Thời trang trong phim Outlander: Thuần khiết tinh thần Christian Dior

Sau khi chuyển hướng bối cảnh từ Scotland sang kinh đô Paris, thời trang trong phim Outlander đã có bước chuyển mình ngoạn mục.

Khi Terry Dresbach bắt tay vào thiết kế thời trang trong phim Outlander, cô đã phải đối mặt với một thách thức quá ngặt nghèo: làm thế nào để tạo nên trang phục cho nhân vật chính Claire Randall (Caitriona Balfe), vốn đến từ những năm 1940, bị rơi vào Paris thế kỷ 18, mà vẫn giữ nguyên những cảm quan hiện đại.

“Claire đến từ một thời kỳ rất cụ thể vào những năm 1940, ngay sau Thế chiến II. Và giống như nhiều phụ nữ thời đó, cô ấy mặc quần, làm việc trong quân đội. Cô thuộc thế hệ phụ nữ đầu tiên trong lực lượng lao động, rất độc lập”, Dresbach nói. “Vậy làm thế nào để duy trì điều đó; duy trì những chuyển động trong cơ thể cô; trong những bộ phục trang Paris từ thế kỷ 18; thời đoạn của những món đồ vô cùng đẹp đẽ và kiểu cách?”

Và câu trả lời của Dresbach đã xuất hiện. Trớ trêu thay, từ chính những giai kỳ lịch sử của những năm 1940. Đây chính là thập kỷ mà cô tìm được nguồn cảm hứng then chốt – nhà thiết kế người Pháp – Christian Dior – và gắn kết ông với Paris ở thế kỷ 18.

“Bạn không thể tìm đến những năm 40, một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất thế giới thời trang, mà không nhìn vào New Look của Christian Dior”, Dresbach nói về những thiết kế thời hậu chiến mang tính biểu tượng của nhà thiết kế đại tài, người đã giúp khôi phục lại nền thời trang cao cấp, đồng thời tạo nên cuộc cách mạng trong phong cách với gấu váy cao hơn và cổ áo thấp hơn.

Cùng lúc đó, Dresbach nhận ra rằng Dior đã tạo ra New Look vào năm 1946 và 1947. Cùng thời điểm mà Claire có chuyến du hành thời gian. Sự trùng lặp thú vị chính là nguồn cảm hứng thôi thúc Dresbach khai thác nhiều hơn về phong cách Dior, khi tạo nên thời trang trong phim Outlander.

“Mọi người thường nhìn vào những bộ phục trang của Claire trong mùa phim thứ hai và cảm thán kiểu như: “có vẻ không đúng thời điểm lắm nhỉ”. Vâng, không đúng thời điểm. Nhưng đó chính là chủ đích của tôi. Claire không phải là phụ nữ ở thế kỷ 18. Cô ấy là một phụ nữ ở thập niên 40; đã thay đổi phong cách thời trang thế kỷ 18 để phù hợp hơn với sở thích của chính mình. Và với Dior, khi bắt đầu xem xét cẩn thận về những gì ông ấy làm; bạn sẽ thấy rằng ông đã trở lại giai kỳ của những thế kỷ 18 và 19; sử dụng những thứ như bộ đồ cưỡi ngựa của phụ nữ; để chuyển hoá chúng thành một trong những món đồ biểu tượng nhất lịch sử thời trang, bar suit.”

Và đó, cũng chính là bộ phục trang mà Dresbach đã tạo nên trong tập hai của bộ phim; với thiết kế bespoke từ vải lụa dành cho Claire.

thoi trang trong phim outlander 02

Chiếc bar suit của nhân vật Claire.

Dresbach giải thích: “Tất cả các thiết kế cho phần 2 đều xoay quanh bộ phục trang này. “Tôi muốn Claire và Christian Dior hội tụ lại trong lịch sử. Để cả hai gột bỏ đi những mớ quần áo thừa thãi; và tìm đến những phom dáng thiết yếu hình thành nên New Look; để sau đó tái định nghĩa Claire như một phụ nữ hiện đại vào thế kỷ 18. Hình ảnh chiếc áo khoác ngoài màu trắng bên trên chiếc váy đen, với nón phớt trên đầu – có thể cuốn phăng đi ánh nhìn từ tất cả mọi người; tạo cảm hứng cho một cuộc cách mạng thời trang; và đưa những phụ nữ từng dạo bước trong những chiếc quần trở lại với corset.”

Đọc thêm: Thời trang trong phim: Những linh hồn vất vưởng của The Beguiled.

Dior chính là người tiên phong trong việc tạo ra chiếc khung lớn bên dưới váy. Điều này cũng tương đồng với những gì người Paris mặc vào thế kỷ 18. Kích cỡ của những chiếc váy này đòi hỏi khâu sản xuất phải tạo nên những căn phòng đặc biệt để thay trang phục cho diễn viên trong phần 2 bộ phim. Và đó cũng là lúc Dresbach nhận thấy mình cần nhắc nhở những nhà biên kịch rằng tính logic trong hậu cảnh sẽ làm cản trở các chi tiết trong cốt truyện. Ví dụ, nếu sắp đặt cảnh ăn tối tại bàn; không ai có thể thầm vào tai nhau bởi vì phụ nữ sẽ ngồi cách nhau cả mét. Tương tự như vậy, Claire không thể tự mình cởi quần áo; mà phải đưa vào đó một người hầu để hỗ trợ.

Outlander khắc hoạ rõ nét những khoảnh khắc tình ái trong khung cảnh xa hoa, lộng lẫy. Và để làm được điều đó, Dresbach phải luôn kiểm chứng nội dung song song với những tính thời trang trong thực tế: “Bạn không thể chỉ cởi quần áo, quay lại, và quan hệ tình dục. Bởi vì bạn không thể làm được – có quá nhiều thứ chướng ngại. Vì thế, việc chậm rãi cởi bỏ quần áo được tận dụng để tạo nên vẻ đẹp và quyến rũ.” Tôi cũng phản bác lại các nhà biên kịch khi họ đưa vào nhiều chi tiết hư cấu không đúng với sự thật lịch sử, như cảnh nhân vật nam “xé toạc áo lót”. Họ không thể làm được điều đó. Vì những chiếc áo này đều có khung trong bằng thép. Không ai xé được nó cả,” cô nói.

thoi trang trong phim outlander 03

Cận cảnh các chi tiết của thời trang trong phim Outlander.

Về phía đàn ông, tuyến nhân vật không kém phần quan trọng của bộ phim; Dresbach thừa nhận cô cũng gặp phải không ít khó khăn. Sam Heughan, người đóng vai Jamie, từng rất lo sợ rằng rằng nhà thiết kế sẽ để anh mặc những bộ đồ lụa thêu màu tím, vì “những người đàn ông của thời kỳ này đều ăn mặc như Prince hay Liberace. “Ngay cả việc ví thời trang nam giới thời kỳ này như ‘con công’ vẫn còn rất nhẹ nhàng.” Dresbach bộc bạch.

Nhận thức rõ việc đưa một người cao hơn 1m9 với mái tóc đỏ rực vào những bộ phục trang này thật sự là một thảm hoạ, và nhận thức được rằng, giống như Claire, Jamie cũng không thể tránh việc để phong cách cá nhân tuân theo xu hướng hiện hành, Dresbach nói cô thường tập trung vào các bộ suit nam cổ điển. “Tôi muốn anh ấy sở hữu vẻ bề ngoài thanh lịch. Và tôi cần tạo nên hình ảnh anh hùng, rất, rất nam tính.”

thoi trang trong phim outlander 04

Các nhân vật nam được xây dựng theo hình ảnh nam tính với những bộ suit cổ điển.

Thời trang trong phim Outlander: Tinh tế đầy đẳng cấp

Lúc đầu, khi nghe tin thời trang trong phim Outlander sẽ chuyển bối cảnh từ Scotland đến Paris, Dresbach rất hứng thú. Nhưng sau đó, cô nhanh chóng nhận ra việc chuyển từ thời trang Scotland – vốn không có nhiều tư liệu – sang thời trang Paris – với quá nhiều thông tin và dữ liệu – sẽ là điều khó khăn hơn gấp bội.

“Đó chính là khoảnh khắc đáng nhớ khi giây phút hồi hộp nhanh chóng biến thành địa ngục.” Dresbach vui vẻ hồi tưởng. “Bất cứ ai biết nhiều về phục trang giai đoạn này đều có thể hiểu rất rõ.”

thoi trang trong phim outlander 05

Nhưng với nỗ lực phi trường cùng ê kíp làm việc khoảng 30 người; Dresbach nói rằng cô đã tạo ra tổng cộng gần 10.000 bộ quần áo cho dàn diễn viên. Cô còn đi xa đến mức tự tay làm cả những chiếc nút áo. Vì trong thời điểm hiện tại, không thể tìm mua được những loại nút áo ấy. Các loại nón; giày dép; áo lót; váy lót; găng tay; ví; thậm chí cả quạt gấp; cũng tương tự như vậy.

Và ngay cả khi Claire và Jaime cuối cùng có thể thoát khỏi rào cản thời gian; thì thế giới thời trang cũng không như vậy. “Bạn không bao giờ thoát khỏi nó,” Dresbach giải thích. “Đó là điều vĩnh cửu.”

thoi trang trong phim outlander 06

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm