Sương sáo kỵ với gì? Sương sáo ăn cùng mật ong có phải là kịch độc?

Sương sáo là món thạch giải khát ngày hè được nhiều người yêu thích. Sương sáo có tốt không? Sương sáo kỵ với gì?

Sương sáo (tên gọi khác là thạch đen) là món ăn vặt, có vị ngọt mát, thường ăn cùng với đá. Sương sáo có tác dụng giải nhiệt, giảm cân, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nhiều người khi ăn món này đã tìm hiểu sương sáo kỵ với gì. Vậy sương sáo có tốt không? Sương sa sương sáo kỵ với gì? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé.

Sương sáo có tốt không?

Sương sáo kỵ với gì? Sương sáo ăn cùng mật ong có phải là kịch độc?

Sương sáo có tốt không và ăn sương sáo kỵ với gì? Sương sáo làm từ thân, lá cây sương sáo – một loài cây phổ biến ở khu vực Đông Á, đặc biệt là tại Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Cây có tên khoa học là Mesona chinensis benth, còn được gọi là cây thạch đen, lương phấn thảo, tiên nhân thảo, tiên nhân đông, cây thủy cẩm, sương sáo đen, trắng.

Thân và lá cây sương sáo chứa pectin. Đây là một hoạt chất tan trong nước và có khả năng tạo đông (gel). Vì vậy, lá sương sáo sau khi chế biến sẽ đông lại thành các khối thạch.

Để biết rõ sương sáo kỵ với gì, bạn có thể tìm hiểu thêm về các lợi ích của món ăn này.

1. Thanh nhiệt, làm mát cơ thể

Thạch sương sáo có vị ngọt nhẹ, tính mát, khi ăn có độ giòn. Sương sáo thường ăn kèm với đậu hũ, sữa chua, chè hoặc chỉ đơn giản là nước đường. Đây là món ăn giải khát, tác dụng thanh nhiệt trong những ngày hè nóng bức.

2. Hỗ trợ giảm cân

100 gam sương sáo chứa khoảng 27 calo với 0.15g protein, 0.02g chất béo, 1g chất xơ, 29.77g nước.

Sương sáo không chỉ là món ăn giải nhiệt mà còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Hàm lượng chất béo thấp, calo thấp, ngược lại, lượng nước và chất xơ dồi dào. Nếu đang trong giai đoạn giảm cân, bạn đừng quên bổ sung sương sáo vào thực đơn nhé.

3. Tốt cho xương, răng

100 gam sương sáo chứa 6mg magie, 6mg phốt pho, 7mg canxi. Đây đều là những chất tốt cho sự phát triển của hệ xương, răng.

4. Tăng cường miễn dịch

Sương sáo chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Sương sáo kỵ với gì?

Sương sáo kỵ với gì?

Sương sáo kỵ với món gì? Nhiều người thích ăn sương sáo nên có thể thắc mắc liệu món ăn này có kỵ với gì không. Hiện vẫn chưa có thông tin khoa học chắc chắn nào cho việc sương sáo kỵ với gì. Tuy nhiên, có thông tin rằng sương sáo kỵ với mật ong. Vậy điều này có đúng không?

Nói về lý do ăn sương sáo cùng mật ong thì sương sáo thường ăn lúc lạnh, kèm với đá để tăng cảm giác giải nhiệt. Do sương sáo chỉ hơi ngọt nên khi ăn cùng đá sẽ không còn đậm đà. Vì vậy, nhiều người tìm cách thêm vị ngọt vào món ăn.

Một trong những gia vị thêm vào là mật ong. Sự kết hợp này có thể khó ăn nên có một số trường hợp cảm thấy buồn nôn sau khi ăn sương sáo mật ong. Đây là một trong những lý do khiến người ta cho rằng sương sáo kỵ mật ong.

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc sương sáo kỵ với gì. Có người cho rằng ăn sương sáo với mật ong sẽ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Có người lại cho rằng sự kết hợp này là bình thường. Một số khác khẳng định, mật ong và sương sáo ăn cùng sẽ gây khó chịu, ngộ độc nhẹ.

Các ý kiến trên chỉ dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm của nhiều người. Nếu theo quan điểm “có kiêng có lành” thì bạn đừng áp dụng công thức sương sáo mật ong nhé. Còn nếu tin vào bằng chứng mang tính khoa học, bạn có thể thử.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Cách làm thạch sương sáo

Cách làm thạch sương sáo

Sương sáo kỵ với gì và cách làm thạch sương sáo ra sao? Có 3 cách để làm thạch sương sáo như sau:

1. Làm sương sáo từ lá tươi

Bước 1: Chuẩn bị lá sương sáo tươi (1kg), nước sạch (10 lít), dụng cụ lọc, đường hoặc nước cốt dừa tùy thích.

Bước 2: Bạn rửa sạch lá sương sáo, cho vào nồi nấu cùng 8 lít nước. Khi hỗn hợp sôi, xuất hiện chất nhớt thì tắt bếp. Sau đó, bạn mang hỗn hợp này đi lọc bã lấy nước.

• Bước 3: Cho thêm 2 lít nước vào hòa cùng với lượng nước sương sáo vừa lọc được. Bạn có thể thêm đường, nước cốt dừa, nước lá dứa hay chất tạo màu, tạo ngọt tùy thích. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tay. Khi nước sôi lăn tăn được 1 – 2 phút thì tắt bếp, để nguội.

Bạn nên để sương sáo trong tủ mát để hỗn hợp nhanh đông thành thạch. Sau khoảng 3 – 4 tiếng là bạn đã có một mẻ thạch sương sáo thơm mát.

2. Làm sương sáo từ thân lá khô

Sương sáo kỵ với gì hay sương sáo khô sẽ kỵ với gì? Sương sáo khô hay tươi đều được đánh giá là lành tính, hầu như không kỵ với thực phẩm nào.

10kg thân lá sương sáo tươi sẽ thu được khoảng 1kg thành quả khô. Sương sáo khô sẽ bảo quản lâu hơn lá tươi. Thời điểm thu hoạch lá sương sáo tốt nhất là khi cây bắt đầu có nụ hoa. Các bước làm như sau:

Bước 1: Sau khi thu hoạch, bạn phơi thân lá sương sáo tươi trong 2 – 3 ngày cho đến khi khô hoàn toàn.

Bước 2: Xay sương sáo khô thành bột mịn, sau đó bảo quản trong hộp kín.

Bước 3: Khi làm thạch, bạn nấu kỹ bột sương sáo với nước trong 20 phút, rồi lọc nước bỏ bã. Tiếp tục pha nước sương sáo với các hương vị bạn yêu thích, rồi đun sôi với lửa nhỏ. Bạn chờ hỗn hợp nguội và đông lại thành thạch là được.

3. Làm sương sáo từ bột sương sáo

Làm sương sáo từ bột là cách đơn giản, tiện và nhanh nhất. Bạn có thể mua các gói bột sương sáo có sẵn, hoặc tự làm bột từ thân, lá sương sáo khô. Cách làm tương tự như các bước làm thạch từ bột sương sáo xay khô.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Lưu ý khi ăn sương sáo

Lưu ý khi ăn sương sáo

Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi sương sáo kỵ với gì. Tuy nhiên, để ăn sương sáo đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý sau:

1. Không nên ăn quá nhiều

Ăn nhiều sương sáo dễ gây khó chịu, đầy bụng. Trẻ nhỏ ăn quá nhiều sương sáo có thể giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó, bé dễ mất cân bằng dinh dưỡng, chán ăn. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 1 chén hoặc uống 1 ly nước mát sương sáo.

2. Thời điểm ăn sương sáo

Không nên ăn sương sáo vào buổi tối hoặc sáng sớm. Ăn buổi tối dễ khiến bụng ì ạch, khó ngủ. Ăn sáng sớm lúc bụng đói được cho là không tốt cho tiêu hóa. Tốt nhất, bạn nên ăn sương sáo vào các bữa phụ hoặc vào buổi trưa, lúc thời tiết nóng bức.

3. Cân nhắc khi ăn sương sáo nấu sẵn

Hiện có nhiều thạch sương sáo chế biến sẵn, bán tràn lan trên thị trường. Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên tự làm thạch sương sáo tại nhà nhé. Các loại thạch bán sẵn thường có nhiều phụ gia, hương liệu không tốt cho sức khỏe.

4. Lưu ý topping ăn cùng

Sương sáo kỵ với gì? May mắn là sương sáo hầu như không kỵ với các món ăn cùng. Vậy vì sao phải lưu ý các topping ăn với sương sáo? Sương sáo chứa lượng calo thấp, thích hợp cho những người giảm cân.

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ăn sương sáo không đi kèm topping. Các món ăn kèm sương sáo thường có vị ngọt và nhiều calo. Có thể kể đến như: chè, trân châu, nước cốt dừa, đường nâu, trà sữa… Bạn nên kiểm soát lượng calo của các topping ăn kèm sương sáo nhé.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Các câu hỏi thường gặp về sương sáo kỵ với gì

Các câu hỏi thường gặp về sương sáo kỵ với gì

1. Bà bầu ăn sương sáo được không?

Sương sáo kỵ với gì? Sương sáo có kỵ với bà bầu không thì câu trả lời là không. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được sương sáo để giải nhiệt. Bạn lưu ý là không ăn quá nhiều và không ăn kèm với các topping chứa nhiều đường.

2. Sương sáo để được bao lâu?

Thạch sương sáo cần bảo quản trong tủ mát để giữ được độ tươi ngon. Thạch nên dùng trong vòng 3 – 4 ngày để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh.

3. Phân biệt sương sáo, sương sâm, sương sa

Nhiều người không phân biệt được sương sa, sương sáo và sương sâm. Đây đều là các loại thạch có tác dụng thanh mát, giải nhiệt. Sương sáo là thạch làm từ cây sương sáo, có màu đen đặc trưng. Sương sâm làm từ cây sâm, thạch làm ra có màu xanh thẫm. Sương sa (xu xoa) có màu trắng đục, làm từ rong biển, tảo biển.

Sương sa sương sáo kỵ với gì? Sương sa có kết cấu khá cứng so với sương sáo và sương sâm. Sương sâm có độ mềm, nhão nhất trong ba loại. Cách ăn sương sa, sương sáo, sương sâm có phần giống nhau. Nhiều người còn kết hợp cả ba loại này trong một món ăn.

Bạn thắc mắc sương sáo kỵ với gì và không biết ăn nhiều sương sáo có tốt không? Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài đã giúp bạn tìm thấy câu trả lời.

>>> Đọc thêm: NƯỚC DỪA KỴ GÌ? 5 THỰC PHẨM “ĐẠI KỴ” VỚI NƯỚC DỪA

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm