Uống nước mía có tốt không? Những ai không nên uống?

Nếu bạn thích uống nước mía hàng ngày và thắc mắc uống nước mía có tốt cho sức khỏe, cho gan, thận không thì đọc bài viết ngay nhé!

Không chỉ giúp bạn sảng khoái và hạ nhiệt, nước mía còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà ít ai biết đến. Vậy uống nước mía có tốt không? Ai không nên uống nước mía? Cùng Harper’s Bazaar Vietnam giải đáp chi tiết nhé!

Thành phần dinh dưỡng của nước mía

Thành phần dinh dưỡng của nước mía

Nước mía là thức uống mùa hè được nhiều người yêu thích. Để biết nước mía uống có tốt không, bạn cần biết rõ thành phần trong nước mía. Trong 100g mía thì có chứa khoảng 70 – 75% là nước, 10 – 15% chất xơ và 13 – 15% sucrose (đường tự nhiên).

Giá trị dinh dưỡng cụ thể (trong 100g mía) như sau:

• Năng lượng: 269 calo
• Carbohydrate: 73g
• Natri: 58mg
• Kali: 63mg
• Sắt: 3,6mg
• Canxi: 13mg

Nhìn chung, nước mía chứa rất ít chất béo và protein. Chúng là nguồn cung cấp lượng đường tự nhiên, chất điện giải, vitamin và khoáng chất cao. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa như flavonoid và các hợp chất polyphenolic dồi dào trong nước mía mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.

>>> Đọc thêm: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHÈN VÀ ĐƯỜNG THỐT NỐT ĐƯỜNG NÀO TỐT HƠN?

Uống nước mía có tốt không?

Uống nước mía có tốt không?

Nhiều người uống nước mía nhưng chưa bao giờ nghĩ đến lợi ích của loại nước này. Nước mía chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh bao gồm vitamin C và các chất chống oxy hóa. Với hàm lượng cholesterol và natri thấp, nước mía giữ cho thận luôn khỏe mạnh. Đó là câu trả lời cho thắc mắc uống nước mía có tốt cho thận không.

Ngoài ra, nước mía còn có đặc tính lợi tiểu giúp thải độc tố trong cơ thể thường xuyên. Đặc tính lợi tiểu cũng sẽ ngăn ngừa bất kỳ nhiễm trùng nào ở đường tiết niệu. Mặc dù vậy, không phải ai cũng nên uống và uống quá nhiều nước mía. Bởi vì tính chất ngọt và lượng đường cao của nước mía nên một số người có vấn đề sức khỏe nên thận trọng.

>>> Đọc thêm: TÁO TÀU LÀ GÌ? TÁO ĐEN VÀ TÁO ĐỎ TÁO NÀO TỐT HƠN?

Nước mía uống có tốt không? 11 lợi ích của nước mía

lợi ích của nước mía

1. Tăng cường năng lượng

Nước mía là nguồn cung cấp carbohydrate tự nhiên như sucrose và glucose, giúp tăng cường năng lượng ngay lập tức. Chúng bình thường hóa việc giải phóng glucose trong cơ thể để lấy lại lượng đường đã mất.

Nước mía còn cung cấp nước cho cơ thể và giảm mệt mỏi do thời tiết nóng bức. Vậy nên đây là loại thức uống lý tưởng cho các vận động viên hoặc bất kỳ ai cần tăng cường năng lượng khi tập luyện, làm việc…

2. Uống nước mía có tốt không? Tăng cường khả năng miễn dịch

Nước mía có chứa chất chống oxy hóa như flavonoid và các hợp chất phenolic, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách trung hòa các gốc tự do gây hại. Hơn nữa, nó còn là nguồn cung cấp vitamin C. Thường xuyên uống nước mía có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, cảm lạnh thông thường và các bệnh khác.

3. Nước mía uống có tốt không? Hỗ trợ tiêu hóa

Nước mía bao gồm đường tự nhiên, chất xơ hòa tan và các enzyme như invertase, giúp thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Tính kiềm của nước mía còn giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, góp phần cải thiện tình trạng tiêu hóa kém.

4. Uống nước mía có tốt cho thận không?

Là thức uống tự nhiên không chứa cholesterol, ít natri, không chứa chất béo bão hòa, nước mía giúp thận khỏe mạnh. Loại nước này có đặc tính lợi tiểu tuyệt vời giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Uống nước mía thường xuyên sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt và sỏi thận.

5. Uống nước mía có tốt cho gan không?

Nước mía rất giàu khoáng chất vitamin và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ sức khỏe của các cơ quan quan trọng như gan.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nước mía có chứa nhiều hoạt tính sinh học khác nhau như tricin, apigenin, luteolin glucoside policosanols và steroid. Các thành phần này giúp chống nhiễm trùng gan và kiểm soát nồng độ bilirubin. Khi bị vàng da, cơ thể chúng ta phân hủy protein rất nhiều và làm tăng bilirubin trong máu. Nước mía có thể có tác dụng tích cực đối với bệnh vàng da.

6. Uống nước mía có tốt cho sức khỏe không? Tăng cường sức khỏe tim mạch

Một số hợp chất trong nước mía, chẳng hạn như polyphenol và kali, có đặc tính bảo vệ tim mạch. Kali điều hòa huyết áp bằng cách cân bằng tác dụng của muối, giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Đặc tính chống viêm của nước mía cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm động mạch và mức cholesterol.

7. Cải thiện sức khỏe làn da và đôi mắt

Uống nước mía có tốt không? Nước mía có chứa chất chống oxy hóa như flavonoid và phenolic cần thiết cho làn da khỏe mạnh, săn chắc hơn. Những chất chống oxy hóa này chống lại stress oxy hóa và giảm các dấu hiệu lão hóa, chẳng hạn như nếp nhăn và vết đồi mồi trên da.

Nước mía có chứa vitamin A, giúp duy trì thị lực tốt và ngăn ngừa các vấn đề về mắt như quáng gà và khô mắt.

>>> Đọc thêm: UỐNG BỘT SẮN DÂY HÀNG NGÀY CÓ TỐT KHÔNG?

8. Phụ nữ mang thai uống nước mía uống có tốt không?

Mía rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như axit folic, phức hợp vitamin B, chất chống oxy hóa và canxi. Chúng là sự thay thế lành mạnh cho nước trái cây đóng hộp và đồ uống chứa nhiều hương liệu nhân tạo.

Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía. Đặc biệt, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ tiểu đường thai kỳ không nên uống nước mía.

9. Nước mía hữu ích khi bị sốt

Sốt cao khiến cơ thể rất mệt mỏi, đau nhức. Nước mía giúp bổ sung lượng nước và glucose bị mất, giúp bạn phục hồi nhanh chóng.

10. Nước mía uống có tốt không? Ngăn ngừa ung thư

Mía rất giàu khoáng chất như magie, canxi, sắt, kali và mangan. Những khoáng chất này sẽ làm cho nước mía có tính kiềm, khiến tế bào ung thư khó tồn tại trong môi trường kiềm.

Ngoài ra, nước mía còn chứa polyphenol giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tế bào ung thư. Mía còn có đặc tính chống tăng sinh, chống tạo mạch và chống di căn, sẽ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

11. Nguồn dinh dưỡng phong phú

Nước mía chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm canxi, magie, kali, sắt và vitamin A, C, B1, B2, B3, B5 và B6. Những chất dinh dưỡng này hỗ trợ các chức năng khác nhau của cơ thể, bao gồm các hoạt động của cơ và thần kinh, bảo vệ miễn dịch và tái tạo tế bào.

>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC ĐẬU ĐỎ HAY ĐẬU ĐEN TỐT HƠN?

Uống nước mía có tốt cho sức khỏe không? Có tác dụng phụ không?

Nước mía

Uống quá nhiều nước mía có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe:

• Một thành phần gọi là policosanol có trong mía gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, mất ngủ, đau đầu và sụt cân quá mức.

• Lạm dụng nước mía dẫn đến tăng cân, tăng lượng đường trong máu hoặc sâu răng.

• Nếu bạn có vấn đề tiêu hóa, hãy tránh uống nước mía vì có chứa polycocanal gây nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy cùng với đau bụng.

• Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ và bệnh nhân tiểu đường cần cẩn trọng khi uống nước mía.

• Dù ít gặp nhưng một số người vẫn có thể bị dị ứng với nước mía. Phản ứng dị ứng nhẹ có biểu hiện là ngứa và phát ban. Triệu chứng nặng hơn là khó thở hoặc sốc phản vệ.

• Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, bạn nên tránh uống nước mía vì có thể gây chảy máu nghiêm trọng. Uống quá nhiều loại nước này cũng gây loãng máu và ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu.

• Nước mía nhanh bị oxy hóa nên cần uống ngay khi vừa ép, không nên để lâu. Nếu bạn uống nước mía để lâu ngày rất dễ bị đau bụng, đau dạ dày.

>>> Đọc thêm: HẠT CHIA VÀ HẠT É LOẠI NÀO TỐT HƠN?

Giải đáp thắc mắc liên quan đến uống nước mía có tốt không?

uống nước mía có tốt không

1. Thời điểm tốt nhất để uống nước mía là khi nào?

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng thời điểm tốt nhất để uống nước mía là trước buổi trưa. Không nên uống vào buổi tối hoặc gần bữa tối. Nước mía có chứa một hợp chất gọi là policosanol dễ gây mất ngủ, đầy hơi, đau đầu và chóng mặt. Nó có thể dẫn đến loãng máu, ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu. Uống nước mía trước bữa tối thường dẫn đến chán ăn.

Uống nước mía khi bụng đói sẽ có lợi, đặc biệt nếu bạn muốn giảm béo. Nó chứa nhiều đường và chất xơ tự nhiên, cả hai đều giúp giảm cân lành mạnh. Nước mía còn là thức uống lý tưởng sau khi tập luyện vì nó bù nước và khoáng chất, cung cấp năng lượng, giảm nhiệt trong cơ thể.

2. Nên uống bao nhiêu ly nước mía mỗi ngày?

Uống nước mía là an toàn nhưng không quá 250ml mỗi ngày. Bạn chỉ nên uống khoảng 3 lần/tuần để nhận được những lợi ích sức khỏe từ loại nước này.

3. Nước mía thay thế bữa ăn được không?

Mặc dù uống nước mía có tốt không bạn đã biết, thế nhưng bạn không nên chỉ uống duy nhất nước mía. Đây chỉ là thức uống bổ sung cho chế độ ăn uống cân bằng nhưng thiếu protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cơ thể.

4. Mía có gây ra bệnh tiểu đường không?

Mía sẽ không gây ra bệnh tiểu đường nhưng những người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi uống nước mía. Một số nghiên cứu cho thấy khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải, nước mía có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Đường tự nhiên trong mía vốn có chỉ số đường huyết thấp giúp ngăn ngừa mức đường huyết tăng đột biến.

Bài viết trên đây là những chia sẻ xoay quanh việc uống nước mía có tốt không? Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để cân nhắc uống nước mía đúng cách.

>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC RAU DIẾP CÁ MỖI NGÀY CÓ TỐT KHÔNG?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm