Từ lâu, tầm bóp đã được sử dụng làm rau ăn và làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, tầm bóp thường được dùng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến cảm sốt, ho đờm, mụn nhọt… Trong bài viết dưới đây, Harper’s Bazaar Vietnam sẽ thông tin rõ hơn cho bạn về loại cây này, đặc biệt là tác hại của cây tầm bóp nếu dùng sai cách.
Cây tầm bóp là cây gì?
Cây rau tầm bóp hay còn có tên gọi khác là cây bôm bộp, cây đèn lồng, thù lù cạnh… Chúng là cây thân thảo vốn mọc dại ở các vùng quê Việt Nam. Thân cây cao từ 30 – 50cm với nhiều cành rủ xuống. Lá cây màu xanh lục, hình tim, các cạnh có răng cưa không đều nhau.
Tầm bóp là loại quả mọng, tròn đều, vỏ nhẵn. Quả còn nhỏ có màu xanh, khi chín chuyển màu cam, vị hơi chua. Nếu bóp lớp vỏ bọc bên ngoài, bạn sẽ nghe thấy tiếng “bụp bụp” rất vui tai. Quả tầm bóp thường được dùng làm mứt hoặc thuốc chữa bệnh. Phần lá và đọt non dùng làm món rau sạch bổ dưỡng trong bữa ăn gia đình.
Công dụng của tầm bóp là gì?
Trước khi tìm hiểu tác hại của cây tầm bóp thì hãy xem công dụng của loại cây này là gì. Theo nhiều nghiên cứu, trong cây tầm bóp có chứa nước, chất xơ, vitamin C, A và B phức hợp, chất chống oxy hóa (như flavonoid và carotenoids) và các khoáng chất khác (bao gồm kali, phốt pho và canxi). Nhờ những thành phần trên, tầm bóp có nhiều công dụng cho sức khỏe.
1. Tác dụng của cây tầm bóp hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Một cốc tầm bóp chứa hơn 50% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể bạn chống lại tổn thương của gốc tự do. Đồng thời, chúng tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen thúc đẩy chữa lành vết thương. Chúng giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt và tạo ra các chất chống oxy hóa khác như vitamin E.
2. Đặc tính chống viêm và chống ung thư
Quả tầm bóp chứa steroid gọi là withanolides. Withanolides có thể giúp chống lại các tình trạng viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm khớp, lupus và bệnh viêm ruột (IBD).
Withanolides cũng có thể ngăn ngừa và điều trị ung thư. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng withanolides để tiêu diệt một số tế bào ung thư phổ biến.
3. Tác dụng của cây tầm bóp hỗ trợ xương chắc khỏe
Một vài nghiên cứu cho rằng ăn trái tầm bóp có thể giúp bạn củng cố sức khỏe của xương, bởi trong quả tầm bóp giàu vitamin K – loại vitamin thiết yếu để hỗ trợ sự phát triển và tái tạo của xương.
4. Sức khỏe đường tiêu hóa
Hàm lượng pectin cao trong quả tầm bóp chính là nguồn chất xơ tốt cho sức khỏe. Chất xơ giúp di chuyển thức ăn qua ruột già để ngăn ngừa táo bón. Chất xơ còn hấp thụ nước trong phân để làm cho phân mềm hơn và dễ dàng đi qua hệ thống tiêu hóa.
5. Bảo vệ gan và thận khỏi xơ hóa
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rễ cây tầm bóp có tác dụng bảo vệ gan thận khỏi tình trạng xơ hóa. Đó là nhờ sự hiện diện của các thành phần hóa học trong rễ cây bao gồm các ancaloit, withanolides và flavonoid có thể cải thiện bệnh xơ hóa hiệu quả.
6. Bảo vệ tim mạch
Tầm bóp chứa nhiều vitamin B1. Vitamin này chịu trách nhiệm sản xuất acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh truyền thông điệp tới cơ và dây thần kinh. Sự thiếu hụt vitamin B1 dẫn đến giảm chất dẫn truyền thần kinh và gây ra nhịp tim không đều. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng có thể gây suy tim sung huyết.
7. Cải thiện thị lực
Bởi vì tầm bóp rất giàu vitamin A nên rất tốt cho thị lực. Đồng thời, chúng giúp bạn tránh tình trạng quáng gà khi già đi.
8. Sức khỏe làn da
Các chất chống oxy hóa có trong tầm bóp giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của các gốc tự do. Chiết xuất từ loại quả này cũng được sử dụng trong các công thức mỹ phẩm vì đặc tính giữ ẩm và chống lão hóa.
Bên cạnh những tác dụng trên thì tác hại của tầm bóp cũng là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Vậy bạn cần chú ý điều gì khi dùng tầm bóp?
9. Tác dụng của cây tầm bóp là hỗ trợ giảm cân
Trong 100g trái tầm bóp chỉ chứa 53 calorie, lại đặc biệt nhiều các loại vitamin, chất xơ và chất dinh dưỡng, nhưng không có chất béo. Thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ rất tốt để giúp giảm cân.
Rất dễ và đơn giản để thêm trái tầm bóp vào bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể dùng cùng trái cây bữa ăn sáng như thêm vào sữa chua, yến mạch. Cho bữa trưa và bữa tối, có thể trộn cùng salad. Cho tráng miệng, có thể ăn riêng trái cây hoặc nướng với bánh ngọt.
Tác hại của cây tầm bóp là gì?
Mặc dù tầm bóp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bạn cần thận trọng khi dùng. Tầm bóp có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe sau đây.
1. Tác hại của cây tầm bóp gây phản ứng dị ứng
Nhiều người có thể bị dị ứng khi ăn tầm bóp. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng dị ứng như khó thở, nổi mẩn ngứa… thì hãy ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để khám chữa kịp thời.
2. Tác hại của cây tầm bóp nếu ăn phải trái xanh
Trái cây tầm bóp khi còn xanh chứa hàm lượng solanin cao dẫn đến ngộ độc nếu ăn phải. Solanin có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, ói và thậm chí có thể gây ngộ độc nặng hơn nếu dùng quá nhiều (nhiều hơn 1 chén cơm/ngày).
3. Tác hại của cây tầm bóp là gây mòn men răng nếu ăn nhiều
Quả tầm bóp chứa hàm lượng axít cao, có thể gây mòn men răng nếu ăn nhiều mà không đánh răng ngay sau khi ăn. Đối với những người có răng miệng nhạy cảm, hàm lượng axít cao cũng có thể gây rát lưỡi, tương tự như trái thơm/dứa.
Ngoài ra, những người bị đau bao tử do thừa axít dạ dày cũng sẽ dễ gặp các triệu chứng đau bụng, vấn đề về tiêu hóa nếu ăn quá nhiều trái tầm bóp. Để bảo vệ bản thân, bạn không nên ăn trái cây khi bụng đói.
Cảnh báo: Tránh nhầm lẫn giữa tầm bóp và cây lu lu đực
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây tầm bóp và cây lu lu đực. Lu lu đực chứa nhiều độc tố solanin, lá thì chứa nitrate. Nếu ăn phải quả hoặc lá của loại cây này thì sau 6 – 12 tiếng bạn có thể bị sốt, vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, rối loạn hô hấp dẫn đến hôn mê.
Cách phân biệt lu lu đực với tầm bóp đó là quả tầm bóp lúc non có màu xanh, còn khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. Bên ngoài quả tầm bóp bọc lớp vỏ mỏng giống như đèn lồng.
Còn quả lu lu đực có màu đen chứa hạt dẹp. Lá cây lu lu đực rất giống với lá tầm bóp nên nhiều người không biết hái lá phơi khô làm nước uống, ăn rau, ăn lẩu mà không biết là loại cây chứa chất độc.
3 bài thuốc từ cây tầm bóp
1. Dùng tầm bóp trị tiểu đường
Bạn dùng rễ tầm bóp nấu cùng với chu sa và tim lợn trong vòng 7 ngày với liều lượng 1 ngày/lần. Những người bị tiểu đường dùng vị thuốc này sẽ hạn chế tăng đường huyết. Hãy uống nhiều nước và kiêng khem thực phẩm có đường để tăng hiệu quả điều trị của thuốc.
2. Thuốc chữa bệnh hô hấp
Tác hại của cây tầm bóp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng sai cách. Còn nếu dùng đúng cách, tầm bóp có thể dùng làm thuốc chữa bệnh hô hấp.
Với người bị ho khan hay viêm họng, hãy dùng tầm bóp khô sắc mỗi lần 20g lấy nước uống trong 4 ngày. Ngoài ra, người bị thủy đậu, ban đỏ cũng có thể áp dụng bài thuốc này.
3. Tầm bóp chữa mụn nhọt
Nước tầm bóp giúp thanh nhiệt và giải độc nên có thể chữa mụn nhọt an toàn. Bạn rửa tầm bóp tươi với nước muối pha loãng rồi đem giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Bã tầm bóp có thể đắp lên mụn nhọt để giảm tình trạng sưng tấy, mưng mủ.
Một số lưu ý khi sử dụng để tránh tác hại của cây tầm bóp
Tầm bóp là cây thảo mộc tự nhiên, không có độc tính nên hầu như người lớn hay trẻ em đều dùng được. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng để làm thực phẩm hoặc chữa bệnh. Quả tầm bóp dùng để sấy khô, làm mứt. Lá để chế biến làm các món rau xào. Rễ và thân dùng làm thuốc.
Liều lượng dùng tầm bóp khoảng 80g/ngày. Nếu bạn dùng cây tầm bóp khô để nấu nước uống thì chỉ cần 20 – 40g. Chỉ nên dùng đúng liều lượng, không nên lạm dụng dễ dẫn đến ngộ độc rau tầm bóp.
Có thể thấy, tầm bóp là loại cây hữu ích. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tác hại của cây tầm bóp để sử dụng an toàn và phát huy hết hiệu quả của loại cây này. Đặc biệt, không nên sử dụng tầm bóp quá liều lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Harper’s Bazaar Việt Nam