13 lợi ích tuyệt vời của quả dâu tây cho sức khỏe và làn da

Dâu tây là quả mọng có vị ngọt hoặc hơi chua, được nhiều người yêu thích

Mọi người thường ăn trực tiếp dâu tây hoặc kết hợp với các loại ngũ cốc, làm nước ép hoặc sinh tố dâu tây. Loại quả có màu đỏ tươi quyến rũ này có vô vàn công dụng đối với sức khỏe, làn da. Vậy lợi ích của dâu tây là gì? Cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu dâu tây có tác dụng gì nhé.

Giá trị dinh dưỡng của dâu tây

dâu tây có tác dụng gì

Tìm hiểu các lợi ích của dâu tây. Ảnh: Oliver Hale/Unsplash

Dâu tây có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây sẽ tiết lộ những lợi ích cụ thể. Trong loại quả mọng này chứa chủ yếu là nước và carbohydrate, một phần nhỏ chất béo, protein.

Cụ thể, trong 100g dâu tây chứa:

• Lượng calo: 32
• Nước: 91%
• Chất đạm: 0,7g
• Chất xơ: 2g
• Chất béo: 0,3g
• Carb: 7,7g
• Đường: 4,9g

Ngoài ra, quả dâu tây còn có các vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin C, mangan, folate, kali. Bên cạnh đó, dâu tây có các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe, sắc đẹp như pelargonidin, axit ellagic, procyanidins…

Dâu tây có tác dụng gì? Các lợi ích của dâu tây

Các lợi ích của dâu tây

Ảnh: Yulia Khlebnikova/Unsplash

Ăn dâu có tác dụng gì? Dưới đây là những công dụng của dâu tây đã được khoa học chứng minh.

1. Điều chỉnh lượng đường trong máu

Dâu tây có tác dụng gì? Một trong những tác dụng của quả dâu là có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu. Bởi vì nó có chỉ số đường huyết tương đối thấp (40). Vì vậy, ăn dâu tây sẽ an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh đó, dâu tây có lượng carbs thấp và hầu hết tinh bột đều là đường đơn (glucose, fructose và sucrose và một ít chất xơ). Vì vậy, loại quả mọng này có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa đường glucose, từ đó ngăn chặn quá trình tăng đột biến insulin – một hiện tượng thường xảy ra sau khi cơ thể nạp carbs. Ngoài ra, lượng nước dồi dào trong dâu tây cũng có tác dụng ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường tuýp 2.

2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

tác dụng của dâu tây cải thiện sức khỏe tim mạch

Ảnh: Jez Timms/Unsplash

Dâu tây có tác dụng gì cho sức khỏe tim mạch? Anthocyanins – thành phần làm cho dâu tây có màu đỏ đẹp mắt, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dâu tây có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Đồng thời cũng cải thiện cholesterol HDL, huyết áp và chức năng tiểu cầu trong máu.

Ngoài ra, các dưỡng chất trong dâu tây cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng chống oxy hóa máu, cải thiện chức năng mạch máu, giảm viêm… Tất cả những điều này đều có lợi cho hệ tim mạch.

3. Dâu tây có tác dụng gì cho sức khỏe? Ngăn ngừa ung thư

Stress oxy hóa và các chứng viêm có thể gây ra bệnh ung thư. Thật may, các loại quả mọng có khả năng chống căng thẳng oxy hóa và viêm.

Đặc biệt, các thành phần như axit ellagic và ellagitannin trong dâu tây cũng được chứng minh là có thể ức chế, ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư.

4. Giữ cho đường ruột khỏe mạnh

Quả dâu tây có tác dụng gì? Loại trái cây này là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Lượng chất xơ dồi dào có thể giữ cho đường ruột khỏe mạnh bằng cách cung cấp các vi khuẩn có lợi. Thường xuyên bổ sung dâu tây sẽ giúp bạn tránh bị táo bón và ung thư ruột kết.

dâu tây giữ cho đường ruột khỏe mạnh

Ảnh: Vicky Ng/Unsplash

5. Ăn dâu tây có tác dụng gì? Giảm chứng đầy hơi

Giàu nước và chất xơ nên dâu tây có khả năng chống lại khí chứa carbon dioxide, tích tụ lâu ngày trong đường tiêu hóa gây ra tình trạng đầy hơi. Ngoài ra, lượng kali dồi dào trong dâu tây cũng chống lại natri, một trong những yếu tố gây đầy hơi.

6. Tăng cường khả năng miễn dịch

Dâu tây cũng là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời do giàu vitamin C. Vitamin này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch tuyệt vời trong mùa cảm cúm, lạnh. Đặc biệt, chất chống oxy hóa này cũng giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm lạnh thông thường.

7. Tăng cường chức năng não bộ

Một nghiên cứu năm 2012 từ tạp chí Annals of Neurology cho thấy thường xuyên ăn dâu tây có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi. Sở dĩ dâu tây có tác dụng như vậy là vì hàm lượng flavonoid (chất chống viêm có trong thực vật) cao.

8. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

dâu tây ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Ảnh: Anastasia Zhenina/Unsplash

Folate (vitamin B9) trong dâu tây có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mô, xương và tế bào. Điều này vô cùng quan trọng cho phụ nữ thời kỳ mang thai, cụ thể là ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi 3 tháng đầu.

8. Dâu tây có tác dụng gì cho da? Bảo vệ và làm đẹp da

Bạn phân vân dâu tây có tác dụng gì cho da. Quả mọng màu đỏ đẹp mắt này có khả năng bảo vệ da khỏi ô nhiễm, khói bụi và tác hại của tia UV. Ăn dâu tây, uống các loại sinh tố, nước ép hoặc dùng dâu tây làm mặt nạ có thể mang lại làn da sạch đẹp, mịn màng, tươi trẻ.

10. Bảo vệ mắt

Dâu tây có tác dụng gì

Ảnh: Pixabay

Lượng vitamin C dồi dào trong dâu tây được chứng minh là có thể bảo vệ và chống oxy hóa cho mắt. Vì thế thường xuyên bổ sung dâu tây vào chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa các bệnh như khô mắt; thoái hóa thần kinh thị giác, điểm vàng; khiếm khuyết thị lực…

Bên cạnh đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients năm 2018 gọi vitamin C là chất dinh dưỡng thiết yếu có thể sửa chữa các mô trong mắt. Cho nên thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây có khả năng ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp.

11. Quả dâu tây có tác dụng gì? Tốt cho bệnh nhân viêm khớp và bệnh gout

Tổ chức Viêm khớp khuyên mọi người nên ăn dâu tây vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, chất giải độc, giúp giảm đau do bệnh gout và viêm khớp. Những hợp chất này cũng giúp ngăn ngừa các triệu chứng viêm khớp như thoái hóa cơ và mô, giảm tình trạng khô chất lỏng bôi trơn khớp và giảm tích tụ các chất độc hại trong xương (như axit uric).

12. Cải thiện sức khỏe của xương

công dụng của dâu tây giúp xương chắc khỏe

Ảnh: Roman Kraft/Unsplash

Một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng dâu tây có khả năng giảm đau, chống viêm và có thể giúp chống lại bệnh viêm xương khớp. Chỉ với 1/4 cốc dâu tây có thể cung cấp các chất chống oxy hóa cần thiết để kiểm soát viêm, ngăn ngừa tác hại của gốc tự do. Ngoài ra, các thành phần vitamin C và K, kali, mangan trong dâu có khả năng cải thiện sức khỏe của xương.

Ăn dâu tây có tác dụng gì? Các lợi ích khác của dâu tây bao gồm:

Hoạt động như chất làm trắng răng: Dâu tây chứa axit malic hoạt động như một chất làm trắng răng tự nhiên.

Cải thiện sức khỏe của tóc: Các chất chống oxy hóa, axit ellagic và vitamin giúp chống rụng tóc, dưỡng ẩm cho tóc và ngăn ngừa gàu.

Giảm bọng mắt: Đắp các lát dâu tây lên mắt có thể giúp giảm sự xuất hiện của bọng mắt.

13. Ăn dâu tây có tác dụng gì? Giúp giảm cân

Ăn dâu tây có tác dụng gì? Giúp giảm cân

Ảnh: Kyaw Tun/Unsplash

Hàm lượng chất xơ cao trong dâu tây giúp giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, quả dâu tây rất ít calo, thích hợp cho bữa ăn nhẹ đủ chất nhưng không gây tăng cân.

Song, khi sử dụng dâu tây giảm cân, bạn cần lưu ý quả này không giàu protein. Vì thế bạn nên kết hợp với các thực phẩm chứa protein và chất béo lành mạnh khác để làm cho cơ thể no lâu hơn như sữa chua Hy Lạp, phô mai, bơ…

Đọc thêm:

• 3 CÁCH NẤU TRÀ BÍ ĐAO GIẢM CÂN ĐƠN GIẢN

4 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP ỔI GIẢM CÂN

• CÁC CÁCH LÀM NƯỚC ÉP BƯỞI GIẢM CÂN

Nên ăn bao nhiêu dâu tây mỗi ngày?

quả dâu tây

Ảnh: Karolina Kolodziejczak/Unsplash

Mỗi ngày nên ăn một khẩu phần dâu tây là một cốc cắt lát hoặc 8 quả. Nếu muốn, bạn có thể ăn nhiều hơn nhưng không quá 4 khẩu phần.

Ngoài ra, ăn dâu tây cả quả sẽ tốt hơn là uống nước ép. Khi ép lấy nước, chất xơ bị loại bỏ nên làm tăng lượng đường trong máu.

Bạn nên ăn dâu tây vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Cốc dâu tây kết hợp sữa chua và ngũ cốc cho bữa sáng sẽ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, ăn dâu trước khi đi ngủ sẽ làm dịu thần kinh, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc.

Ăn dâu tây cần lưu ý điều gì?

lợi ích của dâu tây

Ảnh: Pixabay

Dâu tây là quả mọng lành tính, tốt cho sức khỏe. Song một số người cũng bị dị ứng với loại quả này, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Quả dâu có chứa một loại protein có thể gây dị ứng cho người có cơ địa nhạy cảm. Các biểu hiện dị ứng gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, đau đầu và sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng. Gặp tình trạng này, bạn không nên ăn nữa.

Hơn nữa, chất goitrogens có thể can thiệp vào chức năng tuyến giáp ở người có vấn đề về tuyến giáp.

Tóm lại, lợi ích của dâu tây chứa ít calo, rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Loại quả mọng này là nguồn cung cấp vitamin C, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi.

Trên đây là lời giải đáp dâu tây có tác dụng gì của Bazaar Vietnam. Mong rằng bạn sẽ thường xuyên đưa loại quả này vào chế độ ăn uống của mình.

>>> Đọc thêm: 12 CÁCH LÀM MẶT NẠ DÂU TÂY TRỊ MỤN, NÁM, THÂM

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm