Liệu pháp ozone là gì? Và vì sao nó là liệu pháp cần thiết cho người trung niên?

Khái niệm sử dụng khí ozone cho cơ thể đang ngày càng phổ biến trong Y khoa. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp ozone đem lại lợi ích trong việc chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Bạn đã hiểu rõ liệu pháp này đến đâu?

Ozone-Therapy-Vitality-Integrative-medicine

Harper’s Bazaar đã từng đề cập đến liệu pháp cung cấp ôxy cho da mặt. Đó là phương pháp làm đẹp không xâm lấn. Nhưng, đẹp thôi chưa đủ. Khỏe và đẹp mới là kim chỉ nam cho việc chăm sóc sắc đẹp một cách toàn diện. Lần này, Harper’s Bazaar giới thiệu đến các bạn liệu pháp truyền ozone vào cơ thể, để cải thiện sức khỏe.

Liệu pháp ozone là gì?

Ozone (O3) về bản chất là một dạng của Ôxy (O2). Khí Ozone được sử dụng trong y khoa ở dạng khí hoặc lỏng để hỗ trợ điều trị bệnh. Ozone còn được xem là một chất dùng để khử trùng hiệu quả.

Gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện ra ozone có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch. Ozone khi được bơm vào máu sẽ tạo ra một lượng nhỏ hydrogen peroxide; và phản ứng với a-xit béo không bão hòa trong máu để tạo thành lipid hydroperoxide. Phản ứng này tạo ra một hiện tượng gọi là “Hormesis”, cho phép các tế bào trong cơ thể nâng cao khả năng tự miễn dịch.

Ozone-Therapy-lieu-phap-ozone-Estethica
Ozone có tác dụng thế nào với cơ thể?

Khi ozone tiếp xúc với máu của cơ thể, các phản ứng tạo ra sẽ hình thành nhiều protein và tế bào hồng cầu hơn. Điều này làm tăng lượng ô-xy có trong cơ thể bạn.

Ozone khi được bơm vào máu cũng góp phần kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, vi-rút, nấm, nấm men và protozoa (động vật nguyên sinh).

Liệu pháp ozone có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh như thế nào?

Liệu pháp ozone có thể sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy ozone an toàn và hiệu quả khi áp dụng điều trị cho các chứng  bệnh sau: vết thương bị nhiễm trùng, rối loạn tuần hoàn, các chứng bệnh lão khoa, thoái hóa điểm vàng, thấp khớp/viêm khớp, ung thư, SARS và AIDS.

• Giúp ổn định nhịp thở

Người bị rối loạn nhịp thở có thể áp dụng liệu pháp bơm ozone vào máu để cải thiện tình trạng này. Bằng cách tăng nồng độ ô-xy trong máu, liệu pháp ozone có thể giúp giảm căng thẳng cho phổi.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 đã xem xét liệu pháp tiêm ozone vào tĩnh mạch; hoặc trộn ozone vào máu để điều trị COPD (chứng phổi tắc nghẽn mãn tính). Kết quả cho thấy liệu pháp ozone có khả năng cải thiện sức khỏe hô hấp ở bệnh nhân COPD (có tiền sử hút thuốc).

Tuy nhiên, ozone không thể dùng để hít thở trực tiếp. Hít thở khí ozone có thể gây kích ứng hoặc tổn thương phổi, đặc biệt là người mắc bệnh hô hấp.

• Giảm biến chứng của bệnh tiểu đường

Liệu pháp ozone cũng góp phần giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Stress ô-xy hóa là tình trạng các gốc tự do và chất chống ô-xy hóa trong cơ thể bị mất cân bằng. Tình trạng này dễ gây ra các biến chứng ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu từ năm 2018 chỉ ra rằng ozone có thể điều chỉnh stress ô-xy hóa bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch và chống ô-xy hoá của cơ thể. Đồng thời, ozone được bơm vào máu còn giúp giảm viêm.

Theo một nghiên cứu năm 2019, liệu pháp ozone còn giúp cho vết thương mau lành; và giảm nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường.

• Tăng cường miễn dịch

Liệu pháp bơm ozone vào máu cũng giúp ích cho bệnh nhân rối loạn hệ miễn dịch. Vì ozone có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cho thấy rằng ozone trộn với máu và tiêm vào người bị nhiễm HIV làm giảm tải đáng kể lượng vi-rút trong vòng hai năm. Từ đó, ozone làm dấy lên hy vọng cải thiện sức khỏe, mở ra một hướng mới trong điều trị HIV–AIDS.

BZ_04_21_BEAUTY_Technique_Ozone-Therapy-lieu-phap-ozone

Lợi ích khác của liệu pháp ozone

Ozone là chất chống ô-xy hóa mạnh. Nó giúp giảm tổn thương do ô-xy hóa gây bởi chứng viêm mãn tính đối với cơ thể và DNA của bạn. Liệu pháp ozone còn giúp làm tăng hoạt động của các enzyme chống ô-xy hóa trong cơ thể. Tóm lại, liệu pháp ozone là một lựa chọn hữu ích để điều trị chứng viêm mãn tính.

Vì vậy, liệu pháp ozone sẽ mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ như:

• Khớp

Ozone góp phần điều trị thành công các chứng rối loạn cơ xương, hội chứng ống cổ tay và viêm bao hoạt dịch.

• Kích hoạt và sửa chữa tế bào gốc

Tế bào gốc của cơ thể hoạt động liên tục để sản xuất ra những tế bào mới cho cơ thể. Ozone có thể giúp tế bào gốc kích hoạt lại thành tế bào mới. Điều này dẫn đến việc tự sửa chữa tế bào diễn ra tốt hơn.

• Trẻ hóa da

 Tế bào da cần được cung cấp ô-xy để trẻ trung. Ozone cung cấp thêm ô-xy giúp trẻ hoá các tế bào da, đẩy lùi lão hóa và diệt khuẩn. Ozone kích thích sản sinh collagen và elastin cho làn da, cũng như phục hồi tuần hoàn thần kinh để tái tạo da.

• Giảm đau

Với đặc tính chống viêm, liệu pháp ozone rất có tác dụng trong việc điều trị chứng đau lưng.

• Chữa lành vết thương

Ngoài khả năng điều trị các vết thương loét trên bàn chân của bệnh nhân tiểu đường, liệu pháp ozone còn mang đến hiệu quả làm giảm các vết loét ở vùng miệng; điển hình là tình trạng nổi mụn rộp ở vùng xung quanh miệng (herpes).

• Đảo ngược tổn thương mô não sau đột quỵ

Khi cơ thể đột quỵ, não bắt đầu mất nguồn cung cấp ô-xy quan trọng, gây ra tình trạng thiếu ô-xy của các tế bào não xung quanh. Khu vực bị thiếu hụt ô-xy này gọi là “penumbra”. Để giảm thiểu tổn thương não, khôi phục ô-xy cho vùng penumbra là điều bắt buộc. Theo nghiên cứu vào năm 2012, việc cung cấp hỗn hợp khí ozone và ô-xy cho các mô não có thể giúp đảo ngược tổn thương mô não.

 • Giảm nguy cơ đau tim

 Liệu pháp cung cấp ozone có thể giảm nguy cơ đau tim và nhồi máu (mô chết do thiếu ô-xy) hoặc rối loạn nhịp tim sau cơn đau tim. Liệu pháp ozone được thực hiện càng sớm sau cơn đau tim và thời gian điều trị càng lâu thì càng mang lại kết quả khả quan.

BZ-ozone-therapy-lieu-phap-ozone-Oreme

Các hình thức điều trị bằng ozone

Có nhiều cách để chữa trị bằng liệu pháp ozone. Có ba hình thức điều trị chính khi sử dụng ozone:

+ Áp dụng trực tiếp lên mô

 Hình thức này áp dụng cho điều trị vết thương nặng. Khí ozone được đưa trực tiếp vào mô của phần cơ thể đang bị ảnh hưởng.

+ Truyền tĩnh mạch

Để điều trị các rối loạn bên trong, khí ozone thường được bơm vào máu lấy ra từ chính cơ thể của bạn. Sau đó, máu đã hòa với ozone được truyền lại vào cơ thể.

Ozone-Therapy-Benefits-NYCIM

+ Tiêm vào cơ bắp

Đối với phương pháp tiêm này, khí ozone sẽ được trộn với ô-xy trước khi tiêm.

Tuy nhiên, hình thức tiêm ozone qua đường tĩnh mạch được áp dụng phổ biến hơn. Đó còn có một tên gọi khác là liệu pháp lọc máu ozone được thực hiện bằng phương pháp sục khí ozone vào máu.

Các bước thực hiện hình thức tiêm ozone qua đường tĩnh mạch

Bước 1: Thiết lập ven

Bước 2: Lấy 50ml máu, bơm khí ô-xy và ozone vào máu (93% ô-xy, 5% ozone). Lắc đều hỗn hợp máu và khí ozone.

Bước 3: Bơm máu đã lọc ngược vào cơ thể

Lặp lại bước 2 và 3 bốn lần, tới khi đạt được 200ml máu cho mỗi lần điều trị.

Hiệu quả & Tác dụng của liệu pháp lọc máu ozone

  • Làm sạch hệ thống mạch máu
  • Tiêu diệt vi trùng trong máu
  • Tăng tốc độ chữa lành của cơ thể

Tác dụng phụ của ozone

Liệu pháp ozone chưa áp dụng rộng rãi tại thời điểm này vì có quan điểm cho rằng ozone có số nguyên tử lẻ, không ổn định. Năm 2019, FDA cảnh báo về việc hít phải khí ozone có thể gây kích ứng phổi và tích tụ chất lỏng, khiến bạn khó thở. Ozone xâm nhập vào mũi, miệng hoặc mắt sẽ gây bỏng và các triệu chứng như buồn nôn hoặc đau đầu. Nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng về hô hấp.

Quy trình truyền ozone vào máu, nếu không an toàn, có thể gây cục máu đông, dẫn đến nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong. Bạn cũng có thể gặp phản ứng Herxheimer, khiến cơ thể có các triệu chứng như cảm cúm khó chịu trong thời gian ngắn.

Tại Việt Nam, bạn có thể đến FClinic để tìm hiểu thêm về liệu pháp này.

FClinic

TP. HCM
Tầng M, tòa nhà Golden King
15 Nguyễn Lương Bằng, 
Tân Phú, Quận 7

HÀ NỘI
Tầng 1, Toà nhà CT2A, khu Đô thị mới Nghĩa Đô
phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm

Điện thoại: 090 124 7788
Hotline: 1900 63 67 16
E-mail: Customerservice@f-vip.com

>>> Xem Thêm: TRẺ HÓA DA KHÔNG XÂM LẤN VỚI LIỆU PHÁP CUNG CẤP ÔXY CHO DA MẶT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm