12 cách điều trị chứng hôi miệng sau 1 đêm tại nhà

Bạn ngại ngùng không dám đối diện nói chuyện với người khác? Bạn thiếu tự tin khi cần đi gặp gỡ, giao lưu? Tất cả chỉ vì chứng hôi miệng!

Nguyên nhân hôi miệng do đâu? Phải làm sao để trị hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát? Có cách trị hôi miệng sau 1 đêm không? Bazaar Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn.

Nguyên nhân gây hôi miệng

cách điều trị chứng hôi miệng sau 1 đêm tại nhà

Cách trị hôi miệng sau 1 đêm có hiệu quả không? Nếu bạn muốn biết câu trả lời, trước tiên hãy đi tìm nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.

Hôi miệng là một bệnh lý tuy không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống và khiến bạn thiếu tự tin. Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như:

1. Do ăn thực phẩm có mùi

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên mùi hôi miệng là do bạn ăn các loại thức ăn hay gia vị có mùi nặng như hành, tỏi, cá… Những mảng thức ăn còn bám lại trong khoang miệng sẽ gây ra mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh đó, các loại thức ăn này sẽ được chuyển hóa và đưa vào phổi. Khi bạn thở ra, mùi hôi sẽ ra theo hơi thở. Ngoài ra, trong suốt quá trình cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn, mùi có thể quay trở lại thực quản. Khi bạn nói chuyện hay thở thì mùi hôi này sẽ bị đẩy ra ngoài.

Do ăn thực phẩm có mùi

2. Do vệ sinh răng miệng không kỹ

Việc vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ khiến vi khuẩn trong khoang miệng và vòm họng phát triển mạnh. Nó không chỉ gây sâu răng, viêm họng, viêm xoang mà còn khiến hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu.

3. Do chứng khô miệng

Nhiều người cho rằng nước bọt rất dơ, nhưng thực tế đây lại là chất có khả năng làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó, nước bọt giúp loại bỏ các chất gây ra mùi hôi hiệu quả. Vì thế, khi khoang miệng không tiết nước bọt, sẽ gây ra tình trạng miệng khô và triệu chứng hôi miệng sẽ xuất hiện.

Tình trạng khô miệng xảy ra khi bạn gặp tác dụng phụ của một số thuốc đang uống hoặc do biểu hiện của một vài bệnh lý như viêm khớp, tiểu đường…

4. Do hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá không chỉ gây hại sức khỏe mà còn là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng. Bên cạnh việc khiến miệng bạn có mùi hôi khó chịu, thuốc lá còn làm hỏng mô nướu và gây ra bệnh nướu răng.

5. Do một số bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân trên, nếu gặp phải một số bệnh lý dưới đây, bạn cũng sẽ bị hôi miệng: bệnh tiểu đường, suy gan, suy thận, bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

Cách trị hôi miệng sau 1 đêm có hiệu quả không?

Cách trị hôi miệng sau 1 đêm có hiệu quả không

Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng mà bạn có cách để chữa trị. Và cách trị hôi miệng sau 1 đêm có hiệu quả hay không còn phụ thuộc và nguyên nhân gây ra vấn đề.

Vì thế, trước mắt bạn cần xác định nguyên nhân gây hôi miệng là gì. Sau khi đã rõ, bạn sẽ dễ dàng điều trị hơn. Việc điều trị tận gốc không chỉ giúp bạn có hơi thở thơm tho mà còn giữ cho tình trạng hôi miệng không bị tái diễn.

Tuy nhiên, trị hôi miệng sau một đêm chỉ có hiệu quả với các nguyên nhân do vấn đề vệ sinh răng miệng, do miệng khô hay do thực phẩm. Với những nguyên nhân này, bạn chỉ cần làm sạch răng miệng, lưỡi thật kỹ 2 lần/ngày; làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa; uống đủ nước, dùng máy tạo độ ẩm khi ngủ và ngưng ăn các loại thực phẩm có mùi hôi.

Còn với những nguyên nhân khác, bạn nên điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, việc này cần có một khoảng thời gian nhất định với những phương pháp phù hợp hơn.

>>> Đọc thêm: 9 CÁCH LÀM TRẮNG RĂNG BẰNG CÀ CHUA CHO HÀM RĂNG TRẮNG SÁNG

12 cách trị hôi miệng sau 1 đêm

1. Trị hôi miệng bằng gừng tươi

Trị hôi miệng bằng gừng tươi

Gừng có chất 6-gingerol, góp phần kích thích sản sinh enzyme trong nước bọt phân hủy vi khuẩn. Nhờ đó, mùi hôi trong miệng do vi khuẩn gây ra sẽ giảm đáng kể. Hơn nữa, gừng còn có tác dụng chữa các triệu chứng của dạ dày. Thế nên chọn gừng làm cách chữa hôi miệng do bao tử được nhiều người áp dụng.

Bạn có thể đun sôi vài lát gừng tươi, để nguội rồi súc miệng mỗi ngày để trị hôi miệng. Hoặc bạn cũng có thể uống một ly trà chanh pha cùng một lát mỏng gừng tươi mỗi ngày để chữa hôi miệng tận gốc.

>>> Đọc thêm: GỪNG TƯƠI, GIA VỊ CẦN CÓ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE TRONG DỊCH CÚM

2. Trị hôi miệng bằng chanh

Trị hôi miệng bằng chanh

Chanh chứa axit ascorbic có khả năng diệt vi khuẩn gây mùi của cơ thể lẫn mùi hôi trong miệng. Bên cạnh đó, vị chua của chanh còn khiến khoang miệng tiết nước bọt nhiều hơn, giúp kích thích quá trình làm sạch khoang miệng.

Để khử mùi hôi miệng bằng chanh, bạn pha một thìa nước cốt chanh với một ly nước lọc rồi súc miệng bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp chanh với muối và kem đánh răng để đánh răng, giúp loại bỏ tối đa mảng bám và vi khuẩn gây mùi.

3. Hôi miệng làm sao hết? Trị hôi miệng bằng trà xanh

Hôi miệng làm sao hết? Trị hôi miệng bằng trà xanh

Trà xanh có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Bên cạnh đó, lượng kali và fluoride trong trà xanh còn giúp chống sâu răng, hỗ trợ điều trị viêm nướu và làm giảm mùi hơi thở.

Hơn nữa, trà xanh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ ngăn chặn nhiều bệnh lý. Vì thế, bạn có thể uống nước trà xanh mỗi ngày để vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp hơi thở thơm mát hơn.

Bạn cần lưu ý, không dùng nước trà xanh đã để qua đêm. Ngoài ra, bạn nên chọn lá trà không quá già và phải rửa thật kỹ trước khi nấu nước uống.

>>> Đọc thêm: SÚC MIỆNG BẰNG DẦU CÓ THẬT SỰ LÀM TRẮNG RĂNG, SẠCH MIỆNG?

4. Trị hôi miệng bằng lá ổi

Trị hôi miệng bằng lá ổi

Từ xa xưa, người dân đã dùng lá ổi để điều trị nhiều loại bệnh ngoài da, làm trắng răng và khử mùi hôi miệng. Trong lá ổi có chứa nhiều chất tanin, oxalic, phosphoric… giúp loại bỏ mảng bám trên răng. Nhờ đó răng bạn trắng sạch hơn và tình trạng hôi miệng cũng dần được cải thiện.

Bạn dùng khoảng 8 – 10 búp ổi non, rửa sạch, vò nát rồi cho vào 300ml nước và đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó, bạn lọc lấy nước cốt, hòa cùng một chút muối và súc miệng 3 lần/ngày. Kiên trì trong một tuần bạn sẽ thấy mùi hôi miệng giảm đi đáng kể.

>>> Đọc thêm: BẬT MÍ 6 CÁCH UỐNG NƯỚC LÁ ỔI GIẢM CÂN HIỆU QUẢ

5. Cách trị hôi miệng sau 1 đêm: Trị hôi miệng bằng baking soda

Cách trị hôi miệng sau 1 đêm: Trị hôi miệng bằng baking soda

Baking soda không chỉ giúp tẩy tế bào chết, trị sẹo, làm trắng răng mà còn có tác dụng trị hôi miệng rất hiệu quả. Baking soda giúp cân bằng nồng độ axit và loại bỏ vi khuẩn trong miệng. Nhờ vậy, mùi hôi khó chịu cũng dần biến mất.

Bạn có thể hòa tan hỗn hợp baking soda để súc miệng hoặc trộn baking soda với kem đánh răng rồi thực hiện đánh răng bình thường mỗi ngày. Hãy kiên trì trong khoảng 1 tuần để thấy hiệu quả nhé!

>>> Đọc thêm: 7 CÁCH LÀM TRẮNG RĂNG BẰNG BAKING SODA VÀ CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI ÁP DỤNG

6. Trị hôi miệng bằng muối

Trị hôi miệng bằng muối

Muối có khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng nhờ thành phần fluor. Vì vậy, bạn có thể pha nước muối loãng để súc miệng hàng ngày.

Việc súc miệng với nước muối còn làm sạch lưỡi và lấy đi những mảng bám trên răng giúp răng chắc khỏe. Đồng thời, súc miệng với nước muối còn giúp bạn chữa trị chứng viêm xoang, viêm mũi, ho và đau họng hiệu quả.

7. Trị hôi miệng bằng muối và nước vo gạo

Trị hôi miệng bằng muối và nước vo gạo

Nước vo gạo chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin có lợi. Vì thế, nó không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn trị hôi miệng hiệu quả nhờ tác dụng diệt vi khuẩn, cải thiện mùi hơi thở.

Để trị hôi miệng bằng muối và nước vo gạo, bạn rửa sơ gạo để loại bỏ tạp chất. Sau đó, bạn vo kỹ gạo và chắt lấy nước. Bạn đun sôi nước vo gạo trong 2 phút rồi hòa vào đó 1 chút muối. Để nguội rồi súc miệng mỗi ngày. Kiên trì áp dụng cách này một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy răng miệng sạch hơn và hơi thở cũng được cải thiện.

8. Cách trị hôi miệng sau 1 đêm: Trị hôi miệng bằng ngò gai và muối

Cách trị hôi miệng sau 1 đêm: Trị hôi miệng bằng ngò gai và muối

Ngò gai chứa các chất protid, phốt pho, vitamin C, glucid… giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, tạo hương thơm cho vùng miệng. Vì thế cách sử dụng rau ngò gai để trị hôi miệng cũng được nhiều người mách nhau.

Bạn lấy vài lá ngò gai, rửa sạch rồi cho vào nồi với một ít nước và đun trong khoảng 15 phút. Sau đó bạn cho thêm một ít muối, để nguội rồi súc miệng. Bạn nên thực hiện 2 lần/ngày trong khoảng 1 tuần để loại bỏ tình trạng hôi miệng.

9. Trị hôi miệng bằng sữa chua

Trị hôi miệng bằng sữa chua

Ăn sữa chua thường xuyên sẽ hỗ trợ tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Nhờ đó bạn sẽ tránh được những bệnh đường ruột.

Bên cạnh đó, vitamin D có trong sữa chua ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hôi miệng. Đồng thời, sữa chua còn giúp tạo ra môi trường tốt để các vi khuẩn có lợi phát triển và bảo vệ răng.

10. Cách trị hôi miệng sau 1 đêm bằng mật ong

Cách trị hôi miệng sau 1 đêm bằng mật ong

Mật ong có chứa chất kháng sinh và tác dụng diệt khuẩn cao. Nhờ vậy, mật ong hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng khá hiệu quả. Bạn có thể kết hợp pha mật ong vào nước chanh để súc miệng hàng ngày nhằm loại bỏ mùi hôi khó chịu.

11. Trị hôi miệng bằng lá húng chanh

Trị hôi miệng bằng lá húng chanh

Lá húng chanh không chỉ có tác dụng giải cảm, trị ho, viêm họng, ngạt mũi… mà còn trị hôi miệng rất tốt. Vì thế bạn có thể sử dụng lá húng chanh khô sắc thật đặc rồi ngậm trong khoảng 5 phút. Hãy áp dụng mỗi ngày trong khoảng 1 tuần để thấy được hiệu quả trị hôi miệng nhé.

12. Trị hôi miệng bằng lá lốt

Trị hôi miệng bằng lá lốt

Nhờ tính kháng khuẩn cao, lá lốt thực sự là bài thuốc dân gian trị hôi miệng mang lại kết quả tuyệt vời. Thế nên, bạn có thể dùng lá lốt già phơi khô, rồi đun với nước và một chút muối trong khoảng 15 phút để súc miệng. Hãy súc miệng ngày hai lần để hơi thở thơm tho hơn nhé!

Trên đây là 12 cách trị hôi miệng sau 1 đêm mà Bazaar Việt Nam muốn giới thiệu đến bạn. Bạn có thể kiên trì thực hiện những cách trên để hơi thở thơm mát hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, với nguyên nhân hôi miệng do bệnh lý, bạn cần đi bác sĩ để điều trị tận gốc căn bệnh. Có như vậy, chứng hôi miệng mới hết hoàn toàn. Ngoài ra, bạn nhớ cạo vôi răng định kỳ và chăm sóc răng 6 tháng/lần nhé.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm