Đường phèn kỵ gì? 5 lợi ích và tác hại của đường phèn

Đường phèn là gia vị phổ biến, được dùng nhiều trong ẩm thực. Nhưng bạn đã biết đường phèn kỵ gì?

Nhiều người dùng đường phèn thay cho đường cát để tăng vị ngọt thanh cho món ăn. Nguyên liệu này cũng đem đến một số công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đường phèn kỵ gì để có cách chế biến hợp lý.

Đường phèn là gì? Thành phần dinh dưỡng của đường phèn

Đường phèn kỵ gì? 5 lợi ích và tác hại của đường phèn

Đường phèn (tên khoa học: Saccharose) có công thức hóa học là C12H22O11. Đường phèn có nguồn gốc từ mía, đường thốt nốt, lúa miến ngọt hoặc củ cải đường. Đường phèn khi nấu lên sẽ có vị ngọt thanh dễ chịu.

Trong mỗi thìa đường phèn (khoảng 4g) chứa 25 calo gồm:

• Chất đạm: 0 gram
• Chất béo: 0 gram
• Carbohydrate: 6,5 gam
• Chất xơ: 0 gram
• Đường: 6,5 gam

Đường phèn kỵ gì và được điều chế bằng cách nào? Thông thường, quy trình điều chế đường phèn trải qua các bước sau:

Bước 1: Bạn pha loãng đường trắng với lượng nước nhất định. Thêm trứng gà và vôi vào hỗn hợp để vị ngọt dịu hơn. Tiếp theo, bạn lọc tạp chất và thêm hương vị vào hỗn hợp.

Bước 2: Bạn đun hỗn hợp ở lửa nhỏ đến khi gần cạn thì thêm nước vào và tiếp tục đun. Khi đường chín, bạn đổ đường vào thùng có vỉ tre bên trong.

Bước 3: Khoảng 10-12 ngày sau, đường phèn sẽ kết tinh lại thành những khối đặc như bạn vẫn thấy.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Công dụng của đường phèn

Công dụng của đường phèn

1. Công dụng trong nấu ăn

Thay vì chọn đường trắng ngọt sắc, bạn có thể chọn đường phèn cho các món ăn để mang lại vị ngọt thanh và dịu. Đường phèn cũng dùng nhiều trong nấu chè, các món chưng (như yến chưng) hoặc làm nước hoa quả.

2. Tác dụng với sức khỏe

Nếu dùng đường phèn đúng cách và biết đường phèn kỵ gì, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ loại gia vị này. Sau đây là một vài tác dụng của đường phèn với sức khỏe:

• Đường phèn giúp điều trị cảm lạnh và bệnh ho thông thường. Đối với mức độ ho và cảm lạnh nhẹ, bạn có thể dùng đường phèn để cải thiện tình trạng bệnh. Đường phèn chưng cùng vỏ quýt giúp trị ho khan. Đường phèn chưng cùng cánh hoa hồng bạch trị được ho do thời tiết.

• Dùng một ít đường phèn hoặc món ăn được chế biến bằng đường phèn sau bữa ăn sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, đường phèn còn có tác dụng thanh nhiệt và giúp hơi thở thơm mát.

• Đường phèn giúp tăng năng lượng cho cơ thể dưới dạng glucose. Nhờ vậy, bạn sẽ tỉnh táo suốt ngày dài. Thêm vào đó, phụ nữ mãn kinh dùng đường phèn sẽ cải thiện tình trạng lo âu, buồn bã và giúp tinh thần vui vẻ hơn.

• Đường phèn giúp giảm stress hiệu quả.

• Đường phèn nấu cùng nhân sâm và hạt sen là món ăn bồi bổ khí huyết, tốt cho tim mạch.

• Rễ cây đậu bắp chưng với đường phèn giúp bổ thận sinh tinh, cải thiện khả năng tình dục cho các đấng mày râu.

• Đường phèn nấu nước cùng hoa cúc khô rất tốt cho người bị cao huyết áp.

• Chè đường phèn bí đao giúp hạ sốt nhanh và giải nhiệt ngày hè.

Đường phèn kỵ gì?

Đường phèn kỵ gì?

Đường phèn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn cần tìm hiểu đường phèn kỵ với gì để tránh khi chế biến.

1. Đường phèn kỵ gì? Kỵ dùng nhiều trong thời gian dài

Nếu dùng đường phèn trong thời gian dài, bạn dễ có nguy cơ mắc các bệnh như: béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên dùng tối đa 25g đường mỗi ngày, kể cả đường phèn.

2. Đường phèn kỵ với gì? Người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn

Đường phèn kỵ gì là câu hỏi nhiều người quan tâm. Người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng đường phèn.

>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Tác hại của đường phèn

Tác hại của đường phèn

Bên cạnh tìm hiểu đường phèn kỵ gì, bạn cũng có thể tham khảo thêm những tác hại của nguyên liệu này. Cụ thể như sau:

1. Đường phèn kỵ gì? Có thể gây béo phì

Ăn quá nhiều đường phèn khiến bạn dễ tăng cân. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra bệnh béo phì.

2. Gây tiểu đường và các bệnh tim mạch

Bạn sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn nhiều đường phèn. Bên cạnh đó, bạn còn phải đối mặt với các vấn đề về tim mạch nếu ăn thường xuyên món ăn nhiều đường. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn vừa phải để bảo vệ sức khỏe.

3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng

Đường phèn không trực tiếp gây hại đến răng miệng. Tuy nhiên, nếu bạn không đánh răng sạch sẽ sau khi ăn ngọt, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công. Nếu để lâu, bạn sẽ bị sâu răng, mòn men răng, viêm nướu. Vì vậy, sau khi ăn món chứa nhiều đường, bạn nhớ vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhé.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Những lưu ý khi dùng đường phèn

đường phèn và đường thốt nốt loại nào tốt hơn

• Đường phèn có thể gây kích ứng hoặc khô da. Bạn nên rửa sạch vùng da tiếp xúc với đường phèn bằng nước sạch.

• Bạn nên bảo quản đường phèn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và các chất gây nổ.

• Chỉ sử dụng đường phèn khi cần thiết, không sử dụng quá nhiều.

>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE

Một số món ngon với đường phèn

Khi biết đường phèn kỵ gì, bạn có thể yên tâm kết hợp đường phèn với các nguyên liệu phù hợp. Dưới đây là một số món ăn ngon với đường phèn.

1. Tổ yến chưng đường phèn

Tổ yến chưng

Chuẩn bị: Tổ yến chưa qua sơ chế, đường phèn.

Cách làm:

• Bạn ngâm tổ yến với nước lạnh tầm 1 giờ, sau đó nhặt lông yến sạch sẽ.

• Bạn cho yến, đường phèn, vài lát gừng vào thố rồi đổ nước sấp mặt. Chưng tổ yến trong khoảng 25 – 30 phút. Để tăng hương vị cho món ăn, bạn có thể chưng yến với hạt sen, táo đỏ, hạt chia.

• Tổ yến chưng đường phèn là món ăn bổ dưỡng, phù hợp cho cả người già và trẻ nhỏ.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

2. Nha đam đường phèn lá dứa

Nha đam lá dứa

Chuẩn bị: Nha đam tươi, đường phèn, lá dứa.

Cách làm:

• Bạn rửa sạch nha đam và gọt phần vỏ xanh bên ngoài. Sau đó, bạn cắt phần thịt bên trong thành hạt lựu.

• Tiếp theo, bạn chần sơ phần thịt nha đam qua nước sôi rồi bỏ vào một thau nước đá để giữ độ giòn.

• Bạn nấu sôi hỗn hợp nước, đường phèn cùng lá dứa cho đến khi đường tan hết. Sau cùng, bạn cho nha đam vào nấu trên lửa sôi lăn tăn khoảng 1 phút rồi tắt bếp.

• Bạn bảo quản nước nha đam đường phèn lá dứa trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong vòng 1 tuần.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

3. Trà hoa cúc đường phèn

Trà hoa cúc

Chuẩn bị: Hoa cúc khô, đường phèn

Cách làm:

• Bạn cho một ít hoa cúc khô và vài viên đường phèn vào ly nước nóng rồi đậy nắp lại. Ủ trà trong khoảng 15 phút cho đến khi hoa cúc nở bung và đường tan hết. Bạn lưu ý chỉ nên dùng đường phèn viên nhỏ để dễ tan nhé.

Trà hoa cúc đường phèn mang lại một số công dụng như trị mất ngủ, giải nhiệt, giảm đau bụng kinh, giảm căng thẳng.

Harper’s Bazaar Vietnam trên đã chia sẻ thông tin về đường phèn kỵ gì và những lưu ý khi sử dụng loại gia vị này. Sử dụng đường phèn đúng cách, đúng liều lượng sẽ mang lại tác dụng cho sức khỏe. Hãy là người nội trợ sáng suốt bạn nhé!

>>> Đọc thêm: THỊT VỊT KỴ GÌ VÀ HỢP GÌ? AI KHÔNG NÊN ĂN THỊT VỊT ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm