CHIẾC KIMONO NHẬT BẢN ĐÃ MÊ HOẶC GIỚI THỜI TRANG NHƯ THẾ NÀO?

Hành trình chinh phục giới mộ điệu thời trang toàn cầu của chiếc Kimono bắt đầu từ những năm 1890.

Chúng ta bây giờ quá quen thuộc với các thiết kế thời trang mượn ý tưởng từ quốc phục châu Á. Đặc biệt, thiết kế mượn hơi thở từ chiếc kimono luôn được giới thời trang ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn có biết quá trình lịch sử kimono hấp dẫn giới thời trang toàn cầu?

Kimono là gì?

Trong tiếng Nhật, kimono (着物) có nghĩa là thứ để mặc. Đây là một biến tấu từ quốc phục cổ (hanfu) của Trung Quốc, tương tự như áo Giao Lĩnh của Việt Nam hay hanbok của Hàn Quốc. Đặc điểm của những trang phục này là cổ áo chéo với miệng cổ thấp để lộ áo trong.

Trong văn hóa Nhật, kimono có nhiều phiên bản dành cho các dịp khác nhau. Ví dụ, kosode là dạng kimono đơn giản, trước những năm 1700 là áo lót mặc trong. Yukata là kimono mùa hè bằng cotton mỏng nhẹ, ít lớp vải để tạo sự thoáng mát cho người mặc. Furisode lại là loại kimono cực kỳ long trọng, tay áo dài gần chạm đất, dành riêng cho những cô gái đến tuổi cập kê. Uchikake có phom dáng phồng như kén tằm, được dệt tự lụa thượng hạng, là áo cưới truyền thống của Nhật. Như vậy, có thể thấy chính chiếc kimono cổ truyền là một trang phục thiên biến vạn hóa.

Trái: Maiko mặc kimono furisode với tay áo dài. Vải lụa dày dệt cầu kỳ, đai obi có thêu chỉ kim tuyến. Phải: Các cô gái dạo phố trong yukata, loại kimono mỏng nhẹ cho mùa hè. Vải thường là cotton hay polyester, được in trang nhã. Đai obi của yukata cũng không quá dày.

Sự đặc sắc của cách may kimono truyền thống

Chiếc kimono truyền thống của Nhật là loại trang phục tiết kiệm vải. Để làm nên một chiếc kimono, người thợ thủ công chỉ sử dụng đúng một tấm vải, kích cỡ tầm 0.5-1m x 12m. Tấm vải này được cắt để may nên một chiếc kimono hoàn chỉnh mà không cần bất cứ phần vải thừa nào khác.

Tuỳ vào sự long trọng cần thiết mà chiếc kimono sẽ có nhiều lớp khác nhau. Lớp lót trong cùng là áo lót, làm bằng vải trơn màu trắng. Lớp ngoài được làm từ vải được dệt may cầu kỳ nhất. Bộ kimono của các nàng geisha, ví dụ, được làm từ 12 lớp khác nhau! Đó là chưa kể đai obi quấn quanh để bó gọn trang phục.

Vì vậy, kimono truyền thống là một trang phục rất “khó chiều”. Nhiều loại kimono yêu cầu cần có 1-2 người hỗ trợ để mặc. Chưa kể, trang phục nhiều lớp dày, nặng khiến người mặc khó di chuyển. Đây cũng là một lý do góp phần khiến kimono truyền thống không được ưa chuộng trong thời hiện đại.

Cách cắt may một chiếc kimono truyền thống. Một tấm vải được dùng để cắt toàn bộ phần tay áo (sode), thân áo (migoro), vạt chéo (okumi) và cổ áo (eri).

Cách cắt may một chiếc kimono truyền thống. Một tấm vải được dùng để cắt toàn bộ phần tay áo (sode), thân áo (migoro), vạt chéo (okumi) và cổ áo (eri).

 

Kimono trở thành quốc phục

Nhật Bản từng là một quốc gia khép kín. Mãi đến năm 1852-1854, Nhật Bản mới mở cửa đón nhận tiếp xúc với phương Tây, do sự can thiệp của Mỹ. Diễn biến này dẫn đến một loạt thay đổi trong chính sách chính trị tại Nhật, trong đó quan trọng nhất là cải cách Minh Trị năm 1866. Đây là thời kỳ đổi mới quyết liệt tại Nhật. Cả quốc gia tiếp nhận sự ảnh hưởng của phương Tây trong giáo dục, công nghệ, ẩm thực, thời trang…

Trước thời kỳ Minh Trị, kimono là trang phục thường ngày cho cả nam lẫn nữ. Việc Nhật Bản mở cửa với phương Tây dẫn đến sự bùng nổ của Âu phục tại Nhật. Nam giới bắt đầu mặc vest, quần tây để tiện cho việc đi lại và giao tiếp. Phụ nữ Nhật cũng chọn váy đầm cho sinh hoạt hàng ngày. Trong bối cảnh này, kimono dần dần trở thành một trang phục cho những dịp đặc biệt.

Bắt đầu vươn ra ngoài biên giới Nhật

Song song với việc Nhật Bản tiếp nhận văn hóa phương Tây, chính văn hóa Nhật cũng lan toả mạnh mẽ qua châu Âu. Năm 1867, tại Triển Lãm Thế Giới ở Paris, những vật phẩm làm tay của Nhật đã làm mê mẩn dân chúng. Gốm sứ, sơn mài, tranh in gỗ… trưng bày nên sự tinh tế của nghệ thuật và văn hóa Nhật.

Trong số đó, hút mắt nhất là những chiếc kimono dệt lụa tinh xảo.

Tranh minh họa sự hấp dẫn của văn hóa Nhật tại Triển lãm thế giới ở Pháp năm 1867. Trái: Người nườm nượp tham quan gian hàng Nhật. Phải: Phụ nữ Nhật mặc kimono diễn thuyết tại triển lãm

Tranh minh họa sự hấp dẫn của văn hóa Nhật tại Triển lãm thế giới ở Pháp năm 1867. Trái: Người nườm nượp tham quan sảnh đường Nhật tại hội chợ. Phải: Phụ nữ Nhật mặc kimono diễn thuyết tại triển lãm. Nguồn ảnh: Eastern Impression Blog

Chiếc kimono ngay lập tức thu hút sự hiếu kỳ và tình yêu của giới nghệ thuật phương Tây. Phom dáng suôn của kimono tạo cảm giác thả lỏng, khác hẳn với váy áo corset cồng kềnh của châu Âu. Vải lụa dệt cầu kỳ, dày dặn, với chi tiết thêu kim tuyến tạo vẻ xa hoa. Các hoa văn Á Đông như chim cò, tre trúc, núi sông, mây vần vũ… lạ lẫm, hấp dẫn thị giác ngoại quốc.

Sự mê hoặc này được gọi là Japonism dans la mode, nôm na là tình yêu Nhật trong thời trang.

Lịch sử kimono: Kimono trong tranh vẽ. Tranh sơn dầu Japonism dans la mode từ William Merritt Chase, James Tissot

Trái: Tranh sơn dầu “Các cô gái trẻ ngắm vật phẩm Nhật” của Jacques Joseph James Tissot (vẽ 1869). Ông là họa sỹ Pháp nổi tiếng với các bức họa vật phẩm Á Đông. Phải: Tranh sơn dầu “Cô gái mặc kimono xanh” của William Merritt Chase (vẽ 1898). Ông là họa sỹ người Mỹ đã sáng lập nên trường mỹ thuật Chase, tiền thân của trường thời trang Parson nổi danh ngày nay. Nguồn ảnh: WikiArt

Mỹ nhân Nhật mê hoặc công chúng phương Tây

Chiếc kimono còn trở nên hấp dẫn hơn khi được nữ diễn viên Sadayakko Kawakami (phiên âm: Sada Yacco) phô bày trong các tour lưu diễn ở châu Âu. Bà vốn là một geisha mê diễn xuất và nhảy múa. Phong tục của Nhật không cho phép nữ giới được biểu diễn trên sân khấu kịch cổ truyền. Chính vì vậy, Sadayakko đã tìm thành công ở ngoại quốc, nơi ưu ái các ngôi sao là mỹ nhân. Hình ảnh Sadayakko đi vào lòng công chúng Tây phương với chiếc kimono rực rỡ trên sân khấu.

Trái: Sadayakko trong tranh gouache từ danh họa Picasso. Phải: Poster lithographe cho tour diễn của Sadayakko do Raymond Tournon thiết kế.

Trái: Sadayakko trong tranh gouache từ danh họa Picasso, 1901. Phải: Poster lithographe cho tour diễn của Sadayakko do Raymond Tournon thiết kế, 1901.

Hành trình chinh phục giới thời trang của chiếc kimono

Giai đoạn 1: Âu phục mượn vải lụa kimono

Khi kimono vừa xuất hiện ở Tây phương, nhiều người mua kimono chỉ để tái sử dụng chất vải. Lụa kimono thượng hạng rất phù hợp để may váy đầm, áo khoác kiểu Âu. Đồng thời, các xưởng dệt ở Lyon, Pháp đã tự dệt nên những tấc vải mới mô phỏng họa tiết Nhật Bản. Sự giao thoa đầu tiên của hai quốc phục Âu – Nhật bắt đầu ở sự mượn vải và hoa văn của nhau.

Lịch sử Kimono: Trái: Áo khoác bằng lụa twill, thêu họa tiết Nhật, đính lông vũ. Thiết kế Pháp những năm 1890. Chiếc áo khoác được dệt từ vải Pháp mô phỏng hoa văn Nhật. Phải: Váy đầm tái sử dụng vải lụa satin từ kimono. Thương hiệu Turner, Anh Quốc, những năm 1870.

Trái: Áo khoác bằng lụa chéo, thêu họa tiết Nhật, đính lông vũ. Thiết kế Pháp những năm 1890. Chiếc áo khoác được dệt từ vải Pháp mô phỏng hoa văn Nhật. Phải: Váy đầm tái sử dụng vải lụa satin từ kimono. Thương hiệu Misses Turner, Anh Quốc, những năm 1870. Nguồn ảnh: Kyoto Costume Institute.

 

Giai đoạn 2: Biến tấu chiếc kimono cho váy áo hàng ngày

Đầu thế kỷ 20, phụ nữ Âu Mỹ bắt đầu chuộng các loại áo mặc nhà có kiểu cách như kimono. Chính Nhật Bản cũng sản xuất nhiều mẫu kimono mặc nhà dành riêng cho thị trường Âu Mỹ. Đây là bước đầu của sự sát nhập phom dáng kimono vào trang phục phương Tây.

Lịch sử Kimono: Trái: Váy ngủ bằng lụa do Nhật sản xuất cho thị trường Âu Mỹ. Thương hiệu Takashimaya sản xuất khoảng 1906. Phải: Váy mặc ngủ nhung mô phỏng kiểu dáng kimono. Thiết kế của nhà mốt Tây Ban Nha Mario Fortuny, khoảng 1910.

Trái: Váy ngủ bằng lụa do Nhật sản xuất cho thị trường Âu Mỹ. Thương hiệu Takashimaya, khoảng 1906. Phải: Váy mặc ngủ nhung mô phỏng kiểu dáng kimono. Thiết kế của nhà mốt Tây Ban Nha Mariano Fortuny, khoảng 1910. Nguồn ảnh: Kyoto Costume Institute.

 

Giai đoạn 3: Thời trang mượn phom dáng kimono

Phom dáng kimono rất được hoan nghênh vào những năm 1920, thời kỳ của thời trang flapper. Lúc bấy giờ, phong trào nữ quyền kêu gọi nữ giới tẩy chay corset. Những thiết kế suôn thẳng của chiếc kimono rất hợp với thời trang flapper tự do tự tại. Từ đấy xuất hiện các loại áo có dây nịt to bản tựa Obi, cổ áo chéo với phần cổ sau hở rộng, phom áo phùng như Uchikake. Một số nhà thiết kế nổi tiếng từng lấy ý tưởng từ chiếc kimono gồm Paul Poiret, Madeleine Vionnet, Callot Soeurs…

Trái: Áo dạng kimono, kèm áo khoác haori và váy lụa. Thiết kế của Paul Poiret cho vợ, 1920. Thiết kế này gây sốc thời bấy giờ vì là dạng váy sang trọng không dùng tới corset. Phải: Thiết kế của Callot Soeurs, 1922. Chiếc váy kết hợp phong cách flapper eo trễ với đai obi của Nhật. Nguồn ảnh: Kyoto Costume Institute.

Lịch sử kimono: Trái: Áo khoác lụa lấy phom dáng kén tằm của Kimono Uchikake. Thiết kế của Amy Linker, Paris, 1913. Phải: Áo khoác viền lông thú. Thiết kế haute couture cho phép người mặc lộn chiếc áo khoác ra để mặc 2 mặt, một mặt nhung đen, một mặt lụa jacquard vàng sang trọng. Áo khoác của Madeleine Vionnet, Paris, 1925.

Trái: Áo khoác lụa lấy phom dáng kén tằm của Kimono Uchikake. Thiết kế của Amy Linker, Paris, 1913. Phải: Áo khoác viền lông thú haute couture. Kỹ thuật may cao cấp cho phép người mặc sử dụng cả 2 mặt của thiết kế, một mặt nhung đen, một mặt lụa jacquard vàng. Áo khoác của Madeleine Vionnet, Paris, 1925. Nguồn ảnh: Kyoto Costume Institute.

 

Giai đoạn 4: Sự dung hòa tối đa giữa hai nền văn hóa Á Âu

Với sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang, thiết kế dựa trên chiếc kimono ngày càng xuất hiện nhiều trên sàn diễn quốc tế. Một số ví dụ điển hình đến từ các nhà mốt lớn như Gucci, Yves Saint Laurent, John Galliano… Các thiết kế thời trang đương đại pha trộn từ vải đến họa tiết, hoa văn và phom dáng của quốc phục Nhật.

Lịch sử kimono: Trái: Một thiết kế của Yves Saint Laurent cho Dior, Xuân Hè 1960. Đây là chiếc váy thuộc bộ sưu tập dành riêng cho Salon Daimaru ở Nhật. Phải: Một mẫu thiết kế của John Galliano trong bộ sưu tập Thu Đông 1994.

Trái: Một thiết kế của Yves Saint Laurent cho Dior, Xuân Hè 1960. Đây là chiếc váy thuộc bộ sưu tập Dior dành riêng cho Salon Daimaru ở Nhật. Phải: Một mẫu thiết kế của John Galliano trong bộ sưu tập Thu Đông 1994. Nguồn ảnh: Kyoto Costume Institute.

Lịch sử kimono: Trái: Giày bốt Christian Louboutin, Thu Đông 2017. Phải: Áo kimono khoác ngoài bằng lụa. Thiết kế của Tom Ford cho Gucci, Xuân Hè 2003

Trái: Giày bốt Christian Louboutin, Thu Đông 2017. Phải: Áo kimono khoác ngoài bằng lụa. Thiết kế của Tom Ford cho Gucci, Xuân Hè 2003

Lịch sử kimono: Trái: Váy dạ hội Rei Kawakubo thiết kế cho Comme Des Garcons, Thu Đông 1991. Phải: Jumpsuit và dây đeo Sarah Burton thiết kế cho thương hiệu Alexander McQueen, Xuân Hè 2015.

Trái: Váy dạ hội Rei Kawakubo thiết kế cho Comme Des Garcons Noir, Thu Đông 1991. Phải: Jumpsuit và dây đeo Sarah Burton thiết kế cho thương hiệu Alexander McQueen, Xuân Hè 2015. Nguồn ảnh: Asian Art Museum

Kimono cũng thay đổi ở ngay chính quốc

Ngược lại, chiếc kimono ở Nhật cũng được “tân trang” với sự du nhập của văn hóa phương Tây. Sự thay đổi lớn nhất là ở chất liệu vải và kỹ thuật in. Kimono bây giờ không chỉ dùng lụa, mà còn dùng các chất liệu mới như polyester, viscose. Màu nhuộm vải tối tân cho phép tạo nên những thiết kế sặc sỡ mà không cần thêu.

Ngoài ra, nhiều nhà thiết kế Nhật Bản đã áp dụng trường phái nghệ thuật Âu Mỹ để áp dụng vào thiết kế đậm hơi hướng Nhật. Điển hình là Yohji Yamamoto, Junya Watanabe, hay Issey Miyake.

Trái: Váy cotton, thiết kế Yohji Yamamoto, Xuân Hè 1983. Phom kimono của áo khoác ngoài rất rõ, nhưng thêm nữ tính khi kết hợp với váy cut out ở trong. Phải: Váy Issey Miyake kết hợp với Reality Lab, Xuân Hè 2011. Chiếc váy dựa trên cảm hứng nếp gấp origami.

Trái: Váy cotton, thiết kế Yohji Yamamoto, Xuân Hè 1983. Phom kimono của áo khoác ngoài rất rõ, nhưng thêm nữ tính khi kết hợp với váy cut out ở trong. Phải: Thiết kế Issey Miyake kết hợp với Reality Lab, Xuân Hè 2011. Chiếc váy dựa trên cảm hứng nếp gấp origami.

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm