Ai cũng nên biết: Tác hại của bột ngọt khi ăn quá nhiều

Tác hại của việc ăn nhiều bột ngọt (mì chính) với sức khỏe là gì? Cùng tìm hiểu ngay!

Bột ngọt (mì chính) là một loại phụ gia thực phẩm thường dùng để tăng hương vị món ăn. Nhiều người tin rằng tác hại của bột ngọt gây ra chứng đau đầu, hen suyễn và tổn thương não. Hãy cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu những tác hại của việc ăn nhiều bột ngọt chính xác là gì.

Bột ngọt là gì?

những tác hại của việc ăn nhiều bột ngọt là gì

Bột ngọt (hay còn gọi là mì chính) là chất tăng hương vị monosodium glutamate (MSG). Nó là muối natri của axit L-glutamic, được tạo ra bằng cách lên men công nghiệp tinh bột, củ cải đường, mía hoặc mật đường. Bột ngọt không chứa gluten, được FDA (Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại là phụ gia thực phẩm (E621).

Mặc dù bột ngọt (mì chính) có chứa natri nhưng nó chỉ bằng 1/3 lượng bạn nhận được với cùng một lượng muối. Ngoài natri, bột ngọt còn chứa glutamate. Do vai trò của glutamate là chất dẫn truyền thần kinh nên đã có câu hỏi đặt ra là tác hại của bột ngọt có phá vỡ chức năng dẫn truyền thần kinh của glutamate trong não hay không? Ngoài ra, tác hại của mì chính có còn gây ra những hệ luỵ gì cho sức khỏe? Hãy cùng tìm lời giải đáp tiếp sau đây.

>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA GỪNG NGÂM MẬT ONG, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Tác hại của bột ngọt là gì? Ăn bột ngọt có an toàn không?

Ăn bột ngọt có an toàn không?

Bột ngọt bị mang “tiếng xấu” vào những năm 1960 khi bác sĩ người Mỹ, gốc Hoa Robert Ho Man Kwok viết một lá thư cho Tạp chí Y học New England giải thích rằng ông bị ốm sau khi ăn đồ ăn Trung Quốc có thể có chứa bột ngọt. Tác hại của việc sử dụng bột ngọt gây ra cảm giác nóng rát dọc sau gáy, tức ngực, buồn nôn và đổ mồ hôi. Sau đó, nhiều nghiên cứu cho rằng bột ngọt có độc tính cao.

Tuy nhiên, bằng chứng hiện tại đặt câu hỏi về tính chính xác của nghiên cứu tác hại của bột ngọt trước đây vì nhiều lý do như:

• Thiếu các nhóm kiểm soát đầy đủ

• Nghiên cứu với số lượng nhỏ, không toàn diện

• Sai sót về phương pháp

• Thiếu sự chính xác về liều lượng

• Việc sử dụng liều lượng cực cao vượt xa liều lượng tiêu thụ trong chế độ ăn thông thường

• Việc sử dụng bột ngọt thông qua các con đường ít hoặc không liên quan đến chế độ ăn uống qua đường miệng, chẳng hạn như tiêm.

Mặc dù cũng có một số ít người cho biết họ nhạy cảm với bột ngọt (mì chính) nhưng các nghiên cứu khoa học vẫn chưa cho thấy bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào giữa bột ngọt và các phản ứng nguy hiểm ở người. Ngày nay, các cơ quan y tế như Ủy ban chuyên gia chung của FAO/WHO về Phụ gia Thực phẩm (JECFA), FDA và Hiệp hội An toàn Thực phẩm châu u (EFSA) xem bột ngọt là an toàn nếu tiêu thụ với lượng vừa phải.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

Khoa học nói gì về tác hại của mì chính?

Khoa học nói gì về tác hại của mì chính?

Bột ngọt được cho là có liên quan đến béo phì, rối loạn chuyển hóa nhiễm độc não… Nghiên cứu hiện tại nói gì về tác hại của bột ngọt (mì chính) với sức khỏe?

1. Tác hại của bột ngọt ảnh hưởng đến năng lượng tiêu thụ

Nghiên cứu trước đây cho thấy bột ngọt phá vỡ tác dụng truyền tín hiệu của hormone leptin trong não. Leptin có nhiệm vụ báo cho cơ thể biết rằng đã ăn đủ. Nghĩa là bột ngọt làm tăng lượng calo nạp vào.

Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy tác động của bột ngọt với lượng năng lượng tiêu thụ trái ngược nhau. Một số nghiên cứu cho thấy bột ngọt làm giảm sự thèm ăn, trong khi số khác cho rằng đặc tính tăng hương vị của bột ngọt khiến cơ thể muốn ăn nhiều hơn.

Những kết quả trái ngược nhau có thể liên quan đến thành phần dinh dưỡng của bữa ăn hơn là vì bột ngọt. Vì vậy cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác hại của việc ăn bột ngọt nhiều.

2. Tác hại của mì chính gây béo phì và rối loạn chuyển hóa

Bột ngọt có liên quan đến việc tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chất phụ gia này ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin, lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây đã sử dụng các phương pháp không chính xác để xác định mức tiêu thụ bột ngọt, chẳng hạn như tiêm thay vì uống. Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng lên não mà không liên quan đến chế độ ăn uống.

Lượng bột ngọt tiêu thụ trong chế độ ăn uống không có khả năng ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể hoặc quá trình chuyển hóa chất béo. Thế nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn trên con người để xác định tác hại của bột ngọt là gì.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

3. Những tác hại của bột ngọt ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ

mì chính ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ

Bột ngọt có chứa glutamate. Glutamate đóng nhiều vai trò quan trọng trong chức năng não. Đầu tiên, nó hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh – một chất hóa học kích thích các tế bào thần kinh truyền tín hiệu.

Một số nghiên cứu cho rằng bột ngọt có thể dẫn đến nhiễm độc não bằng cách khiến lượng glutamate trong não tăng cao để kích thích quá mức các tế bào thần kinh, dẫn đến chết tế bào.

Tuy nhiên, glutamate trong chế độ ăn uống có thể có ít hoặc không ảnh hưởng đến não. Bởi vì hầu như không có chất nào trong số đó đi từ ruột vào máu hoặc vượt qua hàng rào não.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng sau khi ăn vào, bột ngọt (mì chính) sẽ được chuyển hóa hoàn toàn trong ruột. Từ đó, nó đóng vai trò như một nguồn năng lượng, chuyển đổi thành các axit amin khác hoặc được sử dụng để sản xuất các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau.

>>> Đọc thêm: [BẠN CẦN BIẾT] 13 CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA CÂY THUỐC DÒI

4. Tác hại của việc ăn nhiều bột ngọt gây ra tác dụng phụ

Tác hại của việc ăn nhiều bột ngọt gây ra tác dụng phụ

Một số người có thể gặp tác dụng phụ khi ăn bột ngọt do một tình trạng gọi là phức hợp triệu chứng bột ngọt (MSC). Ước tính ít hơn 1% dân số sẽ gặp tình trạng này sau khi ăn bột ngọt.

Tác hại của bột ngọt (mì chính) gây ra chứng suy nhược, đỏ bừng, chóng mặt, nhức đầu, tê, căng cơ, khó thở và thậm chí mất ý thức. Liều ngưỡng gây ra các triệu chứng ngắn hạn và nhẹ ở những người nhạy cảm là khoảng 3g bột ngọt trở lên không có thức ăn.

Tuy nhiên, 3g là liều rất cao. Một khẩu phần thông thường của thực phẩm giàu bột ngọt chứa ít hơn nửa gam. Do đó ăn 3g bột ngọt cùng lúc là điều khó xảy ra.

5. Tác hại với trẻ em

Trẻ em chuyển hóa glutamate giống như cách người lớn chuyển hóa. Do đó bột ngọt an toàn cho trẻ em khi trẻ ăn với lượng vừa phải.

6. Tác hại của bột ngọt đối với bà bầu

Bột ngọt là gia vị an toàn không chỉ với trẻ em mà cả bà bầu, bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhạy cảm với bột ngọt thì không nên nêm nếm vào thức ăn.

>>> Đọc thêm: TÁC DỤNG VÀ 6 TÁC HẠI CỦA CÂU KỶ TỬ CẦN BIẾT

Thực phẩm nào chứa nhiều bột ngọt?

Thực phẩm nào chứa nhiều bột ngọt?

Bột ngọt (mì chính) có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là những thực phẩm giàu protein. Nó cũng được thêm vào nguyên liệu và các thực phẩm khác trong quá trình chế biến:

Protein từ động vật: thịt gà, thịt bò, cá hồi, cá thu, sò điệp, cua, tôm…

Phô mai: Parmesan, cheddar, Roquefort…

Rau: cà chua, hành tây, bắp cải, đậu xanh, rau bina, nấm, bông cải xanh

Thịt chế biến: pepperoni, thịt xông khói, xúc xích.

Nước sốt: nước tương, sốt cà chua, mù tạt, sốt mayonnaise, sốt thịt nướng, nước sốt salad…

Thực phẩm làm sẵn và đóng gói: súp đóng hộp, cá ngừ đóng hộp, bánh quy giòn, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ có hương vị…

Gia vị hỗn hợp.

Ngoài ra, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như McDonald’s, KFC sử dụng bột ngọt trong các món như gà rán, gà viên và khoai tây chiên.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Cách phòng tránh tác hại của bột ngọt với sức khỏe

Cách phòng tránh tác hại

Khi nói đến tác hại của bột ngọt (mì chính) thì hàng trăm nghiên cứu và nhiều đánh giá khoa học đã kết luận rằng bột ngọt là chất tăng cường hương vị an toàn và hữu ích cho thực phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng mình nhạy cảm với bột ngọt hoặc bất kỳ thành phần thực phẩm nào khác, lời khuyên tốt nhất là nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Ngoài ra, bột ngọt thường được cho vào nhiều trong một số thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn và thực phẩm tại nhà hàng. Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm này thì mức tiêu thụ bột ngọt của bạn có thể cao hơn so với khi bạn nấu ăn tại nhà. Vậy nên nếu bạn muốn giảm lượng bột ngọt bổ sung, hãy nhớ kiểm tra bảng thành phần của thực phẩm đóng gói và gia vị. Đồng thời hãy tự nấu ăn tại nhà nhiều hơn để có bữa ăn chất lượng, cân bằng.

Nên ăn với lượng bao nhiêu để tránh tác hại của mì chính? Thật ra không có quy định nên ăn bao nhiêu bột ngọt mỗi ngày. Bạn chỉ có thể nêm nếm bột ngọt trong nấu ăn hàng ngày sao cho vừa khẩu vị món ăn. Không nên dùng bột ngọt để thay thế hoàn toàn các loại thành phần thực phẩm khác trong khẩu phần ăn.

Mặc dù tác hại của bột ngọt (mì chính) gây lo ngại cho nhiều người. Thế nhưng những bằng chứng về nghiên cứu hiện tại đã cho thấy bột ngọt an toàn nếu ăn với lượng vừa phải. Vậy nên bạn không nên tiêu thụ quá liều lượng và không nên ăn khi gặp phản ứng phụ nhé.

>>> Đọc thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA HẮC KỶ TỬ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm