Kem chống nắng bạn sử dụng có làm hại san hô đại dương?

Vào năm 2015, tổ chức phi chính phủ về bảo tồn sinh vật biển ước tính có khoảng 14.000 tấn kem chống nắng đọng trong các rạn san hô, gây ra thiệt hại cho hệ sinh thái biển 

BZ_06_22_BEAUTY_REEF_SAFE_SUNSCREEN_francesco-ungaro-VRGJDKYUrK

Kem chống nắng bạn đang sử dụng có làm chết các rạn san hô ở đại dương? Câu trả lời là có, trừ khi bạn đang sử dụng sản phẩm thân thiện với san hô.

Khi đi biển, hầu như ai cũng sử dụng kem chống nắng. Lúc bơi hoặc lặn, các hóa chất trong kem chống nắng hòa vào nước biển, âm thầm gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Theo The Ocean Foundation, chỉ cần một lượng nhỏ hóa chất cũng khiến san hô bị tẩy trắng, mất đi nguồn năng lượng tảo cộng sinh và dễ bị virus tấn công.

Một trong những thành phần quan trọng trong kem chống nắng hóa học là oxybenzone. Đây là hóa chất tổng hợp gây hại tới các rạn san hô, tảo, nhím biển, cá và động vật có vú. Một giọt hợp chất này có trong hơn 15 triệu lít nước cũng đủ gây nguy hiểm cho các sinh vật biển.

Ngoài ra, một cuộc nghiên cứu gần đây phát hiện một hóa chất có trong kem chống nắng là oxybenzone và benzydilene đang tích tụ ở một loài cỏ biển Địa Trung Hải, ở vùng biển gần Marlloca.

Theo các nhà nghiên cứu, việc tích tụ các hóa chất độc hại này có thể làm gián đoạn quá trình quang hợp và phát triển của cỏ biển. Cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển. Nhiều loài cỏ biển có thể làm giảm độ a-xít của vùng nước quanh san hô, bảo vệ chúng khỏi sự xói mòn.

Tác động của kem chống nắng lên các rạn san hô

BZ_06_22_BEAUTY-REEF_SAFE_SUNSCREEN_pexels-francesco-ungaro-310(1)

Theo National Ocean Service, khi chúng ta bơi lội hoặc tham gia các hoạt động dưới nước, kem chống nắng trên da sẽ trôi đi theo dòng nước. Bạn có thể nghĩ rằng kem chống nắng đã thấm một phần vào da, một phần khi bị cuốn trôi sẽ hòa tan trong biển, nên không thể gây nên bất cứ tác động tiêu cực nào.

Thực tế, The Ocean Foundation báo cáo rằng có khoảng 14.000 tấn kem chống nắng lắng đọng trong các đại dương hằng năm, gây ra mức độ thiệt hại lớn với các rạn san hô. Các hoạt chất chống nắng tẩy trắng, làm biến dạng và giết chết các rạn san hô. Ngoài ra, các hoạt chất này còn làm suy giảm sự phát triển và quang hợp của tảo, giảm khả năng sinh sản của các loài cá, đồng thời còn gây ra dị tật bẩm sinh cho các sinh vật biển nói chung.

Kem chống nắng an toàn cho các rạn san hô: Ưu tiên kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng an toàn cho các rạn san hô phải được bào chế không chứa oxybenzone và octinoxate. Đây là hai thành phần phổ biến có trong kem chống nắng hóa học được chứng minh là thủ phạm tẩy trắng san hô, gây hại cho sinh vật biển.

Các sản phẩm chống nắng thân thiện với môi trường chứa ô-xit kẽm. Đây là thành phần nhẹ dịu, an toàn giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím. Không giống như ô-xit kẽm nano, ô-xit kẽm không có khả năng gây hại cho sinh vật biển hoặc tác động xấu đến sức khỏe con người. Một thành phần khác cũng được xem là an toàn là titanium dioxide.

Hai thành phần trên được FDA đánh giá là an toàn cho con người và thân thiện với môi trường. Chúng cũng có chủ yếu trong các loại kem chống nắng vật lý.

BZ-kem-chong-nang-an-toan-cho-san-ho-1

Chống nắng dạng xịt chứa thành phần hữu cơ, Chantecaille.

Các thành phần kem chống nắng cần tránh để bảo vệ hệ sinh thái biển

Nhiều nghiên cứu đang tiến hành để làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các sản phẩm chăm sóc cá nhân đối với các rạn san hô, nhưng người tiêu dùng vẫn có thể thay đổi thói quen tiêu dùng dần dần. Nhiều sản phẩm hiện được dán nhãn là “an toàn với rạn san hô” ra đời để giúp việc tiếp cận người mua dễ dàng hơn.

BZ-kem-chong-nang-an-toan-cho-ran-san-ho-2

Sản phẩm chống nắng dạng nén được chứng nhận an toàn với rặn san hô, Raw Love.

Khi chọn sản phẩm chống nắng, bạn nên chú ý các hóa chất sau:

• Oxybenzone: Hoạt chất lọc tia UV phổ biến được  xếp vào nhóm gây hại, cần tránh tối đa. Chất này không chỉ tẩy trắng san hô mà còn liên quan đến các dị tật bẩm sinh của con người. 

• Octinoxate: Otinoxate đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến hormone, hệ sinh sản và thay đổi hành vi trong các nghiên cứu trên động vật. 

• Benzophenone-1 và -8: Benzophenone là một bộ lọc tia cực tím phổ biến thường được tìm thấy trong men sứ và nước sơn móng tay. Công dụng của nó là để bảo vệ các sản phẩm không bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Tuy vậy, nó lại có tác dụng tiêu cực đến làn da và môi trường. 

BZ-kem-chong-nang-an-toan-cho-san-ho-5

Lotion chống nắng chứa Titanium Dioxide và oxit kẽm, Australian Gold.

• PABA: Trong khi  PABA có thể hấp thụ bức xạ tia UVB, nhưng hoạt chất này lại gây ảnh hưởng xấu đến các rạn san hô. Tổ chức Save the Reg khuyến cáo nên tránh xa chất này bằng mọi giá.

• 4-Methylbenzylidene Camphor: còn được gọi là Enzacamene, Methylbenzylidene Camphor là một bộ lọc tia cực tím phổ biến được biết là có thể gây hại cho sinh vật biển và các rạn san hô. 

• 3-Benzylidene Camphor: Hoạt chất lọc tia UV này được liệt kê vào danh sách các thành phần cần phải tránh bằng mọi giá. 

BZ-kem-chong-nang-an-toan-cho-san-ho-6

Kem chống nắng không chứa hoá chất độc hại, bảo vệ làn da và an toàn với môi trường biển, Supergoop!

• Nano-Titanium Dioxide: Chất chống nắng này có kích thước nano rất nhỏ có khả năng gây hại cho môi trường. Ngoài ra, chúng cũng có tác động không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. 

• Nano-Zinc Oxide: giống như Nano-Titanium Dioxide, Nano-Zinc Oxide là thành phần bạn nên tránh khi lựa chọn sản phẩm chống nắng. 

• Octocrylene: The National Ocean Service khuyến cáo nên tránh chất chống nắng này vì nó có thể gây hại cho hệ sinh thái biển.

Đa phần các hoạt chất có hại cho môi trường biển và các rạn san hô thường có trong kem chống nắng hóa học. Nhiều người yêu thích kem chống nắng hóa học vì không để lại lớp màng trắng trên da khi sử dụng. Tuy nhiên, hãy ưu tiên chọn kem chống nắng vật lý khi bạn đi biển, để bảo vệ các rạn san hô và hệ sinh thái biển.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm