Chuỗi sự kiện Italian Design Day, Ngày thiết kế Ý lần thứ 5 chính thức khai mạc tại Việt Nam

Sự kiện Italian Design Day lần thứ 5: Tái sinh một số khu vực đô thị và ứng dụng công nghệ trong việc bảo tồn di sản văn hóa

BZ_ITALIAN_DESIGN_DAY_3

Kể từ năm 2017, sáng kiến Italian Design Day – Ngày Thiết kế Ý của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia cùng Fondazione Compasso d’Oro và The Triennale di Milano đã được đón chào nồng nhiệt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Italian Design Day, chuỗi hoạt động ý nghĩa

BZ_ITALIAN_DESIGN_DAY_6

Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Hòa, Hiệu trưởng trường Đại học xây dựng Hà Nội phát biểu chào mừng.

Mỗi năm, 100 đại sứ văn hóa Ý tại 100 thành phố sẽ chia sẻ, trao đổi cùng những người yêu nghệ thuật như những nhà thiết kế, các kiến trúc sư; cùng những nhà hoạch định cảnh quan, phát triển đô thị tại các quốc gia. Hoạt động này nhằm tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mang tính thời đại về hình mẫu thế giới trong tương lai. Đây đồng thời là chuỗi hoạt động ý nghĩa mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thiết kế.

Ngài Antonio Alessandro, Đại sứ Ý tại Việt Nam chia sẻ:

“Chúng tôi mong muốn tiếp cận với sinh viên, giáo viên, kiến trúc sư; các công ty trong lĩnh vực bất động sản và thiết kế. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho các kiến trúc sư trẻ Việt Nam; và những người quan tâm đến lĩnh vực này một cái nhìn tổng thể về các xu hướng và giải pháp cho các dự án tái sinh đô thị ở Ý, ở Việt Nam và trên toàn thế giới”.

BZ_ITALIAN_DESIGN_DAY_Antonio_Alessandro

Sự kiện Italian Design Day 2021 tại Việt Nam bắt đầu vào ngày 8 tháng 7 bằng hội nghị trực tuyến với các điểm cầu từ Hà Nội, TP.HCM và Milan với chủ đềTái sinh một sốkhu vực đô thị.  Vào ngày 9 tháng 7, webinar với chủ đề Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn di sản văn hóa được tổ chức với các điểm cầu từ Hà Nội, TP.HCM và Milan.

Buổi tọa đàm quy tụ các tiến sĩ, giáo sư, kiến trúc sư và nhà thiết kế

Khái niệm tái sinh đô thị được hình thành dựa trên việc cải thiện các tòa nhà và đất đai; ngăn chặn sự suy giảm và xuống cấp của các công trình kiến trúc cổ. Điều này chiếm một vị trí quan trọng các cuộc thảo luận và các dự án quy hoạch đô thị. Để có được các quá trình tái sinh đô thị, chính phủ Ý cũng đã đồng thuận một số chính sách để khuyến khích; và hướng dẫn đúng đắn. Điều này giúp các công ty tư nhân và cá nhân kết hợp giữa phát triển; và bảo tồn di sản văn hóa.

BZ_ITALIAN_DESIGN_DAY_5

Những kinh nghiệm đó được chia sẻ tại buổi tọa đàm trong khuôn khổ Italian Design Day. Buổi Tọa đàm có sự tham gia của Ngài Antonio Alessandro, Đại sứ Ý tại Việt Nam; Ngài Dante Brandi, Tổng lãnh sự Ý tại TP.HCM, Kiến trúc sư Massimo Roj, Đại sứ của Italian Design Day lần thứ 5 tham gia trực tuyến từ Milan.

Ngoài ra, buổi tọa đàm còn có sự góp mặt của bà Trần Thị Thu Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Khoa học Công nghệ; kiến trúc sư Hoàng Tùng; Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức; tiến sĩ Lê Quỳnh Chi, Phó Trưởng bộ môn Quy hoạch, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch; trường Đại học Xây dựng Hà Nội; nhóm Giáo sư trường Đại học RMIT cùng rất nhiều chuyên gia khác cũng tham gia tọa đàm dưới hình thức trực tuyến.

BZ_ITALIAN_DESIGN_DAY_1

Hiệu trưởng trường Đại học xây xựng và Đại sứ Ý tại Việt Nam.

Kiến trúc sư Massimo Roj, Đại sứ của Ngày thiết kế Ý 2021 tại Việt Nam

Kiến trúc sư Massimo Roj – Đại sứ của Ngày thiết kế Ý 2021 tại Việt Nam, là người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty kiến trúc Progetto CMR có rụ sở tại Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Mục tiêu của ông là mang các quy trình kiến trúc của Ý theo hướng công nghệ ra thế giới. Điều này nhằm thúc đẩy tính linh hoạt, tính bền vững, ý thức sinh thái; và triết lý thiết kế vị nhân sinh.

BZ_ITALIAN_DESIGN_DAY_2

Phần thuyết trình của kiến trúc sư Massimo Roj Đại sứ thiết kế Ý 2021.

Massimo Roj đã nhận được nhiều giải thưởng cho công việc và sự cống hiến của mình trong lĩnh vực kiến trúc. Năm 2019, ông đã được trao danh hiệu 100 người xuất sắc hàng đầu của Ý.

Ông có niềm tin mãnh liệt rằng tương lai chỉ có thể được xây dựng bằng cách học hỏi từ quá khứ. Sau đó, diễn giải nó bằng chiến lược hiện đại, sự sáng tạo; và ý thức về các giá trị văn hóa. Tái sinh đô thị theo quan điểm của Roj không chỉ là bảo tồn các di sản kiến trúc hiện có. Mà ngay khi bắt tay vào xây dựng một công trình mới; hay quy hoạch một đô thị, cần cân nhắc đến các giá trị bên trong của vùng đất đó; tìm hiểu và tôn vinh tính địa phương cũng như các bản sắc xã hội và văn hóa.

Ứng dụng chủ đề tái sinh một số khu vực đô thị tại Hà Nội

BZ_ITALIAN_DESIGN_DAY_4

Tiến sĩ Lê Quỳnh Chi thuyết trình về chủ đề tái sử dụng di sản công nghiệp từ góc nhìn đô thị bền vững.

Tiến sĩ Lê Quỳnh Chi, Phó trưởng môn Quy hoạch, Khoa Kiến Trúc và Quy hoạch, trường ĐH Xây dựng Hà Nội chia sẻ về việc ứng dụng chủ đề Tái sinh một số khu vực đô thị tại Hà Nội. Bà nói:

“Bàn luận về sự chuyển đổi các nhà máy trở thành quận nghệ thuật, có thể nói khởi xướng của trào lưu này là quận nghệ thuật Zone 9. Quận Zone 9 được gây dựng vào tháng 5/2013 tiên phong bởi các nghệ sỹ,. Việc hồi sinh nhà máy Dược liệu trung ương bỏ hoang tại khu vực Đông Nam trung tâm Hà Nội”.

Mặc dù chỉ tồn tại trong giai đoạn ngắn, ý tưởng về quận nghệ thuật vẫn tồn tại. Ý tưởng này hướng cộng đồng đến việc tạo dựng và phát triển các quận nghệ thuật mới. Điểm khác biệt nổi bật giữa HCC và Zone 9 là những nhà sáng lập đã đưa những quan điểm về thương mại. Sự trộn lẫn, kết hợp giữa tính thương mại; và nghệ thuật đã biến HCC trở thành tổ hợp tiềm năng.

Hiệu quả của nghệ thuật chuyển đổi các nhà máy cũ

Có thể thấy các quận nghệ thuật chuyển đổi từ nhà máy cũ đã đóng góp vào sự phát triển đô thị như sau:

  • Thứ nhất là đem lại giá trị về kinh tế. Sự đa dạng trong các hoạt động của quận nghệ thuật tạo cơ hội cho lượng lớn cư dân; và doanh nghiệp tiếp cận và sinh lời. Từ đó tạo dựng một lượng lớn công ăn việc làm.
  • Thứ hai, quận nghệ thuật tăng cường sự kết nối giữa các mạng lưới, giải quyết vấn đề xã hội. Quận nghệ thuật gắn kết nghệ sỹ với xã hội thông qua việc tạo dựng cơ hội để khuyến khích tài năng. Các không gian chuyển đổi từ nhà máy cũ chứa đựng không gian thân thiện. Đó là nơi mọi người có thể gặp gỡ, trao đổi. Vì thế, gắn kết con người thông qua việc trao đổi ý tưởng, niềm đam mê.
  • Thứ ba, các không gian này hỗ trợ các sáng tạo xã hội; và đa dạng hóa các loại hình phát triển.

>>> Xem Thêm: TOONG TRƯNG BÀY TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT ĐỂ TRUYỀN CẢM HỨNG KHI LÀM VIỆC

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm