Ngoài những lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời thì tác hại của quả cóc cũng là điều bạn cần hết sức lưu ý. Nhiều người còn truyền tai nhau ăn cóc sẽ nổi mụn. Thực hư chuyện này như thế nào?
Giá trị dinh dưỡng của quả cóc
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu tác hại của quả cóc, mời bạn cùng xem qua giá trị dinh dưỡng của loại quả này.
Cóc là loại trái cây rất phổ biến trong mùa hè và thu, được biết đến với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Trong 100g cóc có chứa:
• Chất xơ: 2,2g
• Carbohydrate: 10g
• Chất béo: 0,27g
• Đường: 5,95g
• Protein: 0,88g
• Sắt: 0,33mg
• Kali: 250mg
• Natri: 3mg
• Phốt pho: 67mg
• Vitamin A, B và C
Quả cóc chứa nhiều vitamin C hơn so với cam. 100g cóc cung cấp khoảng 60% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn. Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong loại quả này mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe.
>>> Đọc thêm: 5 tác hại của quả lê ki ma dễ sinh bệnh nếu ăn không kiểm soát
Ăn cóc có tác dụng gì?
Theo Đông y, quả cóc có vị chua, giàu chất xơ và protein nên có thể ăn thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng ăn quá nhiều thì chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi tác hại của quả cóc.
Cùng xem những lợi ích của quả cóc là gì?
1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Quả và lá cóc chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng khuẩn, bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng. Hàm lượng vitamin C trong quả cóc có nhiều tác dụng:
• Thúc đẩy sự hấp thụ sắt cần thiết để chống thiếu máu.
• Bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi bị tổn thương.
• Giúp cơ thể phục hồi, đặc biệt là sau khi hoạt động quá sức.
• Làm tan cục máu đông, vốn là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.
• Kích thích sản xuất collagen, một loại protein quan trọng giúp chữa lành vết thương và bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Hàm lượng nước và chất xơ trong quả cóc ngăn ngừa mất nước và giúp làm sạch ruột. Do đó làm giảm các triệu chứng táo bón. Phần cùi của quả cóc cũng được khuyên dùng cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón.
Chất xơ cũng đóng vai trò chính trong sức khỏe tim mạch, cụ thể là giảm huyết áp và cholesterol. Với người bị tiểu đường, chất xơ làm giảm tình trạng kháng insulin. Ngoài ra, những người thường xuyên bị căng thẳng, stress thì tăng cường chất xơ vào thực phẩm hàng ngày sẽ góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần.
>>> Đọc thêm: 10 tác hại của quả sung muối không phải ai cũng biết
3. Điều trị ho
Phương pháp điều trị ho từ quả và lá cóc đã được chứng minh hiệu quả. Bạn có thể nghiền nát lá hoặc quả cóc rồi trộn cùng một ít mật ong và lượng muối nhỏ. Uống hỗn hợp này 3 lần/ngày sẽ làm giảm triệu chứng ho.
4. Cải thiện thị lực
Vì cóc rất giàu vitamin A nên có thể dùng thuốc sắc từ lá cóc để điều trị đau mắt. Vitamin A cải thiện sức khỏe của võng mạc và rất quan trọng trong điều trị bệnh quáng gà.
5. Tác dụng của quả cóc giúp tăng sức bền
Cóc chứa đường chủ yếu dưới dạng sucrose. Nếu bạn thường xuyên vận động tập luyện thể thao, bạn sẽ cần nguồn carbohydrate tự nhiên này trong chế độ ăn uống để tăng cường năng lượng và tăng sức bền.
6. Ngăn ngừa lão hóa sớm
Vitamin C trong quả cóc là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa lão hóa sớm do các yếu tố như bức xạ mặt trời, ô nhiễm và hút thuốc.
>>> Đọc thêm: Tác dụng và 6 tác hại của câu kỷ tử cần biết
7. Duy trì xương và răng khỏe mạnh
Canxi và phốt pho trong quả cóc giúp xương khỏe mạnh bằng cách cung cấp mô cứng để hỗ trợ và di chuyển. Canxi làm chắc men răng để ngăn ngừa tổn thương do nhai, nghiến và nhiệt độ khắc nghiệt.
8. Tác dụng của quả cóc giúp ngăn ngừa thiếu máu
Nếu bạn hay bị thiếu máu thì ăn cóc thường xuyên là giải phải hợp lý. Loại quả này chứa hàm lượng sắt cao hỗ trợ cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu.
Ngoài ra, quả cóc còn chứa vitamin B1 có thể tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng lưu lượng oxy trong cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu. Đặc biệt, ăn cóc rất tốt cho phụ nữ trong thai kỳ.
9. Hỗ trợ giảm cân
Ít carbohydrate, chất béo, calo và nhiều chất xơ – quả cóc rất phù hợp với chế độ ăn kiêng giảm cân. Cụ thể, ăn cóc giúp bạn cảm thấy no lâu hơn nhờ chất xơ và hàm lượng nước dồi dào chứa trong loại quả này. Bạn sẽ không thèm ăn vặt thường xuyên.
10. Những lợi ích khác
Quả cóc đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh trĩ. Trong y học cổ truyền, cóc là loại quả quen thuộc để điều trị vết thương, vết bỏng, vết loét và là phương pháp điều trị tuyệt vời cho chứng đau đầu. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ăn cóc có thể hạ huyết áp cao.
>>> Đọc thêm: 10 tác hại của lá ổi bạn nên thận trọng khi uống
Tác hại của quả cóc là gì?
1. Tác hại của việc ăn cóc gây rối loạn tiêu hóa
Trái cóc thường chứa nhiều vitamin C nên tiêu thụ quá nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn hoặc đau bụng.
2. Tác hại của quả cóc gây đau dạ dày
Loại trái cây chua như cóc thường chứa nhiều axit. Nếu bạn lạm dụng sẽ gây nên tình trạng thừa axit trong dạ dày. Chúng dẫn đến viêm loét dạ dày và nặng có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt, việc ăn cóc khi đói sẽ cực kỳ gây hại cho niêm mạc dạ dày. Bạn nên chờ 2 tiếng sau bữa ăn rồi mới ăn cóc.
Vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tá tràng… không nên ăn cóc thường xuyên. Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa nhạy cảm cần tránh ăn cóc.
>>> Đọc thêm: 5 tác hại của trái nhàu là gì? Chế biến trái nhàu như thế nào?
Tác hại của việc ăn cóc có gây nổi mụn không?
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng ăn cóc sẽ bị nổi mụn. Thực tế, cóc là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của bạn.
Tuy nhiên, vì cơ địa mỗi người khác nhau nên sẽ có phản ứng khác nhau với thực phẩm. Với người quá mẫn cảm với các thành phần của cóc thì sẽ gặp vấn đề về da như nổi mụn. Nếu lần đầu tiên bạn ăn cóc và da bị nổi mụn, bạn nên lưu ý và thử giảm lượng cóc tiêu thụ xem có ảnh hưởng đến tình trạng da hay không.
>>> Đọc thêm: Công dụng và tác hại của lá mơ lông nhiều người chưa biết
Các món ăn ngon từ cóc
Biết rõ tác hại của quả cóc sẽ giúp bạn biết cách tiêu thụ loại quả này an toàn. Hãy thử các công thức chế biến món ngon từ cóc sau đây để “đổi gió” thực đơn hàng ngày nhé.
1. Nước ép cóc giải nhiệt
Chuẩn bị:
• 1kg cóc
• 100g đường trắng
• 1 chút muối
• Đá bào
Thực hiện:
• Cóc mua về gọt vỏ, rửa sạch và để ráo.
• Bạn tách phần thịt cóc, bỏ hạt. Cho thịt cóc, đường, đá bào vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Với máy ép, bạn chỉ cần cho thịt cóc vào ép lấy nước.
• Cóc sau khi xay đem lọc qua rây sẽ thu được phần nước. Bạn thêm chút muối vào khuấy đều rồi đổ vào ly thưởng thức.
2. Gỏi cóc xanh thịt gà
Chuẩn bị:
• 5 trái cóc xanh
• 200g thịt gà
• 1 củ cà rốt
• 15g đậu phộng
• 15g mè trắng
• Một ít rau húng quế, gia vị
Thực hiện:
• Dùng dao gọt vỏ cóc xanh, rửa sạch rồi thái lát mỏng.
• Cà rốt bào vỏ, rửa sạch rồi thái sợi.
• Rau húng rửa sạch, cắt nhỏ.
• Cho thịt gà vào luộc cùng ít muối và sả đập giập. Khi thịt chín, bạn vớt ra để nguội rồi xé sợi vừa ăn.
• Rang mè và đậu phộng. Bạn nhớ bỏ phần vỏ đậu phộng trước khi ăn nhé.
• Cho cóc thái lát, cà rốt và thịt gà xé vào thau. Thêm 2 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 1/2 muỗng bột ngọt và rau húng vào trộn đều. Để cho gia vị ngấm trong 20 phút.
• Bạn bày gỏi ra đĩa và rắc thêm mè cùng đậu phộng. Sau đó hãy thưởng thức món gỏi cóc chua ngọt giòn giòn thơm ngon lạ miệng nhé!
Trên đây là những thông tin mà Harper’s Bazaar Vietnam chia sẻ về tác hại của quả cóc. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp theo tình trạng sức khỏe của mình.
>>> Đọc thêm: 11 tác dụng và tác hại của đậu đen không nên bỏ qua
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar