Coupang chi 500 triệu đô giải cứu nhà bán lẻ thời trang Farfetch trước bờ vực phá sản

Việc giải cứu từ Coupang đối với Farfertch mang ý nghĩa không chỉ với doanh nghiệp này mà còn là thị trường thời trang xa xỉ nói chung.

Nhà bán lẻ thời trang toàn cầu thời trang Farfetch gặp khó khăn về tài chính trong năm 2023. Nguồn: TechCrunch

Nhà bán lẻ thời trang toàn cầu Farfetch gặp khó khăn về tài chính trong năm 2023 đã may mắn tìm được cứu tinh ở Coupang. Nguồn: TechCrunch

Năm 2023 là một năm khó khăn của thị trường thời trang xa xỉ. Sau ba năm phát triển rực rỡ giai đoạn 2020 – 2022, năm 2023 chứng kiến sự phát triển chậm lại của ngành hàng xa xỉ. Không ngoại lệ, nhà bán lẻ thời trang chuyên về lĩnh vực cao cấp Farfetch cũng sụt giảm mạnh về lợi nhuận khi báo lỗ ở cả hai mảng cửa hàng trực tuyến và cửa hàng chính, đồng thời đối mặt với các khoản vay nợ khổng lồ.

Trước bờ vực phá sản, Farfetch đã được cứu lại bởi thương vụ 500 triệu đô-la Mỹ từ ông trùm sàn thương mại điện tử Hàn Quốc Coupang. Thương vụ này đem một hy vọng mới đến cho Farfetch, đồng thời giúp Coupang tiến vào thị trường thời trang xa xỉ.

Thương vụ có lợi cho cả Coupang lẫn Farfetch

Ông Bom Kim, giám đốc điều hành của Coupang. Nguồn: Reuters.

Từ khi Coupang được thành lập vào năm 2010 bởi Bom Kim, công ty đã mở rộng để trở thành nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất tại Hàn Quốc.

Vào năm 2021, gã khổng lồ thương mại điện tử Hàn Quốc đã phát hành 130 triệu cổ phiếu, và đưa giá trị của công ty lên đến khoảng 60 tỷ đô-la Mỹ, trở thành một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất, cạnh tranh với hai nền tảng mua sắm trực tuyến khác là Amazon (Mỹ) và Alibaba (Trung Quốc).

Vì vậy, Coupang thường được mệnh danh là “Amazon của Hàn Quốc” do vị thế và quy mô của doanh nghiệp ở thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại châu Á.

Nhà bán lẻ thời trang toàn cầu Farfetch gặp khó khăn về tài chính trong năm 2023. Nguồn: TechCrunch, thương vụ

Coupang lên sàn chứng khoán vào năm 2021. Nguồn: Nhiếp ảnh gia Courtney Crow/New York Stock Exchange

Vì lẽ đó, không quá bất ngờ khi Coupang quyết định mua lại Farfetch. Thương vụ cho thấy khát vọng mở rộng sang thị trường thời trang xa xỉ của ông trùm ngành bán lẻ trực tuyến Hàn Quốc. Do cả hai đều hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, dù chỉ khác ngành hàng, Coupang được cho là sẽ mau chóng vực dậy Farfetch, đồng thời đưa doanh nghiệp này trở lại thời kì đỉnh cao – còn nhớ, giá trị thị trường của Farfetch từng đạt đỉnh khoảng 24 tỷ đô-la Mỹ vào đầu năm 2021.

Ông Bom Kim, giám đốc điều hành của Coupang cho biết: “Farfetch sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho các đối tác, thương hiệu độc quyền trên toàn thế giới, đồng thời đảm bảo sự tăng trưởng ổn định với tư cách là một công ty tư nhân”.

Hiện nay, vai trò của các sàn thương mại diện tử nói riêng và phát triển của công nghệ trong thị trường xa xỉ phẩm có ảnh hưởng rất lớn trong việc nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Vì thế, không có gì lạ khi càng có nhiều ông lớn tìm cơ hội gia nhập thị trường trị giá hàng nghìn tỷ đô này.

>>> ĐỌC THÊM: CHỐNG HÀNG GIẢ VỚI BLOCKCHAIN, GIẢI PHÁP CHO CÁC THƯƠNG HIỆU CAO CẤP

Farfetch không thoát khỏi “cơn bão” của nền kinh tế toàn cầu

FARFETCH không thoát khỏi “cơn bão” của nền kinh tế toàn cầu. Nguồn: Farfetch.

Theo ghi nhận từ tổ chức phát hành thẻ tín dụng Barclays US, chi tiêu hàng xa xỉ phẩm vẫn ở mức âm trong tháng 11/2023, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giảm 14% trong tháng 10/2023. Đây thật sự là một năm khó khăn đối với thị trường xa xỉ phẩm khi bị ảnh hưởng của lạm phát và sự sụt giảm của nền kinh tế toàn cầu.

Hầu hết người tiêu dùng hiện nay đều gặp khó khăn về tài chính và ngày càng có ý thức hơn về việc họ tiêu tiền vào đâu và như thế nào. Họ có thể sẽ mua nhiều hơn những thứ được gọi là hàng hóa thứ cấp (inferior good) không hẳn vì chúng có chất lượng kém hơn mà vì chúng có giá cả phải chăng hơn.

Trong cơn bão kinh tế toàn cầu, Farfetch được dự đoán là khó cầm cự nổi với lợi nhuận ít ỏi và số nợ khổng lồ. Mặc cho sự trấn an từ nhà sáng lập thương hiệu – José Neves, đã có nhiều sự lo lắng cho doanh nghiệp này khi doanh nghiệp xa xỉ hàng đầu Richemont nhanh chóng đưa ra tuyên bố rằng họ sẽ không đầu tư thêm vào Farfetch và một giám đốc điều hành của Alibaba đã từ chức khỏi hội đồng quản trị thị trường.

Doanh nghiệp phần hàng xa xỉ hàng đầu Richemont đã đầu tư cho Farfetch nhưng chưa tìm được lợi nhuận như ý. Nguồn: Richemont.

Giữa làn sóng ấy, việc giải cứu từ Coupang đốivới Farfertch mang ý nghĩa không chỉ với doanh nghiệp mà còn là thời trang xa xỉ nói chung. Khó có thể dự đoán liệu thương vụ này sẽ mang lại kết quả như thế nào. Tuy nhiên, đây vẫn là niềm hy vọng đối với doanh nghiệp bán lẻ này sau sự bao lao đao về tài chính trong một năm hơn trở lại đây.

TIN LIÊN QUAN:

Xem thêm