Thịt heo kỵ gì? 9 thực phẩm kỵ và 6 sai lầm ai cũng mắc phải

Thịt heo là món ăn quen thuộc, giàu dinh dưỡng và dễ chế biến. Bạn muốn nấu thịt heo với các nguyên liệu khác nhưng không biết thịt heo kỵ gì?

Thịt heo là nguồn cung cấp đạm, chất béo cần thiết cho cơ thể. Đây cũng là loại thịt khá lành tính, ít gây dị ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tham khảo một số nguyên tắc khi chế biến thịt heo. Một trong số đó là tìm hiểu thông tin thịt heo kỵ gì. Khi được chế biến đúng cách, bạn sẽ có món ăn vừa ngon vừa mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.

Thịt heo kỵ gì?

Thịt heo kỵ gì? 9 thực phẩm kỵ và 6 sai lầm ai cũng mắc phải

100 gam thịt heo cung cấp khoảng 240 – 300 calo (tùy vào tỷ trọng nạc – mỡ của miếng thịt). Hầu như thịt từ các vị trí của heo đều được dùng để chế biến thức ăn. Các món ăn từ thịt heo cũng rất đa dạng. Bạn có thể nấu riêng thịt heo hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Khi nấu chung, bạn nên chú ý thịt heo kỵ gì để phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của món ăn. Dưới đây là những thực phẩm được khuyến cáo không nên nấu cùng với thịt heo.

1. Thịt heo kỵ với rau gì? Lá mơ

Thịt heo chứa lượng lớn protein. 100 gam thịt heo chứa từ 19 – 27 gam protein. Lượng protein này có thể bị kết tủa khi gặp lá mơ. Vì vậy, món thịt heo nấu lá mơ có khả năng gây đau bụng, khó tiêu.

2. Thịt heo kỵ gì? Thịt bò, thịt trâu

Thịt heo, thịt bòthịt trâu đều là những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng. Nhiều người cho rằng khi nấu chung các loại thịt này với nhau, món ăn sẽ càng bổ dưỡng. Thực tế là khi kết hợp, các chất dinh dưỡng trong món ăn sẽ tương tác và giảm đi phần nào tác dụng. Mùi vị của thịt heo cũng được cho rằng không hòa hợp với thịt trâu hay thịt bò. Tốt nhất, bạn nên nấu riêng từng loại thịt để món ăn có hương vị đặc trưng vốn có.

>>> Đọc thêm: Óc heo kỵ với gì? Ăn óc heo có tốt không?

3. Thịt heo kỵ với gì? Đậu tương

Đậu tương

Ảnh: GettyImages

Đậu tương chứa 60 – 80% hàm lượng phốt pho. Phốt pho có khả năng làm giảm các chất dinh dưỡng có trong thịt lợn. Chính vì thế, nếu hỏi thịt heo kỵ gì thì câu trả lời là đậu tương.

4. Thịt heo kỵ gì? Kỵ thịt chim

Ngoài thịt bò, trâu, thịt heo cũng không nên nấu cùng với thịt chim (chim cút, chim bồ câu, chim sẻ). Theo dân gian, ăn món thịt heo nấu chim cút thường xuyên có thể bị đen da mặt; còn bồ câu nấu với thịt lợn sẽ khiến khí huyết khó lưu thông.

5. Thịt heo kỵ rau gì? Rau thơm

Rau thơm và thịt heo có sự xung khắc, không nên chế biến cùng nhau. Với các món ăn từ thịt heo, bạn chỉ cần cho thêm hành là được.

6. Thịt heo kỵ gì? Tôm, ốc

Thịt heo nấu cùng tôm, ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu. Nếu đang gặp các vấn đề về đường ruột, bạn không chế biến theo cách này nhé. Tìm hiểu Tôm kỵ gì?

7. Cam thảo, mơ

Cam thảo hay quả mơ là những thực phẩm chua. Trong khi đó, thịt heo có tính ôn, vị ngọt. Thịt heo hay mỡ heo nấu cùng mơ, cam thảo dễ sinh ra thổ tả, kiết lỵ.

8. Thịt heo kỵ gì? Gan dê

Gan dê là món ăn nặng mùi, không hợp để kết hợp với thịt heo. Ngoài ra, thịt heo ăn cùng với gan dê sẽ gây chướng và đầy bụng, khó chịu.

9. Ba ba, rùa

Tương tự gan dê, thịt heo nấu với baba, rùa cũng gây chứng khí trệ, đầy bụng, chướng hơi.

>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp

Thịt heo kỵ với nhóm người nào?

Thịt heo kỵ với nhóm người nào?

Sau khi tìm hiểu thịt heo kỵ gì, bạn có thể tham khảo thêm một số nhóm người nên hạn chế ăn thịt heo. Những người dưới đây không phải là tuyệt đối không được ăn thịt heo. Bạn vẫn có thể ăn, chỉ là không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.

1. Người béo phì

Lượng protein trong thịt heo đến chủ yếu từ phần thịt nạc. Trong khi đó, phần thịt mỡ có rất ít protein và nhiều chất béo. Người thừa cân nên hạn chế ăn thịt heo, nhất là thịt mỡ.

2. Thịt heo kỵ gì? Người mắc bệnh gout

Người mắc bệnh gout cần giảm ăn các món chứa nhiều đạm. Bệnh gout gây ra bởi sự tăng acid uric trong máu. Các loại thịt giàu protein có thể làm tăng acid uric. Người bệnh gout vẫn có thể ăn thịt heo tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Chế độ ăn của bệnh nhân gout thường ưu tiên protein từ thực vật hơn là động vật.

3. Người bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, bạn vẫn có thể ăn một ít thịt heo nạc. Món kỵ với người tiêu chảy đó là mỡ heo. Mỡ heo chứa nhiều chất béo, gây khó tiêu, nặng bụng. Đặc tính này khiến tình trạng tiêu chảy càng trở nên trầm trọng và lâu khỏi.

>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn

4. Máu nhiễm mỡ cao

Máu nhiễm mỡ cao

Người bị máu nhiễm mỡ cao chỉ nên ăn từ 50 – 70 gam thịt heo trong một bữa. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên ăn thịt heo nạc, không mỡ. Mỡ heo chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, 50% chất béo không bão hòa đơn và 10% chất béo không bão hòa đa. Ngoài mỡ heo, bạn cũng nên tránh xa các món ăn nhanh chế biến từ thịt heo. Một số món có thể kể đến như lạp xưởng, xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói.

5. Thịt heo kỵ gì? Người bị cao huyết áp, tim mạch

Mỡ heo chứa lượng chất béo và cholesterol cao. Ăn quá nhiều thịt heo với tỷ lệ mỡ nhiều có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch. Theo khuyến cáo, người bị cao huyết áp, tim mạch cũng không nên ăn quá 50-70 gam thịt heo/bữa.

6. Người bị sỏi thận

Người bị sỏi thận cũng không nên ăn quá nhiều thịt heo. Hấp thụ lượng protein quá nhiều sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng. Từ đó, các viên sỏi thận hình thành.

>>> Đọc thêm: Trứng ngỗng kỵ gì? Những ai không nên ăn trứng ngỗng?

Một số sai lầm khi chế biến thịt heo

Một số sai lầm khi chế biến thịt heo

Ảnh: Serious eats

Bạn đã biết thịt heo kỵ gì cũng như những nhóm người nên hạn chế ăn thịt heo. Vậy còn lưu ý nào khi chế biến thịt heo nữa không? Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi nấu món ăn từ thịt heo. Bạn hãy kiểm tra xem mình có nằm trong trường hợp nào dưới đây không nhé.

1. Rã thịt bằng nước nóng hoặc nhiệt độ phòng

Nhiều người muốn rã đông nhanh thịt heo bằng cách để ngoài nhiệt độ phòng hoặc ngâm với nước nóng. Khi ở nhiệt độ phòng, thịt đông dễ bị vi khuẩn tấn công. Còn khi ngâm trong nước nóng, các chất dinh dưỡng bề mặt của thịt sẽ trôi đi mất.

Rã đông đúng cách là bạn nên để thịt heo xuống ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng thời gian nhất định, thịt sẽ rã đông. Một lưu ý quan trọng nữa là bạn không được cấp đông lại thịt heo sau khi đã rã đông.

2. Ăn thịt heo chín tái

Thịt heo chưa nấu chín, trứng và nang sán heo có thể vẫn còn hoạt động. Khi vào cơ thể người, chúng gây bệnh sán, ngộ độc, tả. Thịt heo chín tái cũng không có vị ngọt hay mùi vị thơm ngon so với thịt chín. Vì vậy, bạn nên nấu chín trước khi ăn nhé.

3. Nấu thịt heo quá chín

Thịt heo chín tái có thể mang đến mầm mống của bệnh giun sán. Tuy nhiên, ăn thịt heo nấu chín kỹ cũng không phải là điều tốt. Nếu hỏi thịt heo kỵ gì thì câu trả lời là kỵ việc nấu quá nhừ. Một số hợp chất trong thịt heo sẽ bị biến đổi nếu nấu ở nhiệt độ 200 – 300℃. Các chất này nếu nấu quá chín sẽ có khả năng gây ung thư. Tốt nhất, bạn nên nấu thịt heo vừa chín tới, không nên ăn tái mà cũng không nên hầm quá nhừ nhé.

>>> Đọc thêm: Rau ngót Nhật kỵ gì? 4 nhóm đối tượng cần tránh

4. Thêm nước lạnh khi luộc thịt

Thịt lợn luộc

Khi luộc thịt, bạn có thể gặp trường hợp cạn nước. Lúc này, nhiều người cho thêm nước lạnh vào để luộc tiếp. Theo các chuyên gia, nước lạnh sẽ làm protein và chất béo trong thịt kết tủa. Điều này làm mấy giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon của món thịt. Nếu gặp phải tình huống này, bạn hãy cho thêm nước nóng thay vì nước lạnh.

5. Chọc đũa liên tục

Chọc đũa vào miếng thịt là một trong những cách kiểm tra xem thịt đã chín chưa. Điều lưu ý là bạn không nên chọc quá nhiều. Khi chọc đũa, chất ngọt trong thịt tiết ra ngoài, khiến thịt bị khô và mất chất. Thời gian chín của thịt heo sẽ tùy thuộc vào cấu tạo và độ dày mỏng của miếng thịt. Nếu miếng thịt mỏng, bạn có thể chọc đũa kiểm tra sau khi nấu khoảng 5 phút. Nếu thấy thịt chưa chín, bạn nấu thêm khoảng 5 phút nữa là được.

6. Dùng chung thớt cho cả thịt sống và chín

Một trong những điều tối kỵ khi chế biến thức ăn đó là dùng chung thớt cho món sống và món chín. Đặc biệt với các loại thịt, bạn cần có hai loại thớt riêng biệt. Thịt sống chứa nhiều vi khuẩn, giun sán. Cho dù có rửa sạch, bạn cũng không thể loại bỏ tuyệt đối các vi khuẩn này. Trong khi đó, thịt chín sau khi thái sẽ được ăn trực tiếp. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị thớt thái thịt sống và thịt chín riêng.

Thịt heo tuy là món ăn quen thuộc nhưng chắc hẳn nhiều người chưa biết thịt heo kỵ gì. Có đến 9 nguyên liệu được khuyến cáo không nên nấu cùng thịt heo. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên 6 lưu ý khi chế biến thịt heo để đảm bảo sức khỏe nhé.

>>> Đọc thêm: Phô mai kỵ gì và những lưu ý khi ăn phô mai

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm