Chọn đề tài bạo lực học đường, chính là cách để các nhà làm phim Hàn Quốc trực tiếp phản ánh xã hội thực tế thông qua các tác phẩm điện ảnh. Đây cũng chính là những khía cạnh phức tạp mà môi trường giáo dục thường bỏ qua.
Việc các bộ phim Hàn Quốc thể hiện đề tài bạo lực học đường từ các góc độ đa dạng đã làm cho những tác phẩm trở nên thời sự hơn. Đồng thời khơi dậy sự nhận thức về những vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay, cũng là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người không được làm ngơ, im lặng trước tội ác.
Harper’s Bazaar Vietnam gửi đến bạn 10 bộ phim đề tài bạo lực học đường mới nhất của Hàn Quốc đã gây tiếng vang lớn khi được trình chiếu.
1. Phim về đề tài bạo lực học đường Hàn Quốc mới nhất: Cô giáo em là số 1 – Brave Citizen (2023)
Nội dung phim Brave Citizen kể về cô giáo So Si Min (Shin Hye Sun), từng là vận động viên quyền Anh. Sau khi giải nghệ do bán độ vì lý do gia đình, So Si Min xin vào làm giáo viên thời vụ tại một trường trung học.
Ở ngôi trường này, nạn bắt nạt học đường của một nhóm học sinh do Han Soo Kang (Lee Jun Young) cầm đầu gây ám ảnh cho mọi học sinh. Han Soo Kang ngang nhiên bắt nạt bạn, làm đủ trò để đánh đập bạn học nhưng không bị trừng trị. Lý do là mẹ cậu ta là luật sư và bố cậu ta làm ở viện kiểm soát. Những người tố cáo Han Soo Kang đều nhận hậu quả.
Lúc đầu So Si Min cũng muốn làm ngơ để đạt được vị trí giáo viên chính thức. Tuy nhiên, khi thấy hành động tàn ác của Han Soo Kang, cô đã không thể ngồi yên.
>>> ĐỌC THÊM: TOP 56 PHIM TÂM LÝ TỘI PHẠM HÀN QUỐC HẤP DẪN, GAY CẤN
2. Phim bạo lực học đường Hàn Quốc nổi tiếng thế giới: Vinh quang trong thù hận – The Glory (2023)
The Glory là một bộ phim bạo lực học đường dựa theo những chuyện có thật từng xảy ra ở các trường học. Bộ phim đã gây tiếng vang và trở thành chủ đề nóng ngay khi tập 1 lên sóng.
Nhân vật chính Moon Dong Eun (Jung Ji So và Song Hye Kyo thủ vai) mỗi ngày đến trường đều bị nhóm 5 người gồm Yeon Jin (Lim Ji Yeon), Sa Ra (Kim Hieora), Jae Joon (Park Sung Hoon), Myeong O (Kim Gun Woo), Hye Jeong (Cha Joo Young) cô lập, đánh đập và tra tấn khiến cô chịu nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần. Không những thế, những người lớn lại làm ngơ và còn bao che chuyện này. Vì quá sợ hãi Dong Eun đã bỏ học và đi biệt xứ.
18 năm sau, kế hoạch trả thù của Dong Eun bắt đầu. Cô quay trở lại và trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp của con gái Yeon Jin, kẻ cầm đầu bạo hành cô năm xưa.
3. Người hùng yếu đuối – Weak Hero Class 1 (2022)
Được chuyển thể từ bộ webtoon cùng tên và dán nhãn 18+ cho các cảnh phim bạo lực học đường, Người hùng yếu đuối vẫn thu hút được lượt xem của đông đảo người xem nhờ cốt truyện thực tế và khả năng diễn xuất tâm lý xuất thần của nam thần tượng Park Ji Hoon (nhóm nhạc Wanna One).
Park Ji Hoon đảm nhận vai nam chính Shi Eun, là một học sinh giỏi, ít nói, bị bắt nạt ở trường. Vẻ ngoài và thể chất yếu đuối nhưng Shi Eun biết cách vận dụng các định luật vật lý và dụng cụ vào những lúc đánh nhau. Cậu cùng những người bạn của mình đã cùng nhau chống lại nạn bạo lực học đường.
>>> ĐỌC THÊM: 70 PHIM HÀN QUỐC 2023 HẤP DẪN BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA
4. Phim bạo lực học đường: Tòa án vị thành niên – Juvenile Justice (2022)
Tòa án vị thành niên là tác phẩm gây sốt khi những tội ác của tội phạm vị thành niên và vấn nạn bạo lực học đường được bóc trần một cách thẳng thắn.
Nội dung phim kể về Shim Eun Seok (Kim Hye Soo), một nữ thẩm phán ưu tú với tính cách lạnh lùng và xa cách. Cô nổi tiếng là không thích trẻ vị thành niên. Nhưng cô lại được bổ nhiệm làm thẩm phán của một tòa án vị thành niên ở quận Yeonhwa.
Vì từng nạn nhân của bạo lực học đường, Eun Seok rất nghiêm khắc trong việc xử án với đối tượng vị thành niên. Eun Seok đã phá vỡ các phong tục, quy tắc cũ và áp dụng các nguyên tắc công lý riêng của mình để trừng phạt những kẻ phạm tội tâm phục khẩu phục.
Tòa án vị thành niên đã giành giải Kịch bản xuất sắc nhất tại Giải thưởng Baeksang lần thứ 58. Kim Hye Soo nhận được đề cử cho hạng mục Nữ diễn viên truyền hình (TV) xuất sắc nhất.
5. Hội những bà mẹ xanh – Green Mothers’ Club (2022)
Không khai thác vấn nạn bạo lực học đường theo cách thông thường, phim Hội những bà mẹ xanh nhấn mạnh việc bạo hành về tinh thần bởi chính những bậc phụ huynh.
Nội dung phim xoanh quanh sự tranh đấu ngầm của 5 bà mẹ thuộc hội phụ huynh ở một trường tiểu học gồm Eun Pyo (Lee Yo Won), Chun Hee (Choo Ja Hyun), Jin Ha (Kim Kyu Ri), Young Mi (Jang Hye Jin) và Yoon Joo (Joo Min Kyung).
Vì thành tích của con mà họ giả vờ thân thiết với các bà mẹ khác. Để những đứa con ưu tú đạt thành tích tốt nhất, 5 bà mẹ đã làm mọi cách ép buộc con cái mình chèn ép bạn cùng lớp.
>>> ĐỌC THÊM: TOP 16 PHIM TÌNH CẢM HỌC ĐƯỜNG HÀN QUỐC HAY NHẤT
6. Phim bạo lực học đường Hàn Quốc: Thìa vàng – The Golden Spoon (2022)
Được chuyển thể từ webtoon cùng tên, Thìa vàng xoay quanh cậu học sinh trung học Seung Cheon (Yook Sung Jae) nghèo khổ, phải làm thêm nhiều công việc để trang trải cuộc sống và trả khoản nợ khổng lồ 400 triệu won.
Học tại trường trung học Seoul Jeil, nơi chỉ 0,01% học sinh hàng đầu cả nước mới có thể theo học, Seung Cheon trở thành nạn nhân bị bắt nạt. Vì vậy, Seung Cheon luôn nỗ lực học tập với ao ước thoát khỏi số phận bị vùi dập dưới đáy xã hội của mình.
Bánh xe vận mệnh bắt đầu thay đổi khi Seung Cheon mua một chiếc thìa vàng với giá 30.000 won từ một bà lão bán đồ cũ. Chiếc thìa thần kỳ đã giúp cậu hoán đổi thân phận với Hwang Tae Yong (Lee Jong Won), con trai gia đình tài phiệt giàu có.
7. Vua lợn – The King Of Pigs (2022)
Bộ phim được chuyển thể từ phim hoạt hình tâm lý, kinh dị cùng tên dành cho người lớn của Yeon Sang Ho. Phim bạo lực học đường Hàn Quốc Vua lợn kể về 2 người bạn gặp lại nhau khi họ nhận được tin nhắn từ một người bạn 20 năm trước. Từ cuộc gặp gỡ đó, những vụ giết người hàng loạt bí ẩn bắt đầu xảy ra.
Hwang Kyung Min (Kim Dong Wook) phần nào quên đi nỗi đau của bạo lực học đường vào 20 năm trước để sống vui vẻ cùng vợ con. Một biến cố bất ngờ xảy đến đã đào lại mọi tổn thương trong quá khứ khiến Kyung Min mất kiểm soát, đồng thời thúc giục anh bước chân vào con đường trả thù những kẻ thủ ác năm xưa.
Cùng lúc ấy, cảnh sát Jong Suk (Kim Sung Kyu) cũng liên tục nhận được những lời nhắn bí ẩn tại hiện trường án mạng từ chính cậu bạn thân một thời Kyung Min. Cả hai đều từng là nạn nhân của trò bắt nạt quái ác tại trường trung học Sin Seok nhưng đã mất liên lạc từ lâu.
Đồng hành với nữ thanh tra nhiệt huyết Kang Jin Ah (Chae Jung An), Jong Suk quyết tâm bắt được Kyung Min nhằm ngăn anh tiếp tục lún sâu hơn.
>>> ĐỌC THÊM: TOP 64 PHIM KINH DỊ HÀN QUỐC HAY VÀ RÙNG RỢN NHẤT MỌI THỜI ĐẠI
8. Phim bạo lực học đường Hàn Quốc: Ngày mai – Tomorrow (2022)
Tomorrow đề cập đến những câu chuyện thực tế mà đó có thể là câu chuyện của chính mỗi người chúng ta trong cuộc sống này. Mỗi tập phim là một câu chuyện khác nhau, phản ánh chân thực và nêu bật góc nhìn của những người đang mang trong mình vết thương lòng mà không nhận được sự đồng cảm. Tomorrow quy tụ dàn diễn viên sáng giá như Kim Hee Sun, Rowoon, Lee Soo Hyuk, Yoon Ji On…
Cũng khai thác về đề tài bạo lực học đường, nhưng Tomorrow chọn một góc nhìn mới mẻ khi tập trung vào việc phát triển nội dung xoay quanh những tháng ngày ám ảnh tinh thần của nạn nhân sau khi trải qua bạo lực học đường.
No Eun Bi (Jo In) là một biên kịch có quá khứ đầy ám ảnh về những hồi ức bị bạo lực học đường. Điều đáng buồn hơn, người đã từng bắt nạt cô Kim Hye Won (Kim Chae Eun), lại ra mắt một tác phẩm truyện tranh nổi tiếng về việc chống lại bạo lực học đường.
Thậm chí, Kim Hye Won còn ngang nhiên sử dụng mánh khóe tâm lý để gợi lại quá khứ đau thương của No Eun Bi khi hai người gặp lại nhau trong một cuộc phỏng vấn. Đây cũng chính là giọt nước tràn ly khiến cho tâm trí No Eun Bi trở nên bất ổn và muốn kết thúc cuộc sống của mình.
May mắn thay, sự xuất hiện đúng lúc của thần chết Goo Ryun (Kim Hee Sun) đã cứu được No Eun Bi và mang lại cơ hội mới cho cô.
9. Ẩn danh – Taxi driver (2021)
Ẩn danh kể câu chuyện về Kim Do Gi (Lee Je Hoon thủ vai), đặc vụ một thời, là thành viên của đội taxi Cầu Vồng giúp mọi người trả thù và phục vụ công lý.
Mỗi tập phim là một vụ án hấp dẫn. Hầu hết các vụ án trong phim đều dựa trên các vụ án có thật trong đời sống, trong đó nêu bật các vụ bạo lực học đường.
Tập 3 của phim Ẩn danh kể câu chuyện về một học sinh trung học, nạn nhân của bạo lực học đường. Cậu liên hệ với đội taxi Cầu Vồng để trả thù các bạn cùng lớp đã coi thường và bắt nạt cậu, chỉ vì cậu xuất thân trong gia đình nghèo khó.
Ẩn danh thể hiện một cách rõ ràng thực trạng của những kẻ bắt nạt, những người cố gắng biến cuộc sống của những học sinh khác thành một cơn ác mộng. Thậm chí, chúng còn áp đặt ý chí sống của người bị bạo lực đến mức không còn gì để mất, sau đó dùng bạo lực để trả thù, tạo ra một vòng luẩn quẩn của bạo lực chống lại bạo lực.
>>> ĐỌC TIẾP: 15 BỘ PHIM HÀN QUỐC VỀ GIỚI THƯỢNG LƯU TRÀN NGẬP MÀN ĐẤU TRÍ ĐẦY DRAMA
10. Phim nhắc đến bạo lực học đường Hàn Quốc: Cuộc chiến thượng lưu – The Penthouse (2020-2021)
Cuộc chiến thượng lưu là một series phim truyền hình gồm 3 mùa với tổng cộng 48 tập, tập trung vào cuộc sống đầy uẩn khúc, nhiều bí mật và cuộc đấu tranh quyền lực của tầng lớp thượng lưu sống tại căn hộ cao cấp Hera Palace. Bên cạnh đó, bộ phim cũng lồng ghép những tình huống căng thẳng và bất ngờ xảy ra trong ngôi trường nghệ thuật của các “rich kid”.
Cốt truyện của Cuộc chiến thượng lưu tập trung vào việc theo dõi mạch truyện xoay quanh các nhân vật chính và phụ, với những mâu thuẫn về tình yêu, tình thù và tham vọng giàu sang. Và trong bức tranh ấy, chỉ có những người không có khả năng tự vệ hay phản kháng là chịu áp bức.
Min Seol Ah (Jo Soo Min), một cô gia sư xinh xắn, là nạn nhân đầu tiên của bức tranh này. Chỉ vì nghèo mà đám “rich kid” ở tòa nhà Hera Palace đã gián tiếp đẩy cô vào chỗ chết.
Bae Ro Na (Kim Hyun Soo), một cô bé tài năng với giọng hát xuất sắc, là nạn nhân thứ hai. Vì sự ghen tị của đám con nhà giàu đã dẫn đến những vụ bắt nạt tàn bạo và cuối cùng là cái chết đau lòng của cô bé.
Trong Cuộc chiến thượng lưu, người xem cũng được chứng kiến hành trình của nhân vật Oh Yoon Hee (Kim Yoo Jin), một người phụ nữ không có gia thế, đã đấu tranh để tiến vào thế giới thượng lưu bằng mọi cách.
Để khám phá sự thật đen tối đằng sau bề ngoài hào nhoáng của giới trẻ Hàn Quốc, bạn không thể bỏ lỡ top 9 bộ phim đánh nhau học đường mới nhất trên. Những bộ phim bạo lực học đường trên đều được thực hiện dựa trên các câu chuyện có thật từng gây rúng động xã hội một thời.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam