Bạn đã biết cách xông hơi giải cảm cúm đúng cách?

Biện pháp xông hơi giải cảm cúm là cách phòng bệnh hữu hiệu lâu đời của người Việt. Thực hiện liệu pháp chữa bệnh thiên nhiên này ở nhà sao cho đúng cách?

Hôm qua, tôi vừa nhận được một đoạn tin truyền tay từ bạn: Một số người Việt tại Ba Lan, do không thể đi bệnh viện khi có dấu hiệu mắc bệnh cảm cúm, đã xông hơi tại nhà. Chỉ sau mấy ngày xông hơi đều đặn, họ thấy đỡ mệt, không còn dấu hiệu cảm cúm nữa.

Tôi cười xoà, bảo rằng, chắc người này chỉ bị cảm mạo hay cảm cúm thường. Chứ chưa chắc là bị cúm corona đâu.

Nhưng bạn tôi lại khăng khăng, cho dù cúm thường hay cúm corona thì phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Vì sao không dùng phương thức giải cảm lâu đời này để giúp phòng ngừa bệnh tật?

Tất cả những gì bạn cần biết về việc xông hơi giải cảm cúm

Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, tôi đã tìm đến chị Lâm Burrage, chủ sở hữu chuỗi Jasmin Spa tại Tp.HCM. Jasmin Spa đã từ lâu phục vụ các gói xông hơi với thảo dược thiên nhiên và các loại lá truyền thống.

Chị Lâm Burrage kể, từ nhỏ đã được mẹ xông hơi cho mỗi khi có dấu hiệu cảm mạo, sốt nhẹ. Tuy nhiên, do không tìm được dịch vụ này tại các spa khác, nên chị đã quyết định tự cung cấp xông hơi tại chuỗi spa của mình.

“Xông hơi là một trong những liệu pháp chữa trị cảm cúm lâu đời của Việt Nam. Thực chất, nó có cơ sở y khoa. Khi bạn bị cảm cúm, triệu chứng đi kèm là nghẹt mũi, đau họng. Đây là vì các mạch máu bị viêm, sưng phồng, tích tụ đảm. Hơi nước nóng có thể làm loãng đàm trong khoang mũi, cổ họng, và phổi. Nó giúp xoa dịu cảm giác bị kích ứng của mũi và họng.”

Xông hơi có tác dụng như thế nào đối với virút gây cảm cúm?

Trước tiên, hãy nói về virút gây cảm cúm.

Về căn bản, virút là một loại ký sinh, sống bám vào các tế bào của cơ thể người. Để sinh sôi nảy nở, virút cần xâm nhập vào tế bào, từ đó lây lan sang các tế bào khác.

Bên ngoài cơ thể người, khi không có tế bào sống để bám vào, virút như một thực thể chết. Vì vậy, chúng có thể bị tiêu diệt dễ dàng khi rửa tay với xà bông. Hóa chất diệt khuẩn trong xà bông rất hữu hiệu trong việc giết virút.

Nhưng một khi nó đã xâm nhập vào tế bào cơ thể người, thì cách duy nhất để diệt virút lúc này là để hệ miễn nhiễm của chúng ta xử lý nó. Chính vì vậy, chúng ta nói nhiều về việc tăng sức đề kháng trong mùa dịch cúm corona.

Quay lại với việc xông hơi giải cảm.

Về mặt căn bản, chỉ xông hơi bằng nước nóng sẽ không thể chữa bệnh. Hơi nóng chỉ giúp chúng ta thở một cách dễ dàng hơn.

Nhưng, nếu kết hợp với các loại thảo dược và thuốc Đông Y, thì kết quả lại khác. Chị Lâm Burrage giải thích, những loại cây lá giàu tinh dầu kháng viêm, kháng khuẩn là lựa chọn tốt khi xông hơi giải cảm. Tinh dầu đi theo hơi nóng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đây là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất.

 

Cách xông hơi giải cảm có thể làm tại nhà

Hiện tại, tuân thủ quy định đóng cửa các cơ sở kinh doanh không thiết yếu của nhà nước, chuỗi Jasmin Spa đang không hoạt động. Tuy nhiên, chị Lâm Burrage mách tôi cách có thể tự xông hơi giải cảm tại nhà. Chỉ cần một chiếc nồi cơm điện!

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Mua búi lá xông giải cảm từ nguồn đáng tin cậy, ví dụ Đại học Y dược. Đây phải là các loại lá có tinh dầu giúp thông đường mũi họng như: gừng, sả, bạc hà, khuynh diệp, tía tô, ngải cứu, long não…

2. Trong nồi cơm điện nhỏ, thêm nước xâm xấp vào búi lá. Nấu sôi.

3. Khi nước sôi, mở nắp nồi cơm điện he hé, chùm chăn hoặc khăn lớn bao quanh đầu và nồi cơm điện. Ngồi xông hơi từ khoảng 10 đến 20 phút. Khi thấy đổ mồ hôi nhiều thì ngừng.

5. Sau khi xông hơi tại nhà, không được tắm ngay. Lỗ chân lông đang hở, nếu gặp lạnh sẽ co bít lại, không thoát được nước dẫn đến dễ bị cảm nặng hơn, máu huyết lưu thông chậm.

6. Sau khi xong hơi, uống một ly nước ấm hoặc trà nóng và nghỉ ngơi. Bạn cần tăng cường uống nước để bổ sung cho lượng nước bị mất khi ra mồ hôi.

7. Bạn có thể lặp lại từ 2 đến 3 lần một ngày.

Bạc hà, khuynh diệp và long não là một số những loại lá giàu tinh dầu tốt cho xông hơi giải cảm

Lưu ý

  • Khi xông hơi, không cần chùm nhiều hơn một chiếc chăn hay khăn. Điều này sẽ gây ngộp chứ không thêm tác dụng giữ tinh dầu.
  • Để nồi xông cách xa mặt vừa phải, tránh để gần khiến da mặt bỏng rát vì hơi nước nóng.
  • Khi xông hơi, hãy nhắm mắt để bảo vệ mắt khỏi bị cay vì tinh dầu.
  • Bạn có thể vén khăn để hít thở, nếu cảm thấy bị ngộp.
  • Không nên dùng biện pháp xông hơi giải cảm cho: người có bệnh về tim mạch, bị cao huyết áp, bị bệnh về mắt, mắc bệnh ngoài da, và phụ nữ mang thai.

***

Địa chỉ cho bạn

Jasmin Spa
45 Tôn Thất Thiệp, Q.1
14E1 Đường 38, Quốc Hương, Thảo Điền, Q.2

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm