Cật heo kỵ với gì? Ăn cật heo có bổ thận không?

Dân gian có câu “Ăn gì bổ nấy”. Vậy ăn cật (thận) heo có bổ cật không? Cật heo kỵ với gì?

Cật heo (hay còn gọi là thận heo) là cơ quan nội tạng trong hệ tiết niệu của heo. Cật heo có vị mặn, tính bình, chứa nhiều đạm và chất béo. Nhiều người quan niệm rằng, ăn nhiều cật heo sẽ giúp thận khỏe mạnh. Liệu suy nghĩ này có đúng không? Khi ăn cật heo hay nội tạng heo nói chung, bạn cần lưu ý điều gì? Cật heo kỵ với gì không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này nhé.

Thành phần dinh dưỡng của cật heo

Thành phần dinh dưỡng của cật heo

Theo Đông y, thận heo có công dụng bổ thận, tráng dương. Để biết cật heo kỵ với gì, bạn có thể tham khảo về thành phần dinh dưỡng trong cật heo.

100 gam thận heo cung cấp khoảng 95 – 100 calo với các nhóm chất cơ bản như:

• Cholesterol: 319mg
• Chất đạm: 16.5gr
• Vitamin A: 4% DV (Giá trị dinh dưỡng hằng ngày)
• Vitamin C: 22% DV
• Vitamin B1: 23% DV
• Vitamin B2: 100%DV
• Vitamin B3: 41% DV
• Vitamin B6: 22% DV
• Vitamin B12: 142% DV

Ngoài ra, cật heo còn chứa một số khoáng chất như natri, kali, photpho, magie, kẽm, sắt.

>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp

Ăn cật heo có bổ thận?

Cật heo kỵ với gì và có phải ăn cật heo sẽ tốt cho thận không? Một kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian đó là “Ăn gì bổ nấy”. Theo quan niệm này, nhiều người cho rằng, ăn cật heo nhiều sẽ giúp bổ thận. Đặc biệt, những người đang bị bệnh thận thường muốn ăn thật nhiều cật heo để chữa bệnh. Theo các bác sĩ, quan niệm này chưa đúng. Thậm chí, việc ăn quá nhiều cật heo còn khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Theo Đông y, cật heo có công dụng bổ thận, nhưng chỉ trong trường hợp bạn không mắc các bệnh về thận. Thêm một điều kiện nữa, là bạn cần ăn cật heo với lượng vừa đủ, không lạm dụng ăn quá nhiều. Cật heo chứa nhiều chất đạm, chất béo và vitamin. Khi ăn đúng cách, cật heo giúp cải thiện chứng đau lưng, sinh lý yếu.

Ngược lại, nếu đang bị suy thận, việc bổ sung quá nhiều cật heo sẽ khiến bệnh thêm nặng. Người bị hư thận, suy thận thường có lượng cholesterol cao. Trong khi đó, cật heo là thực phẩm cung cấp dồi dào cholesterol. Vì vậy, quan niệm ăn gì bổ nấy trong trường hợp này sẽ là lợi bất cập hại.

>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn

Cật heo kỵ với gì?

Cật heo kỵ với gì

Thận heo là một trong những cơ quan nội tạng của động vật, được xem là món ăn ngon và bổ. Một số bộ phận khác tương tự như tim, gan, thận, dạ dày, tràng, óc. Điểm chung của các nội tạng động vật thường là chứa nhiều đạm và cholesterol. Nhiều người xem đây là các món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai ăn cũng đều bổ. Vậy cật heo kỵ với gì? Những nhóm người sau được khuyến cáo không nên ăn nội tạng động vật, bao gồm cả cật heo.

• Người cao tuổi

• Người thừa cân

• Người mắc các bệnh mỡ máu, cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút

• Người bị rối loạn lipid máu, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, cholesterol máu cao

• Người mắc bệnh về thận hư như thận hư nhiễm mỡ

>>> Đọc thêm: Bình bát kỵ gì? Cách dùng bình bát an toàn cho sức khỏe

Cách chọn mua cật heo ngon

Cách chọn mua cật heo ngon

Ngoài tìm hiểu cật heo kỵ với gì, bạn có thể tham khảo cách chọn mua cật heo tươi ngon. Dưới đây là một số mẹo hữu ích dành cho bạn:

1. Về màu sắc

Bạn nên chọn những quả cật đều màu và có màu sáng, đỏ tươi hoặc màu hồng ngả tím. Không chọn cật có màu đỏ bầm hay có vết lốm đốm.

Bề mặt cật nên nhẵn, bóng, mềm mại. Tránh mua thận có bề mặt sần sùi.

2. Về độ đàn hồi

Cật tươi khi ấn nhẹ sẽ có đồ đàn hồi nhất định. Nếu cật không đàn hồi, bề mặt có vết lõm và mềm nhũn thì bạn không nên mua. Đó là quả thận đã để lâu hoặc cật từ những con heo bị bệnh.

3. Về mùi hương

Quả thận tươi thường có mùi nhẹ, không quá nồng. Quả cật ôi thiu thường có mùi tanh nồng hoặc mùi lạ của hóa chất bảo quản.

>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết

Cách sơ chế cật heo

Cách sơ chế cật heo

Cật heo kỵ với gì và làm thế nào để sơ chế cật heo không bị tanh, hôi? Cật heo và các bộ phận nội tạng động vật thường có mùi tanh nhẹ. Để loại bỏ mùi này, bạn có thể tham khảo 3 cách sơ chế sau:

1. Dùng giấm

Bạn rửa sạch cật heo, sau đó cắt ra làm đôi. Lọc bỏ toàn bộ các gân máu và phần màu trắng bên trong cật (đây là phần làm hôi cật). Tiếp đó, bạn cho cật vào bóp với giấm. Sau khoảng 5 phút, bạn rửa lại cật dưới vòi nước đang chảy. Lúc này, thận sẽ không còn mùi tanh nữa.

2. Dùng muối

Tương tự như giấm ăn, muối cũng có tác dụng làm sạch các bộ phận nội tạng động vật. Sau khi rửa cật, cắt đôi, bỏ gân máu và phần hôi màu trắng, bạn dùng muối để khử mùi. Bạn thoa muối ăn lên đều khắp miếng thận, dùng tay chà xát nhẹ nhàng. Sau khoảng 2 – 3 phút, bạn rửa cật sạch với nước. Nếu thận vẫn còn mùi, bạn tiếp tục chà với muối thêm 1 – 2 lần nữa.

3. Dùng rượu trắng

Rượu là một trong những nguyên liệu giúp loại bỏ mùi hôi của thực phẩm. Sau khi làm sạch quả cật, bạn dùng rượu trắng xoa đều lên cật. Bạn có thể ngâm quả thận trong rượu khoảng 1 – 2 phút để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi. Sau khi ngâm, bạn rửa cật lại thật sạch với nước là được.

>>> Đọc thêm: Cà tím kỵ gì? 7 lợi ích và 6 thứ kỵ cần tránh

Cật heo kỵ với gì và những lưu ý khi ăn

Cật heo kỵ với gì và những lưu ý khi ăn

Cật heo hay nội tạng động vật là những món tuy bổ nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể tham khảo các lưu ý sau:

1. Chỉ ăn món ăn đã nấu chín

Cật heo hay các bộ phận nội tạng khác đều được khuyến cáo là chỉ ăn khi đã nấu chín. Bạn tuyệt đối không ăn cật heo còn sống hoặc chín tái. Nội tạng động vật thường chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán. Đặc biệt là vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

2. Cật heo kỵ với gì? Không nên ăn quá nhiều

Mặc dù chứa nhiều đạm và các chất dinh dưỡng nhưng nội tạng được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều. Việc ăn thường xuyên cật heo hay nội tạng sẽ làm tăng mỡ máu, tăng cholesterol, xơ vữa động mạch. Bạn chỉ nên ăn nội tạng 2 – 3 lần mỗi tuần. Liều lượng khuyến cáo cho người lớn là 50 – 70 gam, trẻ em là 30 – 50 gam mỗi bữa.

3. Cật heo kỵ với gì? Hạn chế ăn nội tạng bên ngoài

Nội tạng động vật là thực phẩm cần được sơ chế cẩn thận trước khi nấu. Nếu ăn món chế biến bên ngoài, bạn khó kiểm soát được quy trình. Nhiều cơ sở dùng hóa chất để tẩy rửa, khiến nội tạng hôi thối trở nên trắng trẻo, sạch sẽ. Tốt nhất, bạn nên mua nguyên liệu tươi và tự chế biến tại nhà.

4. Chế biến đúng cách

Mặc dù chưa có khuyến cáo khoa học về cật heo kỵ với gì, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu cách chế biến hợp lý. Để loại bỏ mùi hôi của nội tạng, bạn có thể dùng giấm, muối hoặc rượu trong lúc sơ chế. Đặc biệt, bạn cần lưu ý để riêng thức ăn sống và chín. Cách làm này sẽ hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn chéo.

5. Không để qua đêm

Nội tạng để qua đêm rất dễ ôi thiu, vi khuẩn tấn công. Tốt nhất, bạn nên cân đối lượng thức ăn chế biến và ăn hết trong một lần nấu.

Cật heo có vị béo, cung cấp nhiều đạm và chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu dùng đúng cách, thận heo có thể đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Hy vọng các thông tin về cật (thận) heo kỵ với gì chia sẻ trong bài sẽ hữu ích với bạn.

>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm