Tùy vào sức khỏe và cơ địa, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau trong thời kỳ đèn đỏ. Có người trải qua những ngày này rất nhẹ nhàng. Nhưng cũng không ít chị em cảm thấy khó chịu, cơ thể đau mỏi mỗi khi đến tháng. Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì và không nên uống gì? Nếu quan tâm đến vấn đề này, bạn đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Những triệu chứng thường gặp trong ngày đèn đỏ
Đau bụng, mệt mỏi, dễ cáu gắt là tình trạng phổ biến ở phái nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Nếu đang muốn tìm hiểu đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì, bạn có thể kiểm tra xem mình có gặp các triệu chứng sau hay không nhé.
1. Đau bụng dưới
Bụng dưới đau âm ỉ là một trong những triệu chứng thường gặp vào những ngày đèn đỏ. Triệu chứng này xảy ra thường xuyên ở những bạn nữ mới hành kinh. Thông thường, đau bụng kinh có thể giảm ở phụ nữ lớn tuổi hoặc sau khi sinh con.
Cơn đau bụng kinh thường kéo dài 24 – 48 giờ, sau đó giảm dần. Mức độ đau nặng nhất thường rơi vào những ngày đầu chu kỳ. Bạn sẽ cảm nhận cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội và đau theo từng cơn.
Hầu hết các cơn đau bụng kinh không gây nguy hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu bị đau dữ dội, mức độ đau bất thường và kéo dài, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Đây không còn là cơn đau bụng kinh bình thường mà rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa.
2. Đau lưng
Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì để hạn chế các cơn khó chịu? Một trong những triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ là đau lưng. Ngoài đau bụng dưới, đau lưng cũng là trường hợp thường gặp. Đau lưng thường đi kèm với tức ngực, nhức mỏi tay chân. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố Prostaglandin đột ngột gây nên các cơn co thắt trong cơ thể. Nhiều người không thể ngồi lâu hay làm các công việc đòi hỏi dùng sức lực trong ngày đèn đỏ.
3. Tâm trạng thay đổi
Phụ nữ thường dễ cáu gắt, căng thẳng trong giai đoạn hành kinh. Sự thay đổi nội tiết tố khiến tâm lý mất cân bằng, cảm xúc dễ bị thay đổi thất thường. Sự mệt mỏi thể chất cộng với sự nhạy cảm về tâm lý khiến bạn khó chịu và tiêu cực hơn bình thường. Triệu chứng này sẽ giảm dần và tự biến mất khi kỳ kinh kết thúc.
>>> Đọc thêm: Viêm da cơ địa kiêng ăn gì cho hết ngứa?
Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì?
Bạn có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ bằng cách ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số loại nước uống được khuyên dùng cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
1. Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì? Nước ấm
Một ly nước ấm có thể làm dịu cơn đau bụng kinh trong thời gian ngắn. Nước ấm làm ấm bụng, giảm sự co thắt của tử cung. Uống đủ nước cũng giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, đào thải độc tố.
2. Nước dừa
Nếu lo lắng đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì, bạn có thể thử với nước dừa. Đây là loại nước có tác dụng bổ sung nước và chất điện giải. Nước dừa có vị thanh mát, ngọt nhẹ, dễ uống. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống ở mức độ vừa phải. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống 1 trái dừa mỗi ngày là đủ.
3. Trà gừng
Gừng có tính nóng, tác dụng làm ấm bụng, xoa dịu cơn đau. Theo các nghiên cứu, gừng cũng có tác dụng giảm đau, giảm viêm. Cách pha trà gừng khá đơn giản. Bạn rửa sạch gừng tươi, gọt vỏ rồi cắt lát mỏng. Sau đó, bạn cho gừng vào nước sôi và hãm tầm 15 – 20 phút. Để dễ uống hơn, bạn có thể pha thêm một ít mật ong và vài lát chanh tươi.
>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh
4. Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì? Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng an thần, đẹp da, chữa chứng mất ngủ. Trà hoa cúc chứa glycine, một chất có khả năng làm giảm tình trạng co thắt tử cung. Vì vậy, uống trà hoa cúc trong những ngày đèn đỏ giúp bạn giảm triệu chứng đau bụng kinh hiệu quả.
Ngoài trà gừng, trà hoa cúc, bạn có thể dùng các loại trà tương tự khác để giảm triệu chứng khó chịu khi hành kinh. Một số loại trà có thể kể đến như trà hoa nhài, trà hoa đậu biếc, trà xanh, trà atiso.
5. Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì? Nước mật ong pha quế
Quế có chất chống oxy hóa là polyphenol và oregano. Hai chất này giúp điều tiết sự co thắt ở tử cung. Quế mang tính nóng, giúp ấm bụng, dịu cơn đau. Theo nghiên cứu trên tạp chí khoa học vào năm 2014, phụ nữ dùng quế trong ngày đèn đỏ giúp giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước quế với lượng vừa đủ, khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày. Uống quá nhiều quế sẽ gây nóng trong người. Bạn pha thêm mật ong để món nước thêm vị ngọt, dễ uống hơn nhé.
6. Nước ép cần tây
Nếu chưa biết đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì, bạn hãy thử nước ép cần tây. Cần tây chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin K, kali, canxi, magie. Nước ép cần tây có khả năng thải độc, chống viêm hiệu quả. Các hợp chất chống oxy hóa trong cần tây còn có thể giảm căng thẳng, giúp tâm trạng tốt hơn.
Lượng nước dồi dào trong cần tây giúp đảm bảo nước cho cơ thể, đặc biệt trong những ngày đèn đỏ. Nếu chưa quen uống nước cần tây nguyên chất, bạn có thể ép cùng táo hoặc dứa để dễ uống hơn.
7. Nước ép cà rốt
Ngoài cần tây, nước ép cà rốt cũng là một trong những món nằm trong danh sách đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì. Cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, K1, B6, kali. Cà rốt còn chứa một lượng sắt nhất định, có lợi cho việc bổ sung máu. Nước ép cà rốt đã có sẵn vị ngọt nhẹ, bạn không cần pha thêm đường hay các chất tạo ngọt.
>>> Đọc thêm: Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?
8. Nước ép cam, chanh, quýt
Cam, chanh, quýt thuộc nhóm trái cây mọng nước và chứa nhiều vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bạn vượt qua các triệu chứng mệt mỏi khi hành kinh. Nước ép từ các loại trái này cũng có tác dụng làm dịu cơn đau bụng kinh. Vị chua ngọt của cam, chanh, quýt còn kích thích vị giác, khiến bạn có cảm giác ngon miệng.
9. Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì? Nước ép củ dền
Củ dền là loại củ có dồi dào chất chống oxy hóa và polyphenol. Polyphenol có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra, củ dền còn cung cấp nhiều chất thiết yếu như vitamin A, B1, B2, B6, C, axit folic, kali, canxi, sắt. Nếu băn khoăn nên uống gì khi tới tháng, bạn đừng ngần ngại thử ngay một ly nước ép củ dền nhé.
10. Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì? Sinh tố cải bó xôi
Cải bó xôi còn có tên gọi khác là rau chân vịt, rau bina. Cải bó xôi được biết đến là loại rau giàu sắt và vitamin A. Khi đến ngày đèn đỏ, phụ nữ thường mất một lượng máu nhất định. Việc ăn uống các loại thực phẩm nhiều sắt là điều cần thiết trong giai đoạn này. Bạn có thể kết hợp cải bó xôi với các nguyên liệu khác như cải cầu vồng, cần tây, táo, dứa để có món nước hấp dẫn, ngon miệng.
11. Socola nóng
Socola chứa nhiều magie, sắt, kali và chất chống oxy hóa. Một cốc socola nóng có khả năng làm giảm cơn đau bụng kinh, giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Socola cũng là một trong những món ăn được chứng minh có tác dụng tích cực đến tâm trạng. Bạn nên chọn loại socola có thành phần cacao từ 70% trở lên. Bạn không nên dùng loại socola quá ngọt, có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong cơ thể.
>>> Đọc thêm: Bị thủy đậu kiêng gì? 7 thứ cần kiêng cữ
Đến kỳ kinh nguyệt không nên uống gì?
Để có chu kỳ kinh nguyệt dễ chịu, bạn cần tìm hiểu thông tin đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì. Ngoài ra, thông tin về các món không nên uống trong khi hành kinh cũng rất quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên tránh dùng trong ngày đèn đỏ.
1. Nước ngọt, nước có ga
Uống nhiều nước ngọt có thể gây đầy bụng, chán ăn. Ngoài ra, các loại nước này thường được trữ lạnh. Uống nước lạnh khiến các mạch máu không được giãn nở, từ đó làm trầm trọng thêm các cơn đau bụng kinh.
2. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ trong giai đoạn hành kinh. Bạn nên hạn chế bia, rượu trong kỳ kinh nguyệt để tránh việc làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu.
3. Cà phê
Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì và không nên uống gì? Một trong những món bạn không nên uống trong ngày đèn đỏ là cà phê. Cà phê có thể mang lại một số tác dụng phụ như lo lắng, căng thẳng, mất ngủ.
4. Nước lạnh
Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên ưu tiên uống các loại nước ấm và tránh uống nước đá. Nước lạnh làm giảm tuần hoàn máu, khiến máu kinh không được lưu thông tốt. Nước lạnh còn khiến tử cung co thắt nhiều hơn, khiến cơn đau bụng càng dữ dội.
Đến kỳ kinh nguyệt nên uống gì để giảm các triệu chứng khó chịu? Bạn hãy lưu ngay 11 món uống được gợi ý trong bài, cũng như 4 món nên hạn chế nhé.
>>> Đọc thêm: Bị bỏng kiêng ăn gì? Không nên làm gì để tránh sẹo xấu?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar