Những tác hại của tiêm filler chị em cần biết

Những tác hại của tiêm filler có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tiêm filler là một trong những phương pháp thẩm mỹ được nhiều chị em lựa chọn vì được cho là an toàn và không cần can thiệp dao kéo. Tuy nhiên, tác hại của tiêm filler về sau là điều bạn cần biết rõ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Harper’s Bazaar nhé!

Tiêm filler là gì?

Những tác hại của tiêm filler chị em cần biết

Filler là tên gọi tiếng Anh của một chất làm đầy da, chất làm đầy nếp nhăn hoặc chất làm đầy mô mềm mà cơ thể có thể hấp thụ. Tiêm filler là thủ thuật tiêm chất làm đầy vào các đường, nếp nhăn và mô trên khuôn mặt để cải thiện tình trạng da chảy xệ, nếp nhăn và lão hóa da.

Khi bạn già đi, cơ thể ngừng sản xuất elastin và collagen, đồng thời lượng collagen hiện có cũng bắt đầu bị phá vỡ. Điều này dẫn đến mất mỡ, da không được săn chắc và dần lão hóa. Chất làm đầy được dùng để thay thế cho lượng mỡ đã mất trên mặt, môi, dưới mắt hoặc bất cứ nơi nào trên cơ thể. Chúng duy trì độ đàn hồi của da và độ săn chắc của các mô.

Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật và được tiến hành trong khoảng 30 phút. Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của làn da ngay sau khi tiêm. Hiệu quả của phương pháp này có thể kéo dài từ 6 đến 18 tháng, thậm chí vài năm tùy thuộc vào loại chất làm đầy và vị trí tiêm.

Có những loại chất làm đầy nào?

Có những loại chất làm đầy nào?

Ảnh: Healthshot

Trước khi nói đến tác hại của tiêm filler, bạn cần biết rõ về các loại chất làm đầy thường được sử dụng.

1. Axit hyaluronic (HA)

Axit hyaluronic là một loại axit giống như gel xuất hiện tự nhiên trong da của bạn. Chúng giúp da căng bóng, làm mịn các đường xung quanh môi, mắt, trán và giữ nước cho da.

Khi bạn càng lớn tuổi thì cơ thể càng sản xuất ít axit hyaluronic. Tiêm chất làm đầy này sẽ kích thích sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Tuy nhiên, vì cơ thể tái hấp thụ axit hyaluronic nên hiệu quả thường chỉ kéo dài từ 6 đến 12 tháng.

2. Canxi hydroxyapatite (CaHA)

Chất làm đầy này dùng canxi ở dạng hạt cực nhỏ trộn thêm gel và sau đó tiêm vào da bạn. CaHA có tên thương hiệu là Radiesse, thường được dùng cho các nếp nhăn sâu hơn vì gel có độ đặc cao hơn HA. Hiệu quả của tiêm CaHA thường kéo dài khoảng 1 năm.

>>> Đọc thêm: 6 HẬU QUẢ CỦA NÂNG MŨI KHI VỀ GIÀ BẠN CẦN CÂN NHẮC

3. Axit poly-L-lactic

tác hại của tiêm chất làm đầy

Axit phân hủy sinh học này giúp kích thích quá trình sản xuất collagen của làn da, thay vì xóa mờ các nếp nhăn. Chúng giúp da săn chắc và cải thiện tình trạng lão hóa da.

Tên thương hiệu của axit poly-L-lactic là sculptra aesthetic, dùng để điều trị các nếp nhăn sâu và tăng thể tích vùng mỡ bị mất dưới da. Chúng mang lại kết quả trong ít nhất 2 năm nên được xem như chất làm đầy bán vĩnh viễn.

4. Polymethylmethacrylat (PMMA)

Những tác hại của tiêm filler có thể xảy ra nếu bạn không hiểu rõ loại filler được tiêm vào da. Chẳng hạn như PMMA là một trong những chất làm đầy được xem là vĩnh viễn (kéo dài khoảng 5 năm) nhưng bác sĩ lại ít khi sử dụng. Bởi vì chất làm đầy có tác dụng kéo dài thường có tỷ lệ biến chứng cao hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng và nổi cục.

PMMA bao gồm những vi cầu và collagen làm căng da, được bán trên thị trường với tên thương hiệu là Bellafill. Bộ Y tế hiện nay vẫn chưa cấp phép sử dụng loại filler này trong thẩm mỹ.

5. Cấy mỡ tự thân

Kỹ thuật này lấy mỡ từ các bộ phận trên cơ thể bạn, chẳng hạn như mông và tiêm vào vùng mặt để làm đầy. Đây là quy trình hút chất béo khỏi cơ thể thông qua một ống rỗng và đưa vào các vết mổ trên da. Mặc dù cấy mỡ tự thân khá an toàn, không gây ra nhiều tác hại của tiêm filler về sau nhưng hiệu quả không cao, do đó ít người lựa chọn.

>>> Đọc thêm: TIÊM FILLER KIÊNG GÌ? CÁCH CHĂM SÓC SAU TIÊM GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ LÀM ĐẸP

Những tác hại của tiêm filler là gì?

Những tác hại của tiêm filler là gì?

Mặc dù chất làm đầy hầu hết được cơ thể hấp thụ tốt nhưng chúng vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ ngắn hạn hoặc kéo dài không mong muốn.

1. Tác hại của việc tiêm filler – Tác dụng phụ thường gặp

Tác hại của tiêm filler thường xảy ra quanh chỗ tiêm và kéo dài từ 7 đến 14 ngày bao gồm:

• Đỏ
• Sưng tấy
• nhức
• Bầm tím
• Ngứa
• Phát ban

2. Tác hại của tiêm filler về sau – Tác dụng phụ hiếm gặp

Một số biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra sau khi tiêm filler như:

• Nhiễm trùng da

• Chất làm đầy bị rò rỉ qua vết tiêm

• Phẫu thuật loại bỏ các nốt xung quanh chỗ tiêm

• U hạt, một loại phản ứng viêm với chất làm đầy

• Chất làm đầy di chuyển từ vùng này qua vùng khác

• Tổn thương mạch máu

• Tác hại của việc tiêm filler dẫn đến chết mô do lưu lượng máu bị chặn.

Ngoài ra, tác dụng phụ nghiêm trọng của tiêm filler là bị mờ mắt, mất thị lực một phần hoặc mù nếu filler bị tiêm vào mạch máu. Ngoài ra, nếu cơ thể bị dị ứng với chất làm đầy có thể xảy ra sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn cảm thấy có vấn đề về thị lực hoặc đau, khó chịu sau khi tiêm thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

>>> Đọc thêm: CẮT MÍ NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ? 12 MÓN NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

Nguyên nhân gây ra những tác hại của tiêm filler

tác dụng phụ của tiêm filler

1. Tác hại của tiêm filler kém chất lượng

Trên thị trường có bán nhiều loại chất làm đầy kém chất lượng và chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Chẳng hạn như filler được làm từ các sản phẩm tự nhiên bao gồm axit hyaluronic nhưng đôi khi axit hyaluronic có các chất phụ gia khác để liên kết ngang. Chất phụ gia này có thể di chuyển đến các vùng da khác như má, bọng mắt và gây bầm tím, ngứa, sẹo, nhiễm trùng da.

2. Những tác hại của tiêm filler do kỹ thuật tiêm sai cách

Tiêm filler sai cách, sai vị trí sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khỏe. Người tiêm filler phải là bác sĩ thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và được cấp phép hành nghề.

Những người không phải là bác sĩ, không có trình độ chuyên môn thường cũng không biết rõ về tác dụng phụ của chất làm đầy mình sử dụng. Ngoài ra, họ cũng thường bỏ qua các quy trình lâm sàng bắt buộc trước khi tiêm filler như khử trùng và đeo găng tay.

3. Bị dị ứng

Bạn không biết rõ mình bị dị ứng với thành phần chất làm đầy được tiêm vào (ví dụ như collagen). Do đó, bạn có thể gặp phản ứng dị ứng như sốc phản vệ hoặc khó thở.

>>> Đọc thêm: BỊ TRẦY XƯỚC DA NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ VẾT THƯƠNG NHANH KHỎI?

Khi nào không nên tiêm filler?

Khi nào không nên tiêm filler?

Bạn không nên tiêm filler nếu:

• Da của bạn bị viêm vì bất kỳ lý do gì (ví dụ: nếu bạn bị phát ban, nổi mụn, nổi mề đay…).

• Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần phụ nào (đọc nhãn).

• Bạn bị rối loạn chảy máu.

• Bạn đang mang thai, cho con bú hoặc dưới 18 tuổi (sự an toàn chưa được nghiên cứu ở các nhóm tuổi trẻ hơn).

• Da của bạn dễ bị sẹo (ví dụ: bạn bị sẹo lồi hoặc mô sẹo phát triển quá mức).

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA CẤY MÔI SINH HỌC LÀ GÌ VÀ CÓ NÊN CẤY MÔI KHÔNG?

Cách phòng tránh tác hại của tiêm filler về sau

filler cằm

Mặt dù hầu hết chất làm đầy được Bộ Y tế cấp phép là an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện các bước sau để đảm bảo tránh được tối đa tác hại của tiêm filler:

• Không tự ý mua chất làm đầy giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ để tự tiêm.

• Thực hiện tiêm filler trong môi trường y tế với dụng cụ vô trùng, ống tiêm chưa mở và còn dán nhãn. Các phương pháp điều trị được thực hiện tại nhà riêng, khách sạn, spa… đều không an toàn. Bạn cần được tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở điều trị có bác sĩ chuyên khoa giám sát.

• Biết chính xác những chất bạn được tiêm bằng cách đọc rõ thành phần chất làm đầy. Bạn có thể hỏi bác sĩ kỹ hơn về những tác dụng phụ của chất làm đầy để tránh bị dị ứng.

• Trước khi tiêm, hãy nói rõ với bác sĩ về các loại thuốc và chất bổ sung bạn đang dùng. Một số có thể tương tác với thành phần trong chất làm đầy hoặc ảnh hưởng đến khả năng đông máu của bạn.

• Tránh tác hại của tiêm filler bằng các lựa chọn thay thế cho chất làm đầy như kem bôi chống lão hóa, đắp mặt nạ, điều trị da bằng laser… Ngoài ra, bạn hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để bổ sung dưỡng chất cho da.

• Dùng kem chống nắng mỗi ngày để kéo dài tác dụng của vùng da được tiêm filler và hạn chế sự thay đổi sắc tố vết tiêm trên da.

>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG ĂN GÌ, BAO LÂU? 13 LOẠI NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

Giải đáp thắc mắc về tiêm filler

tiêm môi

1. Thời gian phục hồi sau khi tiêm filler là bao lâu?

Thời gian phục hồi của mỗi người là khác nhau. Điều đó sẽ phụ thuộc vào:

• Loại chất làm đầy bạn được tiêm.

• Sức khỏe tổng thể của bạn.

Hầu hết mọi người đều có thể sinh hoạt bình thường ngay sau khi tiêm filler. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng vận động mạnh từ 1 đến 2 ngày.

2. Khi nào cần đi cấp cứu?

Những tác hại của tiêm filler sẽ khiến cơ thể gặp nhiều biến chứng. Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn có triệu chứng:

• Chảy máu hoặc đau quanh chỗ tiêm.

• Da bị nhiễm trùng, sốt hoặc sưng đỏ ở chỗ tiêm.

• Các triệu chứng của dị ứng như sốc phản vệ, khó thở, hụt hơi.

• Gặp vấn đề về thị lực.

Tiêm filler thường an toàn nếu sử dụng chất làm đầy chất lượng tốt và được tiêm bởi bác sĩ có kinh nghiệm, tay nghề cao. Bạn nên biết rõ về những tác hại của tiêm filler để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra để bảo vệ cho sức khỏe của mình nhé.

>>> Đọc thêm: BẮN TÀN NHANG KIÊNG ĂN GÌ? 8 NHÓM THỰC PHẨM CẦN TRÁNH

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm