Đậu xanh là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, kiểm soát đường trong máu. Đậu xanh cũng rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ chức năng miễn dịch và làm đẹp da. Đậu xanh thường dùng để nấu chè, làm bánh, nấu cháo hoặc nấu sữa. Bạn có thắc mắc đậu xanh kỵ với gì không?
Ăn đậu xanh có tác dụng gì?
Để biết đậu xanh kỵ với gì, bạn có thể tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và các lợi ích của đậu xanh. Theo tìm hiểu, 100 gam đậu xanh sẽ cung cấp các chất cơ bản sau:
• Calo: 31
• Carbohydrate: 6,97gam
• Chất xơ: 2,7 gam
• Chất béo: 0,22 gam
• Chất đạm 1,8 gam
• Vitamin A: 35 mcg
• Vitamin B6: 0.141 mg
• Vitamin C: 12.2 mg
• Vitamin K: 14.4 mcg
• Axit folic: 33 mcg
• Canxi: 37 mg
• Sắt: 1,03 mg
• Magie: 25 mg
• Phốt pho: 38 mg
• Kali: 211 mg
Với nhiều dưỡng chất dinh dưỡng kể trên, ăn đậu xanh sẽ mang đến một số tác dụng sau:
1. Hỗ trợ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong đậu xanh giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Từ đó, tình trạng táo bón được cải thiện.
Theo nghiên cứu, mỗi người phụ nữ trưởng thành cần tiêu thụ 25 gam chất xơ mỗi ngày. Với nam giới, con số này là 38 gam. Đậu xanh là thực phẩm lý tưởng để bạn bổ sung chất xơ hàng ngày. Bạn đừng bỏ qua thực phẩm này trong chế độ ăn của mình nhé.
>>> Đọc thêm: Phô mai kỵ gì và những lưu ý khi ăn phô mai
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trước khi giải đáp đậu xanh kỵ với gì, bạn có thể yên tâm rằng đây là món ăn tốt cho tim mạch. Các loại đậu nói chung được chứng minh là có khả năng cải thiện huyết áp ở những người cao huyết áp và tiểu đường loại 2.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng đậu xanh có thể làm giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài chất xơ, đậu xanh còn chứa quercetin và kaempferol. Các chất này có tác dụng chống viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
3. Tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe làn da
Đậu xanh giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa có tác dụng tăng đề kháng và đem đến làn da khỏe mạnh. Các chất chống oxy hóa như vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sản xuất collagen và bảo vệ da khỏi các gốc tự do.
4. Hỗ trợ sức khỏe xương
Đậu xanh là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào. Một khẩu phần đậu xanh có thể cung cấp tới 50% giá trị vitamin K hàng ngày. Vitamin K đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Chất dinh dưỡng này hỗ trợ hấp thụ canxi và cải thiện mật độ xương.
Nghiên cứu cho thấy vitamin K có thể làm giảm nguy cơ gãy xương. Vì vậy, những thực phẩm như đậu xanh có thể hỗ trợ xương khỏe mạnh, đặc biệt là ở những người bị loãng xương.
>>> Đọc thêm: Thịt trâu kỵ gì? 5 thứ không nên kết hợp với thịt trâu
5. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Có ý kiến cho rằng, đậu xanh kỵ với gì thì câu trả lời là người tiểu đường. Sự thật là người bệnh tiểu đường có thể ăn được đậu xanh. Các thực phẩm thuộc họ nhà đậu được xem là loại carbohydrate ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Đặc biệt, đậu xanh có tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, đây chỉ được xem như một thực phẩm hỗ trợ, không thay thế cho thuốc trị bệnh. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng đậu xanh khi bị tiểu đường nhé.
6. Hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh
Folate là tên gọi khác của vitamin B9. Phiên bản tổng hợp là axit folic, thường được sử dụng trong các chất bổ sung và thực phẩm tăng cường. Axit folic là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Hợp chất này giúp ngăn ngừa các rối loạn bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Đậu xanh rất giàu axit folic. Vì vậy, đây là món ăn lý tưởng để bổ sung vào chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai.
7. Hỗ trợ giảm cân
Đậu xanh là thực phẩm ít calo, có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Để giảm cân, bạn phải đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo nạp vào. Thực phẩm ít calo, giàu chất xơ như đậu xanh giúp bạn no mà không cần nạp quá nhiều calo vào mỗi bữa ăn.
>>> Đọc thêm: Trứng ngỗng kỵ gì? Những ai không nên ăn trứng ngỗng?
Đậu xanh kỵ với gì?
Các món ăn chế biến từ đậu xanh rất đơn giản và đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình nấu, bạn cần lưu ý đậu xanh kỵ với cái gì để tránh kết hợp sai.
1. Đậu xanh kỵ nấu với gì? Cá chép
Nhiều người thường nấu cháo cá chép cùng với đậu xanh. Cháo đậu xanh kỵ với gì thì câu trả lời là cá chép. Theo các chuyên gia, hai nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ dễ gây tiêu chảy. Nếu đường ruột đang có vấn đề, bạn rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
2. Đậu xanh kỵ nấu với gì? Tôm
Tương tự cá chép, món cháo đậu xanh với tôm cũng là sự kết hợp không được khuyến khích. Nếu nấu theo cách này, dạ dày và đường ruột của bạn có thể gặp vấn đề. Tìm hiểu Tôm kỵ với gì?
>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp
3. Đậu xanh kỵ với gì? Cà chua
Đậu xanh kỵ với rau gì hay đậu xanh có kỵ với loại rau củ nào không? Nếu đang thắc mắc vấn đề này, bạn nên đưa ngay cà chua vào danh sách. Ăn đậu xanh cùng cà chua, bạn có nguy cơ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, sự kết hợp này còn có khả năng giảm sức đề kháng, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.
4. Đậu xanh kỵ nấu với gì? Thuốc
Dân gian lưu truyền một lời khuyên rằng, bạn không nên ăn đậu xanh ngay sau khi uống thuốc. Các chất trong đậu xanh có khả năng “giải thuốc”. Từ đó, hiệu quả chữa bệnh sẽ giảm sút. Nếu đang trị bệnh bằng thuốc, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc ăn đậu xanh nhé.
5. Giá đậu xanh kỵ với gì? Gan
Ngoài chế biến món ăn, đậu xanh còn được ngâm nở để làm giá. Giá đậu xanh xào gan là món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, cách nấu này có thể đem lại một số tác dụng phụ. Theo đó, giá đậu xanh chứa nhiều vitamin C. Lượng vitamin C này khi tương tác với gan sẽ bị oxy hóa. Từ đó, món ăn hao hụt giá trị dinh dưỡng.
>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn
Ai không nên ăn đậu xanh?
Sau khi biết đậu xanh kỵ với gì, bạn đừng nên bỏ qua thông tin các nhóm người “kỵ” với đậu xanh.
1. Người đang sử dụng thuốc
Đậu xanh có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc chữa bệnh. Bạn không nên ăn món ăn có đậu xanh trước hoặc ngay sau khi uống thuốc.
2. Người có tiền sử dị ứng
Tỷ lệ dị ứng đậu xanh thường thấp hơn so với đậu phộng hay đậu nành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đậu xanh tuyệt đối không gây dị ứng. Một số người cơ địa nhạy cảm vẫn có thể dị ứng với đậu xanh. Các triệu chứng dị ứng thường gặp như hắt xì, ngứa ngáy, nổi ban, sưng mắt. Nếu phát hiện thấy bất thường sau khi ăn đậu xanh, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.
3. Người già và trẻ em
Người già và trẻ em đều ăn được đậu xanh, nhưng không nên ăn quá nhiều. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong đậu xanh khiến việc tiêu hóa có thể trì trệ. Khi ăn nhiều đậu xanh, người già và trẻ em có thể thấy đầy bụng, khó tiêu.
4. Đậu xanh kỵ với gì? Người có thể trạng hư hàn
Đậu xanh có tính hàn, mát, có tác dụng thanh nhiệt. Nếu thể trạng đã sẵn có tính hàn, bạn nên hạn chế ăn đậu xanh. Để hạn chế tính hàn, bạn nên nấu đậu xanh cùng với nguyên liệu có tính nhiệt như gừng để món ăn cân bằng.
5. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
Đặc tính hàn của đậu xanh là nguyên nhân khiến thực phẩm này không tốt cho người đang có kinh nguyệt. Ăn nhiều đậu xanh khiến bạn bị lạnh bụng. Nếu đang có kinh, khả năng bạn sẽ bị đau bụng kinh hoặc máu vón cục. Tốt nhất trong ba ngày đầu kỳ kinh, bạn nên hạn chế ăn đậu xanh nhé.
>>> Đọc thêm: Rau ngót Nhật kỵ gì? 4 nhóm đối tượng cần tránh
Lưu ý khi ăn đậu xanh
Đậu xanh kỵ với gì và có lưu ý gì khi chế biến món ăn này? Bạn đã biết 5 thực phẩm và 5 nhóm người kỵ với đậu xanh. Một số điểm lưu ý khi ăn đậu xanh sẽ giúp bạn hoàn thiện thông tin cần biết về loại đậu này.
1. Không ăn quá nhiều đậu xanh
Đậu xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ gây khó tiêu nếu ăn quá nhiều, đặc biệt với người bụng yếu, người đang bị tiêu chảy. Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn đậu xanh 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng nửa chén đến 1 chén. Với người già và trẻ nhỏ, hàm lượng này cần ít hơn.
2. Nấu đậu xanh quá lâu
Đậu xanh khi nấu quá chín sẽ giảm chất dinh dưỡng. Các axit hữu cơ, vitamin thường bị phá hủy nếu ninh trong nhiệt độ cao quá lâu. Bạn nên nấu đậu xanh vừa chín mềm để giữ độ thơm ngon và bổ dưỡng.
3. Kiểm soát lượng đường khi nấu
Chè đậu xanh, sữa đậu xanh là những món giải nhiệt, giải khát cho ngày hè. Hai món này thường được nấu cùng với đường. Nếu hỏi sữa đậu xanh kỵ với gì thì câu trả lời là kỵ với nhiều đường.
Ăn đậu xanh quá ngọt khiến bạn không thể nhận được những lợi ích từ nguyên liệu này. Bạn không thể giảm cân hay kiểm soát lượng đường nếu thường xuyên ăn chè ngọt, uống sữa ngọt. Vì vậy, khi chế biến đậu xanh, bạn nên hạn chế cho nhiều đường.
Đậu xanh là thực phẩm cung cấp dồi dào protein, chất xơ và nhiều vitamin thiết yếu. Khi tìm hiểu đậu xanh kỵ với gì, bạn đừng bỏ qua những điểm lưu ý khi chế biến món ăn từ đậu xanh nhé.
>>> Đọc thêm: Cà tím kỵ gì? 7 lợi ích và 6 thứ kỵ cần tránh
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar