Những bộ phim thần thoại hay nhất mọi thời đại giúp bạn thỏa trí tưởng tượng

Nếu yêu thích các phim thần thoại Hy Lạp cũng như dòng phim thần thoại, bạn đừng bỏ qua 11 bộ phim này!

phim hay về thần thoại Hy Lạp

Phim hay về thần thoại Hy Lạp bao gồm những phim nào? Trước tiên, mời bạn tìm hiểu về các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Tất cả được con người tưởng tượng ra nhằm lý giải những hiện tượng bí ẩn của thiên nhiên, cũng như thỏa mãn tâm tư, ước nguyện của con người. Trong đó, thần Zeus cùng với 2 người em của mình là Poseidon và Hades lần lượt thống trị trần gian, biển cả và địa ngục.

Mỗi vị thần có những đặc điểm khác nhau, cộng thêm những mối quan hệ phức tạp khiến họ có nhiều con cái cũng như kẻ thù.

Đỉnh thần linh Olympus khi được đưa lên phim không chỉ là cuộc chiến giữa các vị thần mà còn là cuộc chiến giữa người với người. Tiêu biểu là bộ phim Troy 2004 và Hercules 2014, hai bộ phim về con người trong thế giới khổng lồ của các thần linh.

1. Phim hay về thần thoại Hy Lạp: Người hùng thành Troy – Troy (2004)

Bộ phim sử thi quy tụ dàn sao nam hạng A bao gồm Brad Pitt, Eric Bana và Orlando Bloom với kinh phí lên tới 200 triệu USD. Phim xếp thứ 8 trong danh sách các phim có doanh thu cao nhất năm 2004.

Phim hay về thần thoại Hy Lạp: Troy - Người hùng thành Troy (2004)

Nội dung phim: Hoàng tử Paris của thành Troy đem lòng yêu vợ của vua Menelaus và dụ nàng theo mình về Troy. Điều này khiến vua Menelaus tức giận, bèn liên minh với vua xứ Mycenae tạo thành đội quân Hy Lạp hùng mạnh với hơn 1.000 thuyền chiến đem quân đi đánh Troy.

Achilles (A-Sin) là tướng quân vĩ đại của Mycenae nhưng anh lại không muốn tham gia cuộc tranh giành lãnh thổ này. Tuy nhiên, người em họ của anh là Patroclus lại mang giáp, mũ, giày, đeo khiên của anh rồi dẫn quân ra trận. Patroclus bị hoàng tử Hector (anh của Paris) cắt cổ, điều này khiến Achilles tức giận và một mình đến khiêu chiến Hector.

Sau một trận thư hùng, Hector bị giết chết. Sau đó quân Hy Lạp dùng chiến thuật ngựa gỗ (con ngựa thành Troy) để đánh chiếm thành Troy. Đáng tiếc trong trận chiến này, Achilles đã bị Paris giết chết bằng những mũi tên vào gót chân và ngực. Đây cũng chính là nguồn gốc của câu nói “gót chân A-sin”.

2. Cuộc chiến giữa các vị thần – Clash of the Titans (2010)

Phim hay về thần thoại Hy Lạp này đem về doanh thu 493 triệu USD và được làm tiếp phần 2 là Wrath of the Titans 2012.

Clash of the Titans - Cuộc chiến giữa các vị thần (2010)

Phim thần thoại Hy Lạp tiêu diệt Medusa

Nội dung phim: Phim thần thoại Hy Lạp tiêu diệt Medusa kể về á thần Perseus, là con của thần Zeus và Danaë, vợ của Acrisius. Zeus đem lòng yêu mến Danaë nên đã nhiều lần biến thành Acrisius để ngủ với vợ anh ta. Sau khi phát hiện sự việc, Acrisius đã cho vợ con vào hòm ném xuống biển. May mắn thay, Perseus được một ngư dân già cứu sống. Còn Acrisius bị Zeus cho sét đánh trở thành quái vật với hình thú gớm ghiếc.

Sau một trận bão do thần địa ngục Hades gây ra, Perseus được các anh hùng của vùng đất Argos cứu sống và gia nhập đội quân đi tiêu diệt thủy quái khổng lồ Kraken để giải cứu Argos và công chúa Andromeda.

Muốn tiêu diệt Kraken phải có đầu của Medusa để làm Kraken hóa đá. Trong các trận chiến này, Perseus đã giết chết Calibos (thật ra chính là Acrisius biến dạng thành). Anh lấy được đầu Medusa, khiến Kraken hóa đá. Hades bị Zeus đuổi xuống địa ngục và Argos trở lại bình yên.

3. Chiến binh bất tử – Immortals (2011)

Immortals - Chiến binh bất tử (2011)

Cách dàn dựng Immortals gợi khán giả nhớ tới bộ phim 300, từ tạo hình nhân vật đến bối cảnh làng mạc. Tuy nhiên, Immortals chinh phục người xem về mặt thị giác với nhiều trường đoạn đẫm máu, hồi hộp, gây sốc khiến khán giả giật mình. Nổi bật là trận chiến Thermopylae với không khí nghẹt thở, chết chóc. 20 phút bạo lực đẹp mắt cuối phim có thể khiến khán giả đồng loạt trầm trồ.

Nội dung phim: Sau khi những người khổng lồ Titan bị giam cầm dưới lòng núi địa ngục Tartarus, lãnh chúa Hyperion quyết tâm trở thành Chúa tể thế giới. Hắn truy lùng chiếc cung của Thần chiến tranh Ares để giải phóng các Titan và gây ra cuộc hỗn chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

Ngoài những cảnh quay quá sức hoành tráng khiến khán giả phải căng mắt suốt bộ phim, Immortals còn tạo điểm nhấn bởi sự trẻ trung và lộng lẫy của các vị thần. Không già nua và khổng lồ như các phim trước, từ thần Zeus, Athena đến Poseidon đều trẻ trung, quyến rũ và bé nhỏ như con người.

4. Loạt phim Percy Jackson (2010-2013), phim hay về thần thoại Hy Lạp

Đây là 2 bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Rick Riordan. Phần 1 – Percy Jackson: The Lightning Thief ra rạp năm 2010 và gặt hái doanh thu 226 triệu USD, mở đường cho Phần 2 – Percy Jackson: Sea of Monsters ra rạp năm 2013.

phim Percy Jackson, phim hay về thần thoại Hy Lạp

Percy Jackson: Sea of Monsters. Từ trái qua: Logan Lerman, Alexandra Daddario. ph: Murray Close/TM and Copyright/©20th Century Fox. All rights reserved./Courtesy Everett Collection

Nội dung phim: Những bộ phim về quái vật thần thoại phải nói tới loạt phim Percy Jackson. Phim kể về cuộc phiêu lưu của chàng trai Percy Jackson trong thế giới thần thoại Olympus nhưng đã được hiện đại hóa với những tình tiết hài hước, trẻ trung. Đây sẽ là lần đầu tiên bạn nhìn thấy thần linh dùng smartphone hay Google.

Percy Jackson là con của thần biển Poseidon và một người phàm. Cậu được đưa đến trại Á thần, nơi Percy gặp gỡ những thanh niên Á thần cũng có xuất thân và năng lực đặc biệt giống như cậu.

Percy kết bạn với cô gái Annabeth (con của nữ thần Athena) và chàng trai nửa người nửa dê Grover trên hành trình tìm lại tia chớp bị đánh cắp của thần Zeus, đánh bại thủ phạm là Luke, con trai thần Hermes.

Ở phần 2, nhóm bạn cùng với người anh độc nhãn hậu đậu Tyson của Percy lại cùng nhau đi lấy bộ lông cừu vàng để cứu cây bảo vệ Thalia. Ác thần Luke cũng muốn đoạt chiếm bộ lông cừu vàng để đánh thức thần Kronos đang bị giam giữ dưới ngục sâu.

5. Phim thần thoại Hy Lạp Hercules (2014)

hình ảnh phim Hercules (2014)

Phim hay về thần thoại Hy Lạp này nhận được rất nhiều lời khen ngợi về phần kịch bản, kỹ xảo và diễn xuất. Thân hình vững chãi như một quả núi của Dwayne Johnson biến anh thành lựa chọn không thể thích hợp hơn cho vai Hercules. Phim đạt doanh thu 245 triệu USD.

Để so sánh, trong cùng năm cũng có một bộ phim cùng đề tài là The legend of Hercules (Huyền thoại Hercules) do Kellan Lutz thủ diễn và chỉ đem về doanh thu lỗ vốn 61.3 triệu USD.

Dwayne Johnson

Nội dung phim: Phim chiến tranh Hy Lạp cổ đại này lấy bối cảnh sau khi Hercules đã bị mất vợ con, gia đình duy nhất còn lại với anh là 6 chiến binh trong đội quân đánh thuê cùng anh vào sinh ra tử. Nhận được lời cầu viện của vua Cotys, đội quân của Hercules quyết định đi tiêu diệt bạo chúa hung hãn Rhesus và xem như đây là phi vụ cuối cùng. Nhưng sau khi lập công và bắt được Rhesus, Hercules mới nhận ra anh đã bị lừa bịp, tất cả chỉ là mưu đồ mở rộng lãnh thổ của vua Cotys và anh cũng phát hiện chân tướng ai là kẻ chủ mưu hại chết gia đình mình.

Bộ phim được yêu thích vì nó không xoay quanh cuộc chiến của các vị thần, mà là cuộc chiến giữa người với người, giống như bộ phim Troy. Hercules không còn là vị á thần bách chiến bách thắng, anh cũng có thể bị thương và cần đến sự giúp sức của đồng đội.

6. Đế chế trỗi dậy – 300: Rise of an Empire (2014)

Bảy năm sau thành công của bộ phim 300, hãng Warner Bros tiếp tục thực hiện phần 2 với các trận thủy chiến căng thẳng, kịch tích và mãn nhãn hơn.

300: Rise of an Empire - Đế chế trỗi dậy (2014)

Nội dung phim: Sau khi tiêu diệt binh đoàn 300 người của vua Leonidas, vua Xerxes tiếp tục đưa đạo quân Ba Tư của mình đi chinh phạt khắp các thành phố Hy Lạp. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của dũng tướng Themistocles, quân đội thành Athens đã anh dũng bảo vệ lãnh thổ của mình, tạo ra 2 trận thủy chiến lịch sử Artemisium và Salamis.

Những màn đối đầu trong phần 2 này kích thích trí não với nhiều mưu mẹo và chiến thuật hơn hẳn phần 1. Tuy nhiên, cái hay của phim không nằm ở tuyến nhân vật chính diện mà lại nằm ở vai phản diện, nữ thần chiến tranh Artemisia do Eva Green thủ diễn.

Khát máu nhưng quyến rũ, Eva Green đã thể hiện được nội tâm phức tạp và mâu thuẫn của nhân vật. Mối tình tréo ngoe nóng bỏng giữa Artemisia và Themistocles cũng là một điểm nhấn thu hút của phim.

7. Phim hay về thần thoại Hy Lạp: Nữ thần chiến binh – Wonder Woman (2017)

Wonder Woman - Nữ thần chiến binh (2017)

Đây là bộ phim hay nhất của Vũ trụ điện ảnh DC mở rộng tính cho tới hiện nay, gặt hái doanh thu tới 822 triệu USD, đem về vô số đề cử và giải thưởng. Với chủ đề ca ngợi nữ quyền, Wonder Woman là bộ phim được nhắc tới nhiều nhất năm 2017, đem lại vinh quang cho nữ chính Gal Gadot.

hình ảnh phim Wonder Woman

Nội dung phim: Bộ phim lấy bối cảnh Thế chiến thứ I vào năm 1918, nội dung xoay quanh công chúa Diana xứ Themyscira, con của thần Zeus và nữ hoàng Hippolyta.

Năm xưa, thần chiến tranh Ares tìm cách tiêu diệt các vị thần khác và toàn bộ nhân loại, nhưng đã bị thần Zeus đánh bị thương. Thần Zeus để lại một thanh kiếm “diệt quỷ” cho người dân xứ Themyscira, phòng khi Ares quay lại.

Chàng phi công Steve Trevor là một điệp viên phe Đồng Minh được cài vào Đế quốc Đức. Máy bay của anh bị truy đuổi và rơi xuống vùng biển Themyscira. Sau khi được cứu sống, Steve kể cho Diana về cuộc chiến đang diễn ra bên ngoài hòn đảo nhỏ của cô. Tin rằng chiến tranh là do Ares gây ra, Diana đã mang theo cho mình bộ giáp và thanh kiếm “Diệt quỷ” để cùng Steve truy giết Ares, chấm dứt chiến tranh.

Những bộ phim thần thoại hay nhất mọi thời đại

1. Chúa tể những chiếc nhẫn – The Lord of the Rings (2001-2003)

Chúa tể những chiếc nhẫn - The Lord of the Rings (2001-2003)

Một trong những bộ phim thần thoại hay nhất mọi thời đại là Chúa tể những chiếc nhẫn. Loạt phim 3 tập của đạo diễn Peter Jackson được tiến hành quay cùng lúc trong 8 năm ở New Zealand. Chúa tể những chiếc nhẫn thực hiện dựa trên bộ truyện cùng tên của tác giả J. R. R. Tolkien.

Ba tập của phim bao gồm: Chúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thần – Lord Of The Rings Fellowship Of Ring (2001), Chúa tể những chiếc nhẫn: Hai tòa tháp – The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (2002) và Chúa tể những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua – The Lord of the Rings: The Return of the King (2003).

Ở phần 1, anh chàng hobbit Bilbo Baggins trao lại chiếc nhẫn quý giá của mình cho cháu trai Frodo – người phát hiện ra nó giữ cho chúa tể Sauron độc ác còn sống và cần phải tiêu diệt nó (One Ring). Frodo và 8 người bạn bắt đầu hành trình đến núi Doom ở Mordor để tiêu diệt nhẫn. Chỉ nơi đây mới hủy diệt được chiếc nhẫn này. Phim có nhiều sinh vật thần thoại cổ điển, chẳng hạn như yêu tinh, rồng, người lùn, Orc và phù thủy.

Ở phần 2, hai người Hobbit Frodo và Sam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đầy cam go của họ đến Mordor. Trên đường đi, họ gặp sinh vật nham hiểm Gollum. Yêu tinh Gollum luôn muốn đánh cắp chiếc nhẫn. Trong khi đó, Aragorn, Legolas và Gimli đến vương quốc Rohan đang có nội chiến. Tại đây họ gặp Gandalf đã được hồi sinh. Còn Merry và Pippin trốn thoát được bọn Uruk-hai. Cả hai gặp người cây Treebeard và chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Isengard.

Tác giả J.R.R. Tolkein đã dựa trên nhiều câu chuyện thần thoại từ khắp châu Âu để tạo ra truyền thuyết về Trung Địa. Bộ phim được đề cử cho 6 giải Oscar, bao gồm cả Phim hay nhất.

Phần cuối cùng, Frodo và người bạn đồng hành Samwise Gamgee cuối cùng đã tiến vào Mordor và hủy diệt chiếc nhẫn. Trong khi đó, những người bạn của họ chiến đấu với lực lượng của Mordor tại thủ đô Gondor của thành Minas Tirith. Phần này dựa trên truyền thuyết thời trung cổ về một vị vua trở về vương quốc của mình. Phim giành được giải Oscar cho Phim hay nhất.

2. Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban – Harry Potter and The Prisoner of Azkaban (2004)

Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban

Ở phần phim thứ ba của loạt phim giả tưởng này, Harry Potter đang học năm thứ ba tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts. Trong tập này, Harry có một mối đe dọa mới: Một trong những đệ tử tận tụy nhất của chúa tể Voldemort trốn thoát khỏi nhà tù Azkaban và tìm cách trả thù cậu.

Mặc dù loạt phim Harry Potter có nhiều sinh vật thần thoại, song tập phim này có một sinh vật thần thoại nổi bật được gọi là “Hippogriff” tên Buckbeak. Buckbeak được nhà thơ người Ý Ludovico Ariosto tạo ra vào những năm 1500. Phim được đề cử cho hai giải Oscar: Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất và Nhạc phim xuất sắc nhất.

3. Thế thân – Avatar (2009)

Những bộ phim thần thoại viễn tưởng hay nhất Avatar (2009)

Những bộ phim thần thoại viễn tưởng hay nhất phải nhắc tới Avatar.

Nội dung phim kể về Jake Sully (Sam Worthington), một người lính thủy đánh bộ bắt đầu thực hiện sứ mệnh đến hành tinh Pandora. Ở đây, Jake sẽ kết nối thần kinh với thế thân của mình để xâm nhập và tìm hiểu về người Na’vi rồi báo cáo cho cấp trên.

Mục tiêu của các lãnh đạo là xâm chiếm hành tinh này. Khi biết chuyện, Jake và vài đồng nghiệp đã bỏ trốn đến với người Na’vi.

Người Na’vi ở Pandora thờ một nữ thần tên là Eywa, được so sánh với các vị thần ngoài đời thực khác, chẳng hạn như Gaia – mẹ trái đất; Jörð trong thần thoại Bắc Âu và Papatuanuku – nữ thần đất Maori.

4. Những bộ phim thần thoại viễn tưởng hay nhất: Coco (2017)

Những bộ phim thần thoại viễn tưởng hay nhất: Coco (2017)

Cậu bé Miguel có ước mơ trở thành một nhạc sĩ như thần tượng của mình Ernesto de la Cruz. Song gia đình cậu bé có lệnh cấm âm nhạc từ nhiều thế hệ. Rồi trong ngày lễ Mexico Día de Muertos, Miguel đã lạc vào Vùng đất của người chết để chứng minh tài năng của mình và khám phá sự thật về lịch sử của gia đình mình.

Lấy cảm hứng từ truyền thuyết và truyền thống của ngày lễ Mexico Día de Muertos, Ngày của Người chết, bộ phim hoạt hình Coco cũng sử dụng thần thoại Aztec trong việc mô tả Xoloitzcuintli – động vật đóng vai trò dẫn đường cho mọi người đến thế giới bên kia. Người Aztec cho là những sinh vật thiêng liêng có mối quan hệ giữa sự sống và cái chết. Phim đã giành được hai giải Oscar: Phim hoạt hình hay nhất và Bài hát gốc hay nhất.

Nếu đam mê đọc truyện cổ Hy Lạp cũng như muốn xem những bộ phim thần thoại hay nhất mọi thời đại, bạn đừng nên bỏ qua 11 bộ phim hay về thần thoại Hy Lạp này nhé. Sức sáng tạo và công nghệ làm phim hiện đại sẽ giúp bạn thỏa mãn không chỉ phần nghe nhìn, mà còn để lại nhiều bài học đắt giá.

>>> Xem thêm: 6 BỘ PHIM SỬ THI HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam