Nếu thường xuyên thấy khó thở, mệt mỏi, người xanh xao, cơ thể suy nhược, rất có thể bạn đang bị thiếu máu. Với tình trạng nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Ngoài điều trị, bạn cũng cần thay đổi lối sống và thực đơn hàng ngày để bổ sung dưỡng chất. Người thiếu máu nên uống nước gì và không nên uống nước gì? Đừng bỏ qua bài viết sau nếu bạn đang muốn khắc phục tình trạng thiếu máu nhé.
Thiếu máu nên uống nước gì? Nước ép rau củ
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cải thiện tình trạng bệnh tật. Khi bị thiếu máu, bạn cần quan tâm đến thực đơn hàng ngày để kịp bổ sung dưỡng chất. Thiếu máu nên uống nước gì là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Dưới đây là các loại nước ép bổ máu được khuyên dùng cho người thiếu máu.
Nước ép từ rau củ tươi chứa lượng vitamin và khoáng chất cao. Các dưỡng chất này rất phù hợp cho người thiếu máu, suy nhược cơ thể. Các loại nước ép rau củ bạn có thể bổ sung như:
1. Nước ép cải bó xôi
Cải bó xôi là loại rau chứa nhiều sắt, canxi, folate, vitamin B, C, K. Ngoài chế biến thành các món canh, chiên xào, cải bó xôi còn khuyến khích ăn sống trực tiếp. Nước ép từ cải bó xôi có tác dụng tăng nồng độ sắt trong cơ thể. Nếu không quen dùng cải bó xôi sống, bạn có thể trụng sơ cải qua nước sôi rồi xay nhuyễn. Nếu đang tìm hiểu thiếu máu nên uống nước gì, bạn đừng bỏ qua nước ép cải bó xôi nhé.
2. Nước ép cải xoăn, cải cầu vồng
100 gam cải xoăn có chứa khoảng 1.5 gam sắt. 100 gam cải cầu vồng chứa 1.69mg sắt. Kết hợp hai loại rau này, bạn sẽ có món nước cung cấp lượng sắt nhất định cho cơ thể. Để nước ép dễ uống hơn, bạn có thể ép cùng vài lát dứa hoặc táo.
3. Thiếu máu nên uống nước gì? Nước ép bí đỏ
Bí đỏ (hay còn gọi là bí ngô) là nguyên liệu cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu. 245 gam bí đỏ cung cấp 8% lượng chất sắt cần thiết hàng ngày. Nước ép bí đỏ không chỉ bổ sung sắt mà còn tăng cường miễn dịch, tốt cho mắt, có lợi cho tim mạch.
4. Nước ép củ dền
Một số nghiên cứu cho thấy nước ép củ dền có thể tăng cường sức bền, giúp bạn tập thể dục lâu hơn, cải thiện lưu lượng máu và giúp hạ huyết áp. Tại sao? Củ dền rất giàu hóa chất tự nhiên gọi là nitrat. Thông qua phản ứng dây chuyền, cơ thể bạn chuyển hóa nitrat thành oxit nitric, giúp lưu thông máu và điều hòa huyết áp.
>>> Đọc thêm: 10 tác dụng và 11 công thức làm nước ép củ dền
Thiếu máu nên uống nước gì? Nước ép trái cây
Ngoài nước ép rau củ thì thiếu máu nên uống nước ép gì nữa? Câu trả lời là nước ép từ các loại trái cây tươi.
1. Nước ép cam
Cam không phải là thực phẩm bổ sung sắt nhưng cam chứa nhiều vitamin C. Vitamin C có khả năng giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt. Bên cạnh đó, nước cam cũng tăng cường sức đề kháng, cải thiện các chứng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
2. Uống nước ép gì bổ máu? Nước ép mận
Mận chứa nhiều sắt và vitamin C, có lợi cho những người bị thiếu máu. Mận cũng cung cấp nhiều magie, có khả năng hỗ trợ quá trình sản sinh hồng cầu và hỗ trợ vận chuyển oxy trong máu.
3. Nước ép nho bổ máu
100 gam nho trung bình chứa 6% vitamin C so với nhu cầu hằng ngày của cơ thể. 100 gam nho cũng chứa khoảng 0,3 mg sắt. Bổ sung nước ép nho giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu máu, đồng thời giảm triệu chứng mệt mỏi.
4. Nước ép dưa hấu
Dưa hấu chứa hàm lượng sắt, vitamin C và kali cao. Nước ép dưa hấu giúp thúc đẩy lưu thông máu, cung cấp oxy đến các tế bào quan trọng. Đây là một trong những loại nước ép có mặt trong danh sách thiếu máu nên uống nước gì.
5. Uống nước ép gì bổ máu? Nước mía
Nước mía cung cấp carbohydrate, protein, vitamin A, nhóm B và C, các khoáng chất như phốt pho, canxi, kali, kẽm và sắt. Nước mía không chỉ có tác dụng giải khát mà còn rất tốt cho những người bị thiếu máu.
6. Nước ép dâu tây
100 gam dâu tây chứa khoảng 0,4mg sắt. Ngoài sắt, dâu tây còn cung cấp nhiều vitamin C, kẽm, carbohydrate, chất xơ. Nếu chưa biết thiếu máu nên uống nước gì, bạn có thể cân nhắc nước ép dâu tây.
7. Các loại nước ép bổ máu: Nước ép lựu
Một quả lựu trung bình chứa khoảng 0,3mg sắt. Tuy lượng sắt không quá cao, nhưng lựu còn chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Vitamin C trong lựu giúp việc hấp thụ sắt trở nên thuận lợi hơn.
8. Nước lọc
Khi tìm hiểu thiếu máu nên uống nước gì, bạn đừng bỏ qua loại nước quen thuộc nhất là nước lọc. Ngoài nước ép từ trái cây và rau củ, người thiếu máu cần bổ sung đủ lượng nước lọc hàng ngày. Nước lọc giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Bạn nên cân đối lượng nước ép và nước lọc trong ngày để cân bằng dinh dưỡng.
>>> Đọc thêm: 5 mẹo chữa kinh nguyệt ra nhiều tại nhà cực hay
Người thiếu máu không nên uống nước gì?
Người thiếu máu nên uống nước gì và không nên uống gì? Uống các loại nước không phù hợp sẽ khiến tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên tránh các loại nước sau nếu đang bị thiếu máu.
1. Cà phê
Cà phê chứa caffeine, có khả năng gây tăng huyết áp và khiến tim đập nhanh. Tình trạng này không tốt cho người bị thiếu máu. Cà phê còn chứa hoạt chất có khả năng giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể.
2. Nước ngọt và đồ uống có ga
Nước ngọt và đồ uống có ga thường chứa nhiều đường. Lượng đường cao có nguy cơ gây tiểu đường, béo phì. Điều này ảnh hưởng xấu đến tình trạng thiếu máu. Khi dùng các loại nước ép trái cây tốt cho bệnh thiếu máu, bạn lưu ý hạn chế thêm đường vào nhé.
3. Rượu và bia
Tiêu thụ nhiều chất cồn có thể gây ức chế quá trình sản xuất tế bào máu. Đồng thời, rượu bia còn làm giảm lưu thông máu.
>>> Đọc thêm: 10 cách làm chậm kinh nguyệt 1 tuần nhanh chóng, hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng sụt giảm dưới mức bình thường của lượng hồng cầu khỏe mạnh trong máu. Một nguyên nhân khác cũng gây thiếu máu là khi các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Hemoglobin là một loại protein giàu chất sắt, giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan khác.
Sau khi tìm hiểu thiếu máu nên uống nước gì, bạn thử kiểm tra xem mình có những dấu hiệu thiếu máu sau không nhé.
1. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Khi hồng cầu không đủ hemoglobin, lượng oxy từ phổi vận chuyển đến các cơ quan sẽ giảm sút. Khi lượng oxy phân phối đến các tế bào thấp, bạn sẽ thấy mệt mỏi thường xuyên.
2. Đau đầu, chóng mặt
Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh thiếu máu. Đặc biệt, bạn rất dễ hoa mắt, choáng váng khi ngồi xuống, đứng lên đột ngột. Nguyên nhân là cơ thể đang thiếu máu, thiếu oxy đến não. Lúc này, các mạch máu trong não sưng lên, gây nên các cơn đau đầu dữ dội.
3. Khó thở
Khi thiếu máu, phổi phải làm việc nhiều hơn để bơm oxy đến các cơ quan khác. Điều này gây áp lực lên phổi và khiến bạn thấy khó thở, phải cố gắng để hít nhiều không khí. Khó thở cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc viêm phổi. Nếu đã loại trừ hai bệnh này, bạn nên cân nhắc đi xét nghiệm máu nhé.
4. Nhịp tim không đều
Thiếu máu nên uống nước gì để cải thiện các triệu chứng của bệnh? Một trong những triệu chứng của thiếu máu là sự bất thường của nhịp tim. Ngay cả khi bạn không hoạt động gắng sức, tim bạn vẫn thường xuyên đập nhanh chậm thất thường. Nguyên nhân là có thể đang bị thiếu máu nên thiếu oxy. Lúc này, tim phải hoạt động hết mức để bơm máu, bơm oxy đến các tế bào.
5. Tay chân lạnh, móng dễ gãy
Não có khả năng nhận biết và ưu tiên những bộ phận quan trọng để đưa máu đến trước tiên. Vì vậy, các phần ngoại vi như tay, chân thường nhận ít máu hơn. Điều này khiến tay, chân bạn dễ bị lạnh khi cơ thể thiếu máu. Từ đó, móng cũng bớt chắc khỏe, không còn duy trì được độ đàn hồi. Tay chân lạnh, móng dễ gãy là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu.
6. Da xanh xao, nhợt nhạt
Máu thường ưu tiên phân bổ đến các cơ quan quan trọng như tim, não. Da được cung cấp ít máu hơn nên trông nhợt nhạt. Có thể nói, đây là dấu hiệu phổ biến nhất khi bị thiếu máu.
Bạn không nên chủ quan trước những dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Bệnh có thể được cải thiện thông qua chế độ ăn uống. Người thiếu máu nên uống nước gì và không nên uống gì là thông tin rất cần thiết cho những người đang gặp tình trạng này. Chúc bạn luôn duy trì được năng lượng và sức khỏe mỗi ngày.
>>> Đọc thêm: Uống gì để kéo dài tuổi kinh nguyệt? 3 gợi ý cho bạn
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar