Nước ép nho có tác dụng gì? Cẩn thận dùng nho có thuốc trừ sâu

Nước ép nho vị ngọt đậm, cung cấp nhiều năng lượng, vitamin, chất chống oxy hóa. Uống nước ép nho có thể hạn chế các bệnh về tim, trị báo bón, kiểm soát huyết áp.

Nho thường có các loại phổ biến như nho đỏ, xanh, tím, nho có hạt và nho không hạt. Quả nho có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép, thạch nho, mứt nho, nho khô hay rượu vang. Nước ép nho là một trong những thức uống vừa ngon miệng, vừa bổ sung năng lượng, dinh dưỡng. Nước ép nho có tác dụng gì hay nước ép nho mix với gì ngon? Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

Nước ép nho có tác dụng gì?

Nước ép nho có tác dụng gì? Cẩn thận với nho có thuốc trừ sâu

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gam nho đỏ hoặc nho xanh chứa các chất dinh dưỡng sau:

Chất dinh dưỡngNho đỏ không hạtNho xanh không hạt
Nước78,2 gam 79,9 gam
Protein0,91 gam0,9 gam
Tổng lượng đường17,3 gam16,1 gam
Canxi10 mg 10 mg
Sắt0,16 mg 0,2 mg
Magie8,6 mg 7,1 mg
Phốt pho25 mg 22 mg
Kali229 mg 218 mg
Natri7 mg 3 mg
Vitamin C3,3 mg 3 mg

Nước ép nho được ép từ quả nho tươi. Bổ sung nước ép này vào thực đơn đem đến những lợi ích sau:

1. Làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư

Nho chứa polyphenol, chủ yếu có trong vỏ và hạt nho. Theo các nghiên cứu, polyphenol có tiềm năng ngăn ngừa các loại ung thư ở gan, bàng quang, tuyến tiền liệt, cổ tử cung. Không chỉ nước ép, rượu vang làm từ nho đỏ cũng có thể có những lợi ích như giảm nguy cơ ung thư trực tràng. Theo đánh giá vào năm 2023, việc tiêu thụ rượu vang đỏ ở mức độ vừa phải có thể có lợi trong việc ngăn ngừa ung thư vú.

>>> Đọc thêm: 10 công thức sinh tố rau giảm cân tiêu mỡ bụng cấp tốc

2. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy các hợp chất hoạt tính sinh học trong nho có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch. Theo đó, việc bổ sung chiết xuất hạt nho vào chế độ ăn uống có thể có lợi cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều này là do nó có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp. Bên cạnh đó, polyphenol trong nho chứa các đặc tính chống oxy hóa, có thể chống lại các yếu tố gây tim mạch.

3. Kiểm soát huyết áp

Hàm lượng kali có trong nho có khả năng kiểm soát huyết áp.

Tăng lượng kali có thể giúp mọi người kiểm soát huyết áp. Lượng kali này thay đổi tùy theo từng loại nho. Trung bình 100 gam sẽ chứa lượng kali như sau:

• Nho xanh không hạt 218 miligam (mg).

• Nho đỏ không hạt 229 mg.

• Nước ép nho tím cô đặc 50 mg.

• Nước ép nho trắng cô đặc 49 mg.

>>> Đọc thêm: 10 tác dụng và 11 công thức làm nước ép củ dền giảm cân

4. Nước ép nho có tác dụng gì? Giảm táo bón

Ăn nhiều rau xanh và trái cây là một trong những khuyến cáo giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón. Chất xơ trong trái cây có tác động tích cực đến độ đặc của phân, hệ vi sinh đường ruột và tần suất đi tiêu. Nho chứa nhiều nước và chất xơ. Những chất này giúp cơ thể giữ đủ nước, đi tiêu đều đặn và giảm nguy cơ táo bón.

5. Giảm viêm da dị ứng

Một nghiên cứu năm 2022 trên chuột cho thấy chất chống oxy hóa trong nho có thể giảm vấn đề về viêm da dị ứng. Điều này có thể là do polyphenol trong nho có tác dụng chống viêm.

6. Cải thiện bệnh tiểu đường

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, nho là trái cây phù hợp để thỏa mãn sở thích ăn ngọt mà không cần tiêu thụ nhiều đường. Lượng đường tự nhiên trong trái cây tươi có khả năng làm giảm nồng độ glucose trong máu lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường. Như vậy, nếu muốn nhâm nhi đồ ngọt nhưng không làm tăng đường huyết đột biến, bạn có thể thử với quả nho hoặc nước ép nho. Tuy nhiên, bạn cần cân đối lượng đường trong chế độ ăn uống ở mức hợp lý.

>>> Đọc thêm: 8 cách làm nước ép dứa giảm cân và những lưu ý khi uống

Nước ép nho mix với gì ngon?

mix nho với gì?

Với nước ép nho nguyên chất, bạn chỉ cần ép từ nho tươi, pha thêm nước lọc nếu muốn uống loãng. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nho với các loại rau củ hoặc trái cây khác. Dưới đây là một số món nước ép mix từ nho với các nguyên liệu khác.

1. Nước ép nho và lê

Nguyên liệu: 100 gam nho, 1 quả lê, đá (tùy thích)

Cách làm:

• Ngâm nho, lê trong nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Lê gọt vỏ, bổ đôi, cắt miếng vừa để ép.

• Cho nho, lê đã chuẩn bị vào máy ép và tiến hành ép nước. Hỗn hợp thu được có vị ngọt mát. Nếu muốn uống loãng, bạn có thể pha thêm một ít nước ép trong lúc ép. Cả nho và lê đều có vị ngọt nên bạn không cần pha thêm đường.

2. Nước ép nho với mận và xí muội

Nguyên liệu: 100 gam nho, 50 gam mận, 10 gam xí muội, mật ong, đá (tùy thích).

Cách làm:

• Mận, nho rửa sạch rồi tiến hành ép lấy nước cốt.

• Cho nước ép ra ly, thêm mật ong và xí muội vào rồi khuấy đều.

• Nước ép nho với mận và xí muội có vị hài hòa, chua ngọt vừa đủ, xen lẫn chút vị mặn. Bạn có thể thêm đá cho món nước thêm mát lạnh.

>>> Đọc thêm: Vì sao chuối giúp giảm cân? 5 cách làm sinh tố chuối giảm cân siêu hiệu quả

3. Nước ép nho dưa hấu

 dưa hấu và nho

Nguyên liệu: 100 gam nho, nửa quả dưa hấu, đá (tùy thích).

Cách làm:

• Rửa sạch nho và dưa hấu. Dưa hấu gọt vỏ, cắt thành những thanh dài để ép.

• Cho nho và dưa hấu vào ép nước. Dưa hấu chứa nhiều nước và có vị ngọt tự nhiên nên bạn không cần cho thêm nước và đường vào thức uống. Bạn có thể vắt nửa tép quất vào nước ép để cân bằng hương vị và tạo mùi thơm hấp dẫn.

4. Nước ép nho và việt quất

Nguyên liệu: 100 gam nho, 50 gam việt quất, 1 hũ sữa chua không đường, đá (tùy thích).

Cách làm:

• Rửa sạch nho với việt quất rồi để ráo.

• Tiến hành ép nho và việt quất đã chuẩn bị. Khi đổ hỗn hợp ra ly, bạn cho vào 1 hũ sữa chua không đường. Thành phẩm thu được hơi sánh đặc hơn nước ép nhưng không đặc như sinh tố. Sữa chua giúp cân bằng độ ngọt cho món nước. Bạn có thể thêm đá để nước ép thêm mát lạnh và dễ uống hơn.

5. Nước ép nho bạc hà

Nguyên liệu: 100 gam nho, 1 nhánh nhỏ gừng, 7 – 9 lá bạc hà, mật ong, đá.

Cách làm:

• Rửa sạch các nguyên liệu gồm nho, gừng và bạc hà. Sau đó, bạn cắt gừng thành những lát thật mỏng.

• Cho nho, gừng và lá bạc hà vào máy ép, ép lấy nước cốt.

• Rót thành phẩm ra ly, thêm mật ong tùy theo khẩu vị.

>>> Đọc thêm: Công thức làm 7 món sinh tố bơ giảm cân tại nhà

Lưu ý khi uống nước ép nho

Lưu ý khi uống

Nho có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải dùng càng nhiều là càng tốt. Khi uống nước ép nho, bạn nên lưu ý một số điều sau:

1. Cẩn thận với nguy cơ thuốc trừ sâu

Nhóm công tác môi trường (EWG) lập danh sách hàng năm các loại trái cây và rau quả có hàm lượng dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất, được gọi là Dirty Dozen. Nho đứng thứ 4 trong danh sách năm 2024. Điều này cho thấy việc ăn quả nho hay uống nước ép có nguy cơ tiêu thụ lượng lớn thuốc trừ sâu. Vì vậy, bạn cần tìm mua nho ở nơi uy tín hoặc mua nho hữu cơ. Đồng thời trước khi sử dụng, bạn nhớ rửa kỹ nho với nước muối pha loãng nhé.

2. Nho có thể tương tác với thuốc trị bệnh

Nho có thể kỵ với một số loại thuốc nhất định. Ví dụ thuốc điều trị bệnh tim và thuốc chống đau máu. Nếu đang điều trị các bệnh này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn uống nước nho thường xuyên nhé.

3. Nguy cơ dị ứng

Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng nho vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng. Nếu có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, bạn nên thử nho với lượng nhỏ trước nhé.

>>> Đọc thêm: Bật mí 5 cách làm nước ép mướp đắng giảm cân cực dễ

4. Không uống quá nhiều nước ép nho

Uống quá nhiều nước ép nho trong một ngày là điều không tốt. Nhìn chung, bạn không nên uống quá 250ml nước ép trái cây nguyên chất mỗi ngày. Uống quá nhiều nước ép nho có thể tăng lượng đường, cản trở hấp thụ sắt. Bên cạnh đó, bạn nên dùng xen kẽ nước ép và trái cây tươi. Ăn trái cây tươi trực tiếp sẽ hấp thụ trọn vẹn chất xơ hơn việc uống nước ép.

5. Không bảo quản nước ép nho quá lâu

Nước ép trái cây nói chung nên được uống ngay sau khi ép để giữ được dinh dưỡng và độ tươi ngon. Nếu bảo quản ở tủ lạnh, bạn nên uống trong vòng 2 – 3 tiếng. Đặc biệt, bạn không nên uống nước ép nho để qua đêm.

Tiêu thụ quá nhiều kali có thể gây hại cho những người có bệnh thận. Nếu thận không thể loại bỏ lượng kali dư ​​thừa ra khỏi máu, điều này có thể gây tử vong.

6. Uống nước ép nho thời điểm thích hợp

Bạn không nên uống nước ép trái cây khi bụng đói. Lúc này, lượng axit trong trái cây sẽ không tốt cho dạ dày. Thời điểm tốt nhất để uống nước ép trái cây là sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Nước ép nho mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như giảm táo bón, tốt cho huyết áp, tim mạch. Bạn có thể kết hợp nho với các loại trái cây khác nhau để có món nước nhiều hương vị thơm ngon. Khi chọn mua nho, bạn nên xem kỹ xuất xứ và chọn mua ở nơi uy tín để hạn chế ăn phải nho chứa nhiều thuốc trừ sâu nhé.

>>> Đọc thêm: 9 cách làm nước ép ớt chuông giảm cân thần tốc

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm