Rau chùm ngây kỵ với gì? Khi ăn cần lưu ý điều gì?

Rau chùm ngây tốt cho sức khỏe không? Rau chùm ngây kỵ với gì? Ai không nên dùng rau chùm ngây?

Rau chùm ngây là loại cây được trồng nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Những năm gần đây, tại nước ta, cây chùm ngây được sử dụng nhiều để làm thực phẩm và thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rau chùm ngây kỵ với gì. Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ đến bạn dùng rau chùm ngây đúng cách, tốt cho sức khỏe.

Rau chùm ngây tốt cho sức khỏe không?

rau chùm ngây kỵ với gì

Rau chùm ngây còn gọi là cây gì? Rau chùm ngây có tên tiếng Anh là Moringa Oleifera, còn được gọi là cây dùi trống hay cây cải ngựa. Chùm ngây là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Rau chùm ngây có thể sử dụng để làm dược liệu và là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Các bộ phận của rau chùm ngây cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin, chất đạm, axit amin, các hợp chất phenolic. Đặc biệt, trong loại rau này có chứa đến 18/22 loại axit amin thiết yếu.

Những công dụng nổi bật của rau chùm ngây đối với sức khỏe phải kể đến như:

1. Nguồn cung cấp protein dồi dào

Rau chùm ngây là một trong những loại thực vật giàu protein. Hàm lượng protein trong rau chùm ngây tương đương với thịt. Do đó, đây là loại rau phù hợp với những người ăn chay, bị thiếu hụt protein.

Protein là thành phần quan trọng để xây dựng cơ bắp, xương khớp, da, tóc và máu. Đây cũng là hợp chất cần thiết cho quá trình sản xuất enzyme và hormone trong cơ thể.

>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN

2. Giúp kháng khuẩn, giảm viêm, tăng hệ miễn dịch

Giúp kháng khuẩn, giảm viêm, tăng hệ miễn dịch

Rau chùm ngây giàu chất chống oxy hóa mạnh, giúp giảm viêm, tăng hệ miễn dịch như vitamin C, axit chlorogenic, beta sitosterol. Ngoài ra, hạt và rễ chùm ngây chứa các hoạt tính có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự hình thành và phát triển của mầm bệnh.

3. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Rau chùm ngây là loại thảo dược tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường. Thành phần isothiocyanates trong lá chùm ngây được nghiên cứu có thể kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Hợp chất này còn có tác dụng giảm hàm lượng đường và protein trong nước tiểu.

>>> Đọc thêm: MẬT ONG KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CẦN BIẾT

4. Giúp giảm mỡ nội tạng, cải thiện sức khỏe tim mạch

Giúp giảm mỡ nội tạng, cải thiện sức khỏe tim mạch

Bột lá chùm ngây có lợi cho việc duy trì sức khỏe tim mạch. Các hoạt chất oxy hóa trong lá chùm ngây có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, các thành phần trong rau chùm ngây có khả năng làm chậm quá trình hình thành gan nhiễm mỡ. Điều này tốt cho việc giảm mỡ nội tạng.

5. Tốt cho sức khỏe xương khớp

Rau chùm ngây cung cấp hàm lượng canxi tự nhiên thiết yếu cho cơ thể. Trong 100g lá chùm ngây có đến 314mg canxi. Canxi là thành phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh liên quan đến xương khớp.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

6. Bảo vệ chức năng gan

Bảo vệ chức năng gan

Hàm lượng silymarin trong lá chùm ngây có khả năng tăng chức năng men gan. Từ đó giúp bảo vệ gan khỏi những tổn thương do tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo gây ra.

Ngoài ra, chùm ngây chứa nồng độ polyphenol cao, có tác dụng đảo ngược quá trình oxy hóa trong gan. Nhiều nghiên cứu cho rằng, chùm ngây có thể làm giảm triệu chứng xơ gan.

7. Chống lại sự hình thành các tế bào gây ung thư

Rau chùm ngây chứa nhiều vitamin C, kẽm và các hợp chất chống oxy hóa. Những thành phần này có khả năng chống lại các gốc tự do và tế bào gây ung thư. Đặc biệt, theo nghiên cứu từ Tạp chí thực phẩm và chất độc hóa học vào năm 2011, hoạt chất niazimicin trong lá chùm ngây có thể ức chế sự phát triển tế bào ung thư.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Rau chùm ngây kỵ với gì? Khi ăn rau chùm ngây cần lưu ý điều gì?

Rau chùm ngây là loại thực phẩm và dược liệu tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng rau chùm ngây sai cách có thể phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Nhiều người muốn biết, rau chùm ngây kỵ với gì, rau chùm ngây kỵ với thịt gì, rau chùm ngây kỵ với rau gì?

Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có nhiều thông tin cụ thể giải đáp cho thắc mắc rau chùm ngây kỵ nấu với gì. Điều này có thể hiểu rằng, loại rau này không quá “kén chọn” các loại thực phẩm khác.

1. Lưu ý khi ăn rau chùm ngây

Lưu ý khi ăn rau chùm ngây

Ảnh: Nature and garden

Song bạn cũng nên biết, bất kỳ loại thực phẩm nào dù tốt đến đâu, cũng có những kiêng kỵ nhất định. Cụ thể, rau chùm ngây kỵ với gì, khi ăn rau chùm ngây cần lưu ý điều gì?

• Ăn rau chùm ngây 2 – 3 lần/tuần là đủ. Chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và canxi. Ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến dư thừa chất, không tốt cho sức khỏe.

• Rau chùm ngây kỵ ăn vào buổi tối. Hàm lượng vitamin C trong chùm ngây có thể gây kích thích thần kinh, dẫn đến khó ngủ.

• Rau chùm ngây kỵ với gì? Phụ nữ mang thai đặc biệt kỵ ăn rau chùm ngây. Hoạt chất alpha sitosterol trong rau chùm ngây có thể gây co trơn tử cung, dẫn đến sảy thai. Do đó, phụ nữ trong giai đoạn đầu thai kỳ tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây.

• Rau chùm ngây kỵ nấu quá chín. Việc xào nấu hay đun sôi quá lâu sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng trong rau chùm ngây.

• Không nên sử dụng phần thân, rễ hoặc hạt chùm ngây để ăn trực tiếp. Nhiều nghiên cứu cho rằng, những bộ phận này của cây chùm ngây chứa hoạt chất spiroquine. Đây là một chất kiềm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và gây ra các vấn đề khác như đau bụng, say, nôn mửa.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

2. Rau chùm ngây kỵ với gì?

Rau chùm ngây kỵ với gì

Ảnh: Freepik

Nhiều ý kiến cho rằng, rau chùm ngây có tác dụng lợi sữa. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận rau chùm ngây an toàn đối với phụ nữ cho con bú và trẻ sơ sinh. Do đó, nếu đang cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng loại rau này.

Rau chùm ngây kỵ với gì? Rau chùm ngây kỵ sử dụng chung với các loại thuốc sau:

• Rau chùm ngây kỵ dùng chung với thuốc điều trị suy tuyến giáp levothyroxine. Rau chùm ngây có thể hỗ trợ trong việc tăng tuyến giáp. Nhưng khi dùng chung với thuốc trị suy tuyến giáp sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

• Rau chùm ngây kỵ dùng chung với thuốc trị tiểu đường. Thuốc trị tiểu đường giúp giảm lượng đường trong máu và nước tiểu. Rau chùm ngây cũng có tác dụng làm giảm lượng đường trong cơ thể. Do đó, khi dùng chung sẽ khiến lượng đường hạ thấp quá mức, dẫn đến những biến chứng khác.

• Tương tự với thuốc trị tiểu đường, rau chùm ngây cũng kỵ dùng chung với thuốc hạ huyết áp.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Những bài thuốc dân gian từ rau chùm ngây

Những bài thuốc dân gian từ rau chùm ngây

Ngoài thắc mắc rau chùm ngây kỵ với gì, nhiều người muốn biết loại rau này có thể sử dụng để chữa bệnh không.

Tất cả các bộ phận của cây chùm ngây đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian hiệu quả từ rau chùm ngây.

• Vỏ cây chùm ngây phơi khô nấu nước uống có thể trị đau đầu, đau tai, đau răng, sỏi thận.

• Tinh dầu chiết xuất từ hạt chùm ngây có thể làm giảm tình trạng phong thấp.

• Hạt cây chùm ngây giã nát đắp lên vết thương do mụn nhọt, mụn viêm giúp làm dịu tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm.

• Rễ cây chùm ngây phơi khô nấu nước uống có tác dụng lợi tiểu.

Lưu ý, những bài thuốc trên chỉ là tham khảo. Khi sử dụng rau chùm ngây để làm thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo cho sức khỏe.

Bazaar Vietnam đã giúp bạn giải đáp thắc mắc rau chùm ngây kỵ với gì. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích trong việc sử dụng rau chùm ngây để ăn và làm thuốc.

>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm