Ăn sầu riêng có tác dụng gì? 11 lợi ích không phải ai cũng biết

Nhiều người thắc mắc ăn sầu riêng có tác dụng gì? Bazaar Vietnam sẽ cho bạn biết những lợi ích sức khỏe của trái sầu riêng, bao gồm cả tác dụng phụ tiềm ẩn nếu ăn không đúng cách

Mặc dù trái sầu riêng có mùi thơm nồng đặc trưng nhưng biết bao người vẫn say mê vì vị ngon ngọt, béo ngậy rất thích miệng. Loại quả này còn được mệnh danh là “vua của các loại trái cây” nhờ vào giá trị dinh dưỡng cực kỳ to lớn. Cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu ăn sầu riêng có tác dụng gì nhé.

Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng

Ăn sầu riêng có tác dụng gì

Trái sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được nhiều người ưa thích. Bạn có biết ngoài vị thơm ngon quyến rũ, loại trái cây nhiệt đới này còn chứa siêu nhiều chất dinh dưỡng có lợi?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g sầu riêng sẽ có:

• Năng lượng: 147 kcal
• Chất đạm: 1,47g
• Carbohydrate: 27,09g
• Chất xơ: 3,8g
• Canxi: 6mg
• Kali: 436mg
• Vitamin C: 19,7mg
• Riboflavin: 0,2mg
• Folate: 36 µg

Ăn sầu riêng có tốt không? Sầu riêng còn chứa vitamin B6, A, C, niacin và nhiều hợp chất thực vật lành mạnh chẳng hạn như flavonoid, carotenoid, anthocyanin và polyphenol có đặc tính chống oxy hóa cao. Các thành phần dinh dưỡng dồi dào này đã làm cho sầu riêng trở thành một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên toàn thế giới.

>>> Đọc thêm: 13 LỢI ÍCH CỦA DÂU TÂY CHO SỨC KHỎE VÀ LÀN DA

Ăn sầu riêng có tác dụng gì?

Công dụng của sầu riêng

Ngoài là trái cây thưởng thức, sầu riêng còn được xem như một phương thuốc y học cổ truyền. Lá, vỏ, rễ và quả đã được sử dụng trong y học để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là tác dụng của sầu riêng với sức khỏe mà bạn nên biết.

1. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Lượng chất xơ dồi dào trong trái sầu riêng góp phần kích thích nhu động ruột và làm dịu quá trình tiêu hóa trong ruột. Loại quả này còn giúp điều trị các vấn đề như chướng bụng, đầy hơi, ợ chua và chuột rút.

Một nghiên cứu còn cho thấy chất thiamin trong sầu riêng còn cải thiện sự thèm ăn và đem lại tâm trạng hạnh phúc cho người cao tuổi.

2. Công dụng của sầu riêng giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Một nghiên cứu do Đại học Tulane thực hiện cho thấy ăn trái cây giàu chất xơ hòa tan có thể làm giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Sầu riêng được xem như loại trái cây cực kỳ có lợi cho tim vì hàm lượng chất xơ cao.

Bên cạnh đó, lưu huỳnh organosulfur trong sầu riêng còn có thể điều chỉnh các enzyme gây viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

>>> Đọc thêm: ĂN CHUỐI CÓ TÁC DỤNG GÌ? 15 LỢI ÍCH VÀ 3 TÁC HẠI CẦN BIẾT

3. Lợi ích của ăn sầu riêng: duy trì lượng đường trong máu

Tác dụng của ăn sầu riêng

Chất mangan trong sầu riêng có thể giúp duy trì lượng đường ổn định trong máu. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa cũng có tác dụng giảm stress – thủ phạm khiến căn bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn.

Sầu riêng có vị béo ngọt nhưng chỉ số đường huyết (GI) lại rất thấp. Vì thế nếu bạn có lỡ ăn nhiều cũng không làm tăng nhanh lượng đường trong máu.

4. Tác dụng của ăn sầu riêng giúp cân bằng huyết áp

Quả sầu riêng có tác dụng gì? Sầu riêng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc gia tăng lượng kali có thể làm giảm và cân bằng huyết áp.

Kali có trong sầu riêng còn có tác dụng làm giãn mạch máu. Đó là nhờ vào khả năng duy trì sự cân bằng giữa lượng muối và chất lỏng trên từng tế bào cơ thể. Nhờ đó giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ rất hữu hiệu.

5. Ăn sầu riêng có tốt không? Ngăn ngừa sự lão hóa

Một trong những tác dụng của sầu riêng với phụ nữ đó là ngăn ngừa sự lão hóa nhờ lượng vitamin C dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng khác. Ăn sầu riêng thường xuyên sẽ giảm nguy cơ xuất hiện nếp nhăn, đồi mồi trên da… mang lại cho bạn làn da tươi trẻ, mịn màng.

>>> Đọc thêm: 15 CÁCH CHỐNG LÃO HÓA DA MẶT VÔ CÙNG HIỆU QUẢ

6. Tác dụng của sầu riêng với niêm mạc tử cung

Tác dụng của sầu riêng với niêm mạc tử cung

Phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng thì không nên bỏ qua trái sầu riêng. Trong loại quả này có chứa một lượng lớn estrogen tự nhiên được xem là tốt cho quá trình thụ thai.

Vậy bà bầu ăn sầu riêng có tốt không? Sầu riêng còn chứa một lượng lớn axit folic và sắt hạn chế nguy cơ thiếu máu cho phụ nữ có thai nữa đấy.

7. Ăn sầu riêng có tác dụng gì? Giảm nguy cơ ung thư

Sầu riêng chứa polyphenol có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư và thậm chí tiêu diệt tế bào ung thư. Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm, chiết xuất sầu riêng đã cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại các tế bào vú lây lan.

8. Công dụng của sầu riêng duy trì sức khỏe xương khớp

Sầu riêng rất giàu kali và magiê. Hai khoáng chất này đóng vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng kali cao có thể thúc đẩy mật độ khoáng chất của xương ở nam giới và phụ nữ trên 50 tuổi. Còn nếu thiếu magiê có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

>>> Đọc thêm: 14 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE KHI ĂN CÀ CHUA

9. Điều trị chứng thiếu máu

ăn sầu riêng có tốt không

Lợi ích của ăn sầu riêng là giúp bổ sung folate giảm nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, các khoáng chất khác trong sầu riêng còn có thể kích hoạt sản xuất tế bào hồng cầu (RBC) rất hiệu quả.

10. Quả sầu riêng có tác dụng gì? “Thần dược” cho giấc ngủ

Ăn trái sầu riêng có thể điều trị chứng mất ngủ. Bởi vì loại trái này có chứa tryptophan (một axit amin thiết yếu) có tác dụng điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn.

Đọc thêm 10 cách làm buồn ngủ nhanh nhất12 thức uống vàng cho giấc ngủ.

11. Chống trầm cảm, giảm căng thẳng

Nhiều người tin rằng sầu riêng giảm các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng nhờ vào chất serotonin có trong nó. Các nghiên cứu cho thấy rằng mức serotonin thấp có thể làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm.

Đọc thêm 15 cách giảm stress trong 30 giây. 

Một số lưu ý khi ăn sầu riêng

Một số lưu ý khi ăn sầu riêng

Ảnh: Candy’s Garden

Tác dụng của sầu riêng với sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Song bạn cũng cần biết một số lưu ý khi ăn loại quả này nhé.

• Nên tránh ăn sầu riêng và uống rượu cùng lúc: Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất giống như lưu huỳnh trong sầu riêng có thể ngăn chặn một số enzyme phân hủy chất cồn, làm tăng nồng độ cồn trong máu. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tim đập nhanh.

• Chỉ số đường huyết của sầu riêng thấp. Thế nhưng nếu ăn quá nhiều sầu riêng trong một thời gian ngắn có thể tăng đột biến lượng đường trong máu. Tốt nhất người bị tiểu đường hãy hạn chế ăn loại trái cây này.

lợi ích của sầu riêng

• Một số tác dụng phụ của sầu riêng cũng có thể gây đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa và dị ứng. Bạn hãy ngừng ăn loại quả này nếu gặp những triệu chứng khó chịu trên.

• Điều “đại kỵ” dân gian vẫn lưu truyền là sầu riêng không nên ăn chung với hải sản. Bạn sẽ bị lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy… Tính hàn của hải sản kết hợp với tính nóng của sầu riêng khiến chúng đối lập nhau và gây nguy hại cho sức khỏe.

• Sầu riêng không thích hợp cho những người đang trong chế độ giảm cân. Người bị bệnh thận hoặc đang nóng trong người cũng không nên ăn.

Như vậy bạn đã biết ăn sầu riêng có tác dụng gì. Sầu riêng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và cũng có thể là “con dao hai lưỡi” nếu ăn quá đà. Vậy nên bạn hãy thưởng thức sầu riêng như trái cây thông thường thôi nhé.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam 

Xem thêm