3 bước để đối phó, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực

Đây là vấn đề chung của nhiều người: làm thế nào để loại bỏ cảm xúc tiêu cực cứ liên tục xuất hiện khi chúng ta bị căng thẳng hoặc tổn thương?

BZ-loai-b-cam-xuc-tieu-cuc-1

Khi cảm xúc tiêu cực ập đến, bạn muốn loại bỏ chúng bằng cách phớt lờ hay “bùng nổ” cho hả giận? Ảnh: Instagram @wofiecindy.

Cảm xúc tiêu cực có thể là buồn bã, suy sụp, dẫn đến trầm cảm; cũng có thể là tức giận, chỉ muốn đánh vỡ mọi thứ. Chúng ta có nên trút bỏ sự tức giận và giả vờ như nó không tồn tại để giảm thiểu tác động tiêu cực lên cơ thể mình? Hay chúng ta có nên mạo hiểm” bùng nổ cảm xúc” bằng cách nói ra để giải tỏa cơn giận?

Chỉ biết rằng, kìm nén cảm xúc tiêu cực chắc chắn không phải là một lựa chọn đúng đắn.

Nếu bạn băn khoăn không biết phải làm gì với những cảm xúc này, tin tôi đi, bạn không đơn độc. Khi bạn cảm thấy những cảm xúc tiêu cực đang chiếm lấy mình, cảm giác tổn thương, thất vọng hoặc tức giận. Đừng nên giả vờ rằng mọi chuyện không có gì. Nhưng bạn cũng không nên đắm chìm trong những cảm xúc đó quá lâu. Vậy phương thức nào để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực này? 

Cảm xúc là gì và vì sao không nên phớt lờ chúng?

BZ-loai-b-cam-xuc-tieu-cuc-2

Bạn sẽ đối mặt với cảm giác khó chịu nếu cứ tiếp tục trải nghiệm các tình huống khiến bạn không thoải mái. Ảnh: Unsplash.

Phớt là không phải là cách lành mạnh để đối phó với cảm xúc tiêu cực. Chung quy vì nó không làm cho những cảm xúc tiêu cực hay căng thẳng biến mất.

Cảm xúc là gì? Đây là những tín hiệu từ não bộ, cho biết suy nghĩ trong thâm tâm của chính bạn.

Cảm giác tức giận hoặc thất vọng là tín hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi điều gì đó. Nếu tình thế không được thay đổi, hay suy nghĩ của bản thân chưa được giải tỏa sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Bạn sẽ tiếp tục đối mặt với cảm giác cực kỳ khó chịu. 

Khi bạn cố tình phớt lờ những cảm xúc khó chịu này, chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải lắng nghe cảm xúc của mình; và có phương pháp để loại bỏ cảm xúc tiêu cực đúng cách.

>>> Xem Thêm: 6 LÝ DO CƠN GIẬN LÀ YẾU TỐ GIÚP BẠN THÀNH CÔNG

Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực, bạn cần (1) hiểu nguyên nhân gây nên trạng thái bức bối; (2) tìm ra những biện pháp giải quyết nguyên nhân tận gốc trong khả năng của mình; và (3) giảm thiểu sự bức bối với những hoạt động bên lề.

Bước 1: Hiểu sự hình thành của cảm xúc tiêu cực

BZ-loai-bo-cam-xuc-tieu-cuc-4

Chỉ có chính bạn mới hiểu rõ nguồn gốc nguyên nhân và cách giải quyết các cảm xúc tiêu cực. Hãy lắng nghe bản thân! Ảnh: Unsplash.

Lắng nghe tiếng nói từ bên trong nội tâm để xác định tình huống, sự vật, sự việc. Đó là các nguyên nhân gây nên cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống của bạn. Chính bạn là người hiểu rõ nhất chúng bắt nguồn từ đâu.

Cảm xúc tiêu cực có thể đến từ công việc quá tải. Hoặc, khi giãn cách xã hội, cảm giác tù túng khiến bạn cảm thấy ngột ngạt. Sự tiêu cực cũng có thể đến từ nhân sinh quan của mỗi người. Cách chúng ta nhìn nhận những điều đang xảy ra có thể thay đổi cách chúng ta trải nghiệm chúng. Và tùy vào quan điểm nhận định của mỗi người, cảm xúc tiêu cực có thể được nảy sinh hay không.

Người ta thường hay nói nên nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng lạc quan. Nhưng không phải tình huống nào cũng có thể áp dụng câu nói này. Quan trọng là cách bạn đối mặt với tình huống đó và điều tiết cảm xúc của mình ra sao. Vì vai trò của cảm xúc là giúp bạn nhìn nhận ra vấn đề gốc rễ. Tứ đó, bạn sẽ có những hành động cần thiết để giải quyết.

Bước 2: Loại bỏ cảm xúc tiêu cực với hành động cụ thể, trong khả năng

BZ-loai-bo-cam-xuc-tieu-cuc-5

Yêu bản thân đồng nghĩa với việc không tự thao túng bản thân. Bạn không nhạy cảm quá mức, bạn không làm quá mọi thứ. Khi bạn thấy không ổn, tức là không ổn. Ảnh: Unsplash.

Khi xác định được những nguyên nhân khiến bạn nảy sinh những cảm xúc tiêu cực và căng thẳng, bây giờ là lúc xác định cách giải quyết để loại bỏ.

Nếu nguyên nhân do khối lượng công việc hàng ngày quá nhiều, hãy tìm cách giảm bớt. Ví dụ như chia sẻ việc với các đồng nghiệp, hoặc hạn chế thời gian làm việc tại nhà thay vì cứ cắm mặt vào máy tính suốt ngày dài.

Nếu nguyên nhân do bất hoà với gia đình trong giai đoạn sống chung vì giãn cách xã hội, bạn có thể chia sẻ ý kiến của mình để mọi người cùng hiểu. Chọn giai đoạn khi tất cả mọi người đang thoải mái nhất, chọn từ ngữ khéo léo sẽ giúp làm giảm sự căng thẳng.

Bạn cũng có thể chuyển biến những suy nghĩ tiêu cực thông qua một quá trình gọi là tái cấu trúc nhận thức.

Khi nói lên được suy nghĩ và quan điểm bản thân, bạn có thể giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Đừng thúc ép bản thân liên tục làm những việc quá sức, hoặc bao che cho những hành động khiến bạn tổn thương. Khi lời xin lỗi không đi kèm với sự thay đổi, đó chính là thao túng. Đừng để bản thân tự thao túng mình bởi những suy nghĩ tích cực độc hại.

>>> Xem thêm: CÁCH GIẢI TỎA CĂNG THẲNG BẰNG 5 GIÁC QUAN BẤT KỲ AI CŨNG CÓ THỂ LÀM TẠI NHÀ

Bước 3: Cải thiện tâm trạng với những hoạt động tạo nên hoóc-môn vui vẻ

BZ-loai-b-cam-xuc-tieu-cuc-3

Ảnh: Unsplash.

Bước hai ở trên giúp bạn cắt giảm nguyên nhân gây nên cảm xúc tiêu cực. Nhưng nếu vẫn còn buồn bực, hoặc chưa giải quyết tận gốc được vấn đề, bạn có thể “đánh lừa” não bộ với những hoạt động sản sinh hoóc-môn vui vẻ.

>>> Xem thêm: ĐỂ SỐNG HẠNH PHÚC HƠN: 4 HOÓC-MÔN VUI VẺ BẠN CẦN BIẾT

  • Tập thể dục thường xuyên giúp bạn nâng cao cảm xúc cũng như dễ dàng loại bỏ cảm xúc tiêu cực
  • Thiền là phương thức giúp tâm trí tĩnh lặng và chữa lành hiệu quả
  • Viết là liệu pháp chữa lành tự nhiên. Khi đối mặt với căng thẳng, bạn nên viết ra giấy những suy nghĩ của mình. Đây là cách giải tỏa căng thẳng và cắt giảm cảm xúc tiêu cực hiệu quả.
  • Tìm kiếm những niềm vui trong cuộc sống, hãy chỉ nghĩ đến những khoảng thời gian vui vẻ
  • Thiết lập những mối quan hệ lành mạnh sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn đa chiều hơn. Thế giới quan rộng mở cũng là cách giúp bạn loại bỏ cảm xúc tiêu cực. 
  • Gặp bác sĩ tư vấn tâm lý. Việc có người lắng nghe và hỗ trợ bạn điều chỉnh xúc cảm cũng là cách để bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

>>> Xem Thêm: ĐĂNG KÝ TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA TÂM LÝ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE TINH THẦN MÙA DỊCH

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm