Những cách hiệu quả để loại bỏ kim loại nặng khỏi cơ thể

Những biện pháp thanh lọc cơ thể (detox) thường được biết đến với hiệu quả tối ưu để loại bỏ chất độc từ môi trường và thực phẩm. Nhưng chúng không còn mấy tác dụng với việc loại bỏ kim loại nặng.

Những cách loại bỏ kim loại nặng khỏi cơ thể

Làn da u tối và cảm giác mệt mỏi thường là dấu hiệu của chế độ ăn không lành mạnh, thiếu ngủ và stress kéo dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chất chứa quá nhiều nguyên tố kim loại nặng. Và để loại bỏ kim loại nặng ấy, vài ly nước detox thông thường trong mỗi tuần chưa bao giờ là đủ.

Vì sao kim loại nặng lại gây hại đến thế?

Kim loại nặng thường được tìm thấy trong tự nhiên. Chúng thâm nhập vào cơ thể qua đường không khí, nước uống và thức ăn. Chính vì thế, việc ngăn không đưa kim loại nặng vào cơ thể dường như là điều bất khả thi.

Đúng là cơ thể chúng ta cần một ít lượng khoáng chất như kẽm, đồng, chrom, sắt hay mangan để hoạt động trơn tru.

Nhưng hầu hết các nguyên tố kim loại nặng khác đều gây ra những tác động tiêu cực với sức khoẻ chúng ta. Ví dụ như chì, cadmium, arsenic và thủy ngân. Chì có thể đến qua mỹ phẩm. Thủy ngân thì có thể bị nhiễm qua đường thủy hải sản.

Chúng không chỉ gây hại cho cấu trúc tế bào sau nhiều năm, mà còn làm nhiễu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng. Kết quả là, chúng ta dễ bị dị ứng hơn, khó tập trung hơn. Nặng hơn còn có thể dẫn đến trầm cảm hay các vấn đề tâm lý khác. Hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức an toàn trong cơ thể có thể gây những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, đau mỏi cơ thể, trí nhớ lú lẫn…

>>> Xem thêm: THẢI ĐỘC CƠ THỂ (DETOX) LÀ GÌ, VÀ CHÚNG THẬT SỰ CÓ TÁC DỤNG HAY KHÔNG?

Cá hồi và tôm là hai loại hải sản được khuyên dùng vì rất ít hàm lượng thủy ngân.

Thanh lọc cơ thể khi loại bỏ kim loại nặng

Trên thực tế, cơ thể là bộ máy có khả năng tái tạo và thanh lọc hoàn hảo. Nhưng nó vẫn cần chút hỗ trợ từ chúng ta để làm việc hiệu quả hơn. Mà nhiều chị em thì ít để tâm đến việc loại bỏ kim loại nặng triệt để.

Vậy, làm thế nào để loại thải kim loại nặng? Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, ngày nay, chúng ta có rất nhiều cách hữu hiệu để loại bỏ kim loại nặng.

1. Thải độc với tảo chlorella

Tảo chlorella chứa hàm lượng chlorophyll rất cao. Chất diệp lục trong tảo có thể liên kết với nhau và làm tiêu kim loại nặng trong cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, tảo chlorella còn cung cấp nhiều khoáng chất hữu ích cho cơ thể như canxi, magiê hoặc kẽm.

Cách sử dụng chlorella cũng vô cùng đơn giản: chỉ cần trộn một thìa bột chlorella vào sinh tố buổi sáng và uống đều đặn mỗi ngày.

2. Thực phẩm lên men

Những thực phẩm như kim chi, dưa cải muối hay dưa món thường rất giàu probiotics (lợi khuẩn tốt cho cơ thể). Những vi chất này không chỉ giúp cân bằng hệ đường ruột, mà còn có thể loại bỏ hữu hiệu kim loại nặng khỏi cơ thể.

3. Sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hoá

Để hỗ trợ gan, cơ quan thải độc quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, cây kim sữa (milk thistle) và rau mùi có tác dụng rất lớn. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng việc sử dụng rau mùi làm giảm đáng kể mức chì trong cơ thể.

4. Dùng đồ lọc nước loại bỏ kim loại nặng

Người Việt có thói quen uống nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ loại bỏ vi khuẩn, vi rút. Chứ không thể lọc được kim loại trong nguồn nước. Mà các nguyên tố kim loại nặng rất dễ thâm nhập nguồn nước vòi. Đôi khi, chỉ một vòi nước bị rỉ sét hay làm bằng kim loại xấu cũng có thể gây hại cho sức khoẻ của bạn.

Chính vì thế, hãy sử dụng đồ lọc nước chuyên dụng bất cứ khi nào có thể. Hiện tại, tại Việt Nam đã có những loại máy lọc nước tạo nên nước ion-kiềm hay nước alkaline, đồng thời có chức năng loại bỏ kim loại nặng trong nguồn nước.

Đồng thời, bạn hãy đầu tư, nâng cấp hệ thống vòi xả và ống nước trong nhà.

>>> Xem thêm: UỐNG NƯỚC THẾ NÀO ĐỂ CẤP ẨM CHO CƠ THỂ TỐT NHẤT?

5. Kiểm tra lại các món đồ trang sức

Ảnh: EN ROUTE JEWELRY

Nguyên tố kim loại nặng không chỉ được hấp thu vào cơ thể qua nước và thực phẩm. Những chất độc hại ấy còn có thể bị đưa vào trực tiếp thông qua đồ trang sức trên da. Ví dụ, các món đồ trang sức rẻ tiền thường chứa nhiều nikel, chì và cadmium. Vì vậy, tốt nhất hãy hỏi các thương hiệu trang sức về nguồn gốc và thành phần kim loại trong sản phẩm. Sau đó loại bỏ đi những món đồ đang tiềm tàng nguy hiểm.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm