Tham quan triển lãm “No Longer / Not Yet” của Gucci ở Thượng Hải

Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele đã kết hợp cùng stylist nổi tiếng Katie Grand đi tìm ý nghĩa của “contemporary - đương đại” trong triển lãm No Longer / Not Yet ở Thượng Hải

Vì sao lại chọn Thượng Hải? Đó là câu hỏi đầu tiên của một phóng viên bản địa đặt ra cho Alessandro Michele, và cũng là thắc mắc chung của hầu hết những đại diện truyền thông được mời tham dự sự kiện. Nhà thiết kế thản nhiên trả lời, “Why not? – Tại sao không?”. Trước hết Alessandro tự nhận mình có niềm đam mê đặc biệt với Châu Á. Ông từng đến Thượng Hải cách đây 3 năm và so với hiện nay, thành phố này đã hoàn toàn thay đổi. Ông cảm nhận được đây là một nơi tràn đầy năng lượng. Ông yêu sự đối lập mạnh mẽ diễn ra hàng ngày tại Thượng Hải, nơi sự giao thoa giữa cũ và mới, cổ kính và hiện đại thể hiện rõ nhất ở Trung Quốc. Với ông thành phố này như một tác phẩm mà vẻ đẹp của nó khó có thể hiểu thấu được trong một sớm một chiều. Với tất cả những lý do đó, khi chọn Thượng Hải làm điểm đến cho triển lãm đầu tiên của mình tại nhà Gucci, Alessandro hoàn toàn không nghĩ đến chuyện Trung Quốc đang là một thị trường lớn của thời trang. Nhưng quả thật, Trung Quốc đang là một thị trường lớn của thời trang.

Lần đầu tiên đặt chân đến Thượng Hải, ấn tượng đầu tiên của tôi là nơi đây không… ô nhiễm như Bắc Kinh. Có lẽ nhờ những hàng cây xanh rợp bóng, trải dài khắp các con đường mà chúng tôi đi qua. Thượng Hải có sự sầm uất của Singapore, nhưng cũng có vẻ thâm trầm, tĩnh tại của Hà Nội. Shopping mall trải dài những con đường lớn, nam thanh nữ tú ăn vận thời thượng. “So với cách đây 3 năm, người Trung Quốc hiện nay đang bắt đầu dùng ngôn ngữ của thời trang”, chính Alessandro cũng thừa nhận thấy điều đó. Nhưng không chỉ thời trang, điều khiến tôi thích thú là bạn có thể bắt gặp hơi thở của nghệ thuật ở khắp mọi nơi. Ngay góc đường trước mặt nhà hàng cafe mà chúng tôi ăn trưa là những bức tượng sắp đặt hình chú mèo rất Pop art. Hay lần rẽ vào một con đường nhỏ ngoằn ngoèo mở ra một đồi cỏ xanh giữa lòng thành phố, và đối diện đó là Bảo tàng Nghệ thuật Ming Sheng, địa điểm diễn ra cuộc triển lãm và cũng là nơi tôi có dịp ngồi nghe Alessandro Michele và Katie Grand chia sẻ về nghệ thuật đương đại.

Art Talk_courtesy of LU Yuchao_2

Gucci-nolonger-not-yet-shanghai4958

Nhà thiết kế Alessandro Michele

Nhà thiết kế Alessandro Michele và người bạn tâm giao của ông, bà Katie Grand - stylist, tổng biên tập tạp chí Love

… và người bạn tâm giao của ông, bà Katie Grand – stylist, tổng biên tập tạp chí Love

Thế nào là đương đại?

“No Longer / Not Yet, có nghĩa là now, hiện tại. Và đương đại là bất cứ điều gì trong đầu bạn muốn hướng tới”, Alessandro Michele chia sẻ quan niệm của ông về chủ đề này. “Tôi không hứng thú với tương lai, bởi vì nó không tồn tại”.

Triết gia người Ý Giorgio Agamben từng nói: “Những người đương đại thật sự là những người không hoàn toàn đồng nhất với thời đại hay thích ứng với nhu cầu của thời đại. Đương đại là mối quan hệ gắn bó với thời đại nhưng có một sự tách rời nhất định”. Điều này ở một khía cạnh nào đó lại trùng khớp với công việc của các nhà thiết kế thời trang. Họ luôn không suy nghĩ cho hiện tại. Họ phải sáng tạo bộ sưu tập được bán tại các cửa hàng 6 tháng sau khi trình diễn. Họ phải đảm bảo các thiết kế hợp mốt ở thời điểm được bán ra chứ không phải thời điểm sáng tạo. Có thể nói, đây là một cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ cái gọi là “đương đại”. Và đó chính là chủ đề của triển lãm mà Alessandro Michele và Katie Grand khởi xướng.

Cả hai đã mời 7 nghệ sỹ quốc tế ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như điêu khắc gia, họa sỹ, nhiếp ảnh gia, nghệ sỹ sắp đặt… để tạo nên những tác phẩm diễn giải ý niệm “đương đại” theo cách hiểu của riêng họ.

GUCCI-NOLONGER-NOTYET-1

The Boy in Red

Trong số 8 căn phòng của triển lãm, có một căn phòng do Alessandro sắp đặt. Bước vào đây, bạn sẽ bị choáng ngợp, bởi sau khi men theo dấu mũi tên trong con đường nhỏ tăm tối, mọi thứ bất ngờ bừng sáng như lạc vào bồng lai tiên cảnh. Phòng được trang trí giấy dán tường theo motif “Gucci Tian” (“Tian” trong tiếng Hoa nghĩa là “thiên” – trời). Motif này lấy cảm hứng từ hoa văn trên thảm và bình phong của Trung Quốc hồi thế kỷ 18.

Gucci Tian_Courtesy of XIE Yingjie_3 copy

Hiệu ứng phản chiếu của lớp kính trong suốt trên tường và mặt sàn càng khiến không gian mở rộng đa chiều một cách kỳ ảo. Ở giữa khung cảnh xanh tươi tiếp tục mở ra một căn phòng nhỏ với tường hoa đỏ rực, trên tường treo bức vẽ “The Boy in Red” có từ thời Phục Hưng thế kỷ 17 ở Anh, là bức họa yêu thích nhất của Alessandro.

Gucci Tian_Full View_Courtesy of HE Yuchao

Khi một di sản 500 năm tuổi đại diện cho quá khứ, được treo cùng những tia sáng đèn neon tỏa ra xung quanh, là yếu tố của đương đại khiến bức tranh nổi bật và tách rời hẳn khỏi background, như ngắt đi kết nối với lịch sử. Ý tưởng này lấy cảm hứng từ câu của nhà triết học Giorgio Agamben, “sự đương đại là mối quan hệ với thời đại mà nó gắn bó thông qua việc ngắt đi kết nối”.

Gucci Tian_Courtesy of REN Yong (2)

Căn phòng đỏ rực này là thế giới rất riêng của Alessandro, tách khỏi không gian Gucci Tian. Nơi đó anh không còn là Giám đốc sáng tạo của Gucci, mà “như một đứa trẻ được làm điều mình thích”, Alessandro chia sẻ. “Nó thể hiện thế giới tuổi thơ của tôi. Bức vẽ được bao quanh bởi những tia sáng đèn neon tạo nên một cảm giác rất thần thánh, linh thiêng và cá nhân”.

“Trong ảnh, cậu bé mặc trang phục như một cô bé. Thời trang cũng nên phi giới tính như thế, cách nhận định vẻ đẹp có thể khác nhau tùy theo từng người”. Có lẽ chính tư duy này đã ảnh hưởng mạnh mẽ trong các thiết kế của giám đốc sáng tạo mới nhà Gucci. “Đương đại là bất cứ điều gì trong đầu bạn muốn hướng tới. Tôi không hứng thú với tương lai, bởi vì nó chưa tồn tại”.

Gucci Tian_Courtesy of REN Yong

Và cuối cùng, xin mượn thêm một tuyên ngôn của Alessandro Michele trong buổi chia sẻ để kết lại bài này. “Vẻ đẹp là một không gian mở nhưng rất thần thánh, rất cá nhân”. “Để tạo ra những điều mới mẻ trong thời trang, bạn phải ở trong một nơi điên phùng và làm một cuộc cách mạng”.

Mách bạn: Triển lãm diễn ra tại Mingsheng Art Museum ở Thượng Hải và mở cửa cho công chúng từ ngày 17-10 đến 16-12-2015

Tham quan những căn phòng trong triển lãm

Tác phẩm Mr Time của điêu khắc gia Rachel Feinstein: Gươm, súng, tiền, lá bài, trái cây, một chiếc đồng hồ đội mũ trên đầu, thoạt nhìn đó như một hình nhân hỗn độn và kỳ dị, đó là những yếu tố có thể kết thúc cuộc đời chúng ta, bởi thế tác phẩm chỉ ra những gì chúng ta đã làm để nhanh chóng hay hoãn lại quá trình đi đến cõi chết. Thời gian là thứ chúng ta đang làm ngơ.

Rachel Feinstein_Courtesy of LU Yuchao_1

Nhiếp ảnh gia Nigel Shafran ghi lại những khoảnh khắc hậu trường trong quá trình thực hiện bộ sưu tập Thu Đông 2015 của Alessandro Michele cho Gucci. Anh chú trọng vào những nghệ nhân và tay nghề thủ công của họ, ví dụ như đính kết. Trên bàn trưng bày những tác phẩm từ khi còn trên bản vẽ đến lúc hoàn thành.

FAVORITE_Nigel_Courtesy of XIE Yingjie_3

 GUCCI-no-longer-not-yet-6LYC0831 GUCCI-no-longer-not-yet-6LYC0850

Họa sỹ Unskilled Worker với những bức họa cảm hứng từ bộ sưu tập Thu Đông 2015 của Gucci.

UnskilledWorker_Courtesy of REN Yong

Nhiếp ảnh gia Glen Luchford chụp chiến dịch Thu Đông 2015, sắp đặt như một ga tàu điện ngầm.

Glen Luchford_Courtesy of XIE Yingjie_2

Tác phẩm Mindfile Storage Unit của Li Shurui: lấy cảm hứng từ một nghiên cứu khoa học mà cô tình cờ đọc được: đó là khả năng lưu trữ dữ liệu trí óc của con người sau khi chết. Tác phẩm chạm đến những phần sâu thẳm của bộ não nơi trí nhớ gặp gỡ nhận thức, đồng thời thể hiện sự hình dung về cội nguồn của vũ trụ, vốn khởi nguyên từ ánh sáng và bóng tối.

LI Shurui_Courtesy of XIE Yingjie

Tác phẩm Rumba 2 của Cao Fei, nghệ sỹ multimedia: Lấy cảm hứng từ quá trình đô thị hóa đang diễn ra chóng mặt ở Trung Quốc, Cao Fei đưa người xem vào căn phòng, một bên là màn hình chiếu cảnh cần cẩu đang phá bỏ tòa nhà cũ cùng một robot hút bụi đang gom những mảnh vụn, bên kia là robot hút bụi thật chạy trên nền nhà bất phẳng. Trên bàn là một con gà đặt trên máy hút bụi, đại diện cho thế giới tự nhiên. Cao Fei muốn thể hiện sự đối lập và mâu thuẫn, hỗn độn và gãy đổ.

 Cao Fei_Courtsety of LU Yuchao Cao Fei_Courtesy of LU Yuchao (2)

Những đại diện đến từ Châu Á

Li Shurui và Cao Fei là hai nghệ sỹ Trung Quốc – châu Á duy nhất được mời tham gia triển lãm. Họ đều là những nghệ sỹ nổi bật trong làng nghệ thuật đương đại Trung Quốc hiện nay và đều đến từ Bắc Kinh.

LI SHURUI

Tác phẩm của Li Shurui lấy cảm hứng từ một khoa học mà cô tình cờ đọc được trên internet, sẽ được triển khai trong tương lai: đó là khả năng lưu trữ dữ liệu trí óc của con người sau khi chết. Với đam mê vẽ tái hiện ánh sáng qua nét vẽ, Li Shurui tạo nên một không gian gồm 5 bước vẽ treo trên 5 mặt tường, bên dưới đặt một bục hình ngũ giác vẽ màu arcrylic. Cô dùng nhiều sắc thái xám khác nhau để diễn đạt ánh sáng, thể hiện hình dung của mình về một vũ trụ trong tiềm thức. Cô muốn người xem thoải mái bước vào không gian của mình, có thể nằm, ngồi, hay bằng bất cứ kiểu gì, tự do cảm nhận tác phẩm theo cách riêng. Cô chú trọng vào cảm xúc của người xem chứ không cần rút ra triết lý gì cao siêu.

Gucci-nolonger-not-yet-shanghai4987

Bazaar: Bạn cảm thấy lần hợp tác này với Gucci như thế nào? Bạn mất bao lâu để hoàn thành tác phẩm này?

Li Shurui: Tôi rất bất ngờ khi nhận lời đề nghị tham gia vì Gucci là một thương hiệu lớn. Không như những thương hiệu khác sẽ yêu cầu bạn lồng sản phẩm của họ vào, Gucci rất tôn trọng nghệ sỹ, họ cho chúng tôi không gian tự do sáng tạo, không ràng buộc điều gì. Tôi có thể làm bất cứ gì mình muốn và họ hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc dàn dựng, âm thanh và ánh sáng rất chuyên nghiệp như bạn thấy ở đây. Tác phẩm này tôi mất 5 tháng để hoàn thành.

Bazaar: Bạn nghĩ gì về tương quan giữa thời trang và nghệ thuật đương đại?

Li Shurui: Đây là lần đầu tiên tôi hợp tác với một thương hiệu thời trang. Tôi không biết nhiều về thời trang nhưng tôi nhận thấy thời trang hiện nay kết nối với nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, và nghệ thuật là một trong số đó.

CAO FEI

Cao Fei là một nghệ sỹ sắp đặt tài năng, cô dùng hình ảnh, biểu diễn, phim hay hình ảnh vi tính để biểu đạt ý đồ nghệ thuật của mình. Trong triển lãm này, cô sắp đặt tác phẩm Rumba 2, với một robot hút bụi mini chạy trên nền sàn nhà bất bằng phẳng, lót thảm hoa văn Gucci Thu Đông 2015. Trên chiếc bàn ở giữa phần lõm của nền nhà là một chú gà đặt trên một robot hút bụi khác, cũng đang hoạt động. Trong khi đó, màn hình chiếu khung cảnh xe cẩu đang đập phá nhà cũ để xây lại, như đại diện cho tình trạng đô thị hóa nhanh chóng đang diễn ra ở Bắc Kinh, với hệ quả là tình trạng đất lún, nứt gãy ở khu vực xung quanh thành phố. “Tình trạng đô thị hóa phức tạp này đã dẫn đến xóa đi ranh giới giữa thành thị và nông thôn, cùng khả năng hoán đổi không gian của người dân hai khu vực”.

Gucci-nolonger-not-yet-shanghai5023

Bazaar: Bạn nghĩ gì khi được Gucci mời tham gia triển lãm này như một trong 2 nghệ sỹ Trung Quốc duy nhất đại diện cho Châu Á?

Cao Fei: Có lẽ Alessandro Michele và Katie Grand nhìn thấy được những diễn giải về khái niệm “đương đại” trong các tác phẩm của tôi, đặc biệt là đối với nghệ thuật đương đại Châu Á, và điều đó phù hợp với chủ đề chung của triển lãm lần này.

Bazaar: Bạn nói gì về bức tranh nghệ thuật đương đại ở Châu Á hiện nay? Và triển lãm này có sức ảnh hưởng như thế nào vào tình hình nghệ thuật ấy?

Cao Fei: Tôi thấy được tinh thần cách tân trong thương hiệu. Alessandro đã mang đến một hướng đi nghệ sỹ hơn, tâm linh hơn. Nếu một thương hiệu thời trang có cách tư duy triết học và điều đó phản ánh sự đương đại, thể hiện một tâm hồn duy tâm thì sẽ khiến thế giới thú vị hơn.

Bài: Nhi Ong – Harper’s Bazaar Việt Nam 

Xem thêm