KHI FAST FASHION MUỐN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: LIỆU ZARA CÓ THỂ “XANH” 100%?

Công ty mẹ của Zara, tập đoàn bán lẻ Inditex, vừa tuyên bố sẽ theo đuổi con đường phát triển bền vững

"Xin hãy tái chế"

“Xin hãy tái chế”

Thương hiệu thời trang Zara đang cố gắng bắt kịp trào lưu sống xanh. Đến năm 2025, thương hiệu sẽ phải đạt mức phát triển bền vững 100% ở tất cả hạng mục. Đây là tuyên bố mới nhất từ Inditex, công ty mẹ của Zara. Các mục tiêu phát triển bền vững này sẽ được áp dụng cho tất cả các thương hiệu khác của Inditex: gồm Zara Home, Pull & Bear, và Massimo Dutti.

“100% các loại chất liệu chúng tôi sử dụng sẽ đến từ nguồn phát triển bền vững,” CEO và chủ tịch Inditex, ông Pablo Isla, phát biểu.

Những thay đổi của Zara và Inditex

Đầu tiên, toàn bộ các mẫu thiết kế sẽ sử dụng 100% cotton và linen (lanh) hữu cơ; polyester tái chế thay vì polyester mới; và chất liệu viscose khai thác từ nguồn gỗ mọc nhanh.

Sau đó, các cửa hàng Zara sẽ được trang bị với nguồn điện xanh. Cũng như tối ưu hóa việc sử dụng điện, không lãng phí năng lượng.

Ngoài ra, các cửa hàng Zara cũng sẽ được trang bị với những thùng tái chế quần áo. Khách hàng có thể quyên góp các sản phẩm thời trang cũ tại đây. Zara sẽ thu thập dòng sản phẩm cũ và tái sử dụng chất liệu cho các thiết kế mới.

Chiếc thùng quyên góp thời trang cũ trong các cửa hàng Zara

Chiếc thùng quyên góp thời trang cũ trong các cửa hàng Zara

>>> Xem thêm: THẾ NÀO LÀ CHẤT LIỆU VẢI XANH?

Liệu Zara có thật sự sẽ trở nên xanh, sạch 100%?

Những mục tiêu của Zara đáng được khích lệ. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là thương hiệu sẽ vĩnh viễn không thể được xem là thời trang bền vững…trừ phi nó thay đổi mô hình kinh doanh thời trang nhanh (fast fashion).

Trung bình, Zara cho ra mắt 500 mẫu thiết kế/tuần – 20,000 mẫu/năm. Mô hình kinh doanh của các hãng thời trang nhanh nói chung, và Zara nói riêng, chỉ tồn tại dựa vào sức mua liên tục của giới tiêu dùng. Vì vậy, cho dù hãng có mong muốn sử dụng chất liệu xanh hay tái chế, thì lượng quần áo bán ra (và sau đó bị phí hoài) cũng khiến cho những mục tiêu này trở nên vô nghĩa.

Zara đã ra mắt các bộ sưu tập như Join Life và Premium. Với chất lượng cao cấp hơn và thiết kế vượt thời gian hơn. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của hãng vẫn phụ thuộc vào dòng fast fashion giá rẻ.

Zara đã ra mắt các bộ sưu tập như Join Life và Premium. Với chất lượng cao cấp hơn và thiết kế vượt thời gian hơn. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của hãng vẫn phụ thuộc vào dòng fast fashion giá rẻ.

Tuy nhiên, chắc chắn Zara vẫn nên theo đuổi các mục tiêu đã đề ra.

Bất cứ thay đổi nào để giúp giảm tải cho thiên nhiên cũng nên được khích lệ. Việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi tái sử dụng chất liệu là một hướng đi tốt. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng thế hệ trẻ – millenials và Gen-Z – rất quan tâm đến bảo vệ môi trường. Vì vậy, các thương hiệu bắt buộc phải đi theo trào lưu này, nếu họ muốn tiếp tục kinh doanh. Cho dù mô hình kinh doanh của họ có thật sự tốt cho môi trường hay không.

Theo CNN, TheKit
Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm