất mạ vàng âm hưởng châu Âu.

Biệt phủ Lê Gia đậm chất Huế gây ấn tượng mạnh với khán giả màn ảnh rộng.

Phần 5 của series phim Gái Già Lắm Chiêu sắp tới sẽ tiếp tục tận dụng bối cảnh cung An Định vương giả…

…cùng nhiều khung cảnh khác trong Đại nội Huế.

ĐỊA CHỈ MUA SẮM

Etro Home Interiors tại Eurasia Concept: 22–36 Nguyễn Huệ & 57–69F Đồng Khởi, Q. 1, TP. HCM

Theodore Alexander: theodorealexander.com

Red Egg: redegg.com

>>> Xem thêm: 12 MÓN ĐỒ NỘI THẤT MANG KIẾN TRÚC INDOCHINE VÀO CĂN NHÀ BẠN

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm